Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
164
Kích thước
30.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1551

Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DIỆP NGỌC DINH

XÁC LẬP QUYỀN VỀ

LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

XÁC LẬP QUYỀN VỀ

LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Định hƣớng nghiên cứu

Mã số CN: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Xuân Quang

Học viên : Diệp Ngọc Dinh

Lớp : 19CHDS_K32_NC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản

liền kề theo pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản

thân tôi thực hiện. Những tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận văn bảo đảm tính

khách quan, chính xác. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công

bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Tác giả

Diệp Ngọc Dinh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BĐS Bất động sản

BĐSLK Bất động sản liền kề

BLDS Bộ luật Dân sự

QSDĐ Quyền sử dụng đất

QVLĐQ Quyền về lối đi qua

QVLĐQ BĐSLK Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

TAND Tòa án nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN

VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ.....................................................10

1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất

động sản liền kề ....................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề ........10

1.1.2. Đặc điểm của căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề ..12

1.1.3. Ý nghĩa của căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề......14

1.2. Các căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề ....................16

1.2.1. Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo ý chí của chủ thể.16

1.2.2. Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định của luật17

1.3. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật

một số quốc gia.....................................................................................................20

1.3.1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo ý chí của

chủ thể trong pháp luật một số quốc gia............................................................21

1.3.2. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định

của pháp luật trong pháp luật một số quốc gia..................................................23

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................25

CHƢƠNG 2. XÁC LẬP QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN

KỀ THEO Ý CHÍ CỦA CHỦ THỂ.......................................................................26

2.1. Các căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo ý chí của

chủ thể...................................................................................................................26

2.1.1. Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo thoả thuận...........26

2.1.2. Xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo di chúc ................27

2.2. Điều kiện xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo ý chí của

chủ thể...................................................................................................................28

2.2.1. Điều kiện về hình thức thể hiện ý chí xác lập quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề ...........................................................................................................29

2.2.2. Tính hợp pháp của việc xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

theo ý chí của chủ thể .........................................................................................29

2.2.3. Bất cập và kiến nghị về điều kiện xác lập quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề theo ý chí của chủ thể.......................................................................32

2.3. Hệ quả của việc xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo ý

chí của chủ thể......................................................................................................36

2.3.1. Phát sinh quyền về lối đi qua bất động sản liền kề ..................................36

2.3.2. Chuyển giao quyền về lối đi qua bất động sản liền kề cùng với sự chuyển

giao bất động sản ...............................................................................................37

2.3.3. Chấm dứt quyền về lối đi qua bất động sản liền kề .................................39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................41

CHƢƠNG 3. XÁC LẬP QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN

KỀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT .........................................................42

3.1. Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định

của pháp luật........................................................................................................42

3.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền về lối đi qua

bất động sản liền kề............................................................................................42

3.1.2. Bất cập và kiến nghị về căn cứ xác lập quyền về lối đi qua bất động sản

liền kề theo quy định của luật.............................................................................44

3.2. Điều kiện xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định

của pháp luật........................................................................................................53

3.2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về điều kiện xác lập quyền về lối đi

qua bất động sản liền kề.....................................................................................53

3.2.2. Bất cập và kiến nghị về điều kiện xác lập quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề theo quy định của pháp luật.............................................................56

3.3. Hệ quả của việc xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy

định của pháp luật ...............................................................................................62

3.3.1. Pháp luật can thiệp vào sự tự do thỏa thuận của chủ thể khi xác lập

quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật ..............62

3.3.2. Bất cập và kiến nghị về hệ quả của xác lập quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề theo quy định của pháp luật.............................................................64

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................73

KẾT LUẬN..............................................................................................................74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền sở hữu là một chế định quan trọng của pháp luật dân sự được ghi nhận

trong các bản Hiến pháp cũng như các Bộ luật Dân sự từ trước đến nay. Theo đó,

chủ sở hữu được thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và được pháp

luật bảo vệ khi bị xâm phạm quyền sở hữu. Quyền sở hữu là một quyền năng tuyệt

đối của chủ sở hữu. Mặc dù vậy, để tổng hoà lợi ích của các chủ thể trong xã hội,

chủ sở hữu ngoài có quyền sở hữu đối với tài sản của mình còn có thể phải dành

cho chủ thể khác không phải là chủ sở hữu một số quyền như với tư cách một chủ

sở hữu khai thác bất động sản của mình nhằm phục vụ lợi ích của chủ thể đó. Bộ

luật Dân sự ghi nhận đó là quyền khác đối với tài sản, được quy định thành một chế

định riêng, trong đó chủ thể không phải là chủ sở hữu tài sản có một số quyền nhất

định nhằm khai thác, sử dụng bất động sản không thuộc quyền sở hữu của mình một

cách hợp lý, tránh gây phiền hà nhất đến quyền sở hữu của chủ sở hữu.

Quyền đối với bất động sản liền kề là một chế định pháp luật được ghi nhận từ

rất sớm, ngay từ thời La Mã cổ đại và đây có thể hiểu đó là quyền khác đối với bất

động sản (iura in re aliena) và đã có những bước tiến dài về việc áp dụng trong thực

tiễn1

. Việc quy định quyền khác đối với tài sản thành một chế định riêng biệt là một

điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự năm 2015, bởi lẽ trước đây, quyền khác đối với tài

sản chỉ được ghi nhận một cách tản mạn trong các văn bản quy phạm pháp luật chứ

chưa được ghi nhận một cách chính thức thành một chế định riêng trong Bộ luật Dân

sự. Nội dung của quyền khác đối với tài sản gồm các quyền: quyền đối với bất động

sản liền kề, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng. Trong đó, quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề trong nội dung quyền đối với bất động sản liền kề là một trong những

quyền năng quan trọng và thường gặp trên thực tế, cho phép chủ thể có bất động sản

bị vây bọc bởi các bất động sản xung quanh được quyền có lối đi thuận tiện và hợp lý

để khai thác bất động sản một cách hiệu quả, vì một khi không quy định quyền về lối

đi qua thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc dường như không thể khai thác công

dụng, lợi ích như những gì mà các chủ thể này mong đợi. So với quyền hưởng dụng

là một quyền mới được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền về lối đi

qua bất động sản liền kề đã được quy định ở một mức độ nhất định từ Bộ Dân luật

1 Đoàn Thị Ngọc Hải (2018), “Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật dân sự”,

[https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/806], truy cập ngày 28/01/2021.

2

Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ, Bộ Dân luật giản yếu ở Nam Kỳ. Trải qua nhiều thời

kỳ, quy định của pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề đã có nhiều

điểm mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển

ngày càng nhanh chóng của kinh tế - xã hội kéo theo những tranh chấp dân sự phát

sinh ngày càng nhiều, nhà làm luật chưa dự liệu được hết những vấn đề có thể xảy ra

nên quy định về vấn đề xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề vẫn còn

nhiều vướng mắc, bất cập khi áp dụng trên thực tiễn. Xuất phát từ những quy định

chưa rõ của pháp luật dẫn đến việc không thống nhất trong cách hiểu, vận dụng trên

thực tế, dẫn đến việc Toà án giải quyết các vụ án chưa đảm bảo tính khách quan, làm

cho án bị huỷ, sửa nhiều và tranh chấp kéo dài.

Những tranh chấp về quyền về lối đi qua xảy ra ngày càng nhiều và có tính

chất phức tạp. Việc nghiên cứu một cách tổng thể, chuyên sâu về xác lập quyền về lối

đi qua bất động sản liền kề là một vấn đề cần thiết. Nghiên cứu vấn đề này sẽ hiểu

được những quy định của pháp luật thực định, những điểm phù hợp, tiến bộ cũng như

những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật. Từ đó đề ra những kiến nghị, giải

pháp phù hợp, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật của một số nước trên thế

giới nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật Việt Nam, làm cho pháp luật trở

thành một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung cũng như các

vấn đề về xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề nói riêng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Xác lập quyền về lối

đi qua bất động sản liền kề theo pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài luận văn

thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những vấn đề thuộc

phạm vi nghiên cứu của nhiều tác giả, được thể hiện trong nhiều nguồn tài liệu

khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo, tạp chí,… Đây là nguồn tài

liệu phong phú góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về đề tài

nghiên cứu.

A. Công trình nghiên cứu trong nước

Sách chuyên khảo, giáo trình:

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật

về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt

3

Nam: Giáo trình đã đề cập sơ lược đến quyền về lối đi qua là một trong những nội

dung của quyền đối với bất động sản liền kề bên cạnh những quyền khác như quyền

về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề, quyền về tưới nước, tiêu nước trong

canh tác, quyền về mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác.

Do đó, giáo trình chưa phân tích cụ thể, toàn diện về các vấn đề pháp lý của quyền

về lối đi qua cũng như chưa có liên hệ thực tiễn để chỉ ra được những bất cập, hạn

chế của quy định pháp luật hiện hành. Tuy vậy, những nội dung trong giáo trình đề

cập đến là nguồn tư liệu về mặt lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu thêm về vấn

đề xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

Nguyễn Ngọc Điện (1999), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt

Nam, Nhà xuất bản Trẻ: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một phần

nội dung nghiên cứu trong toàn bộ đề tài. Với phạm vi nghiên cứu rộng bao gồm

nhiều vấn đề trong phạm vi chế định tài sản nên quyền về lối đi qua bất động sản

liền kề chỉ được đề cập chung trong hệ thống quyền sử dụng hạn chế bất động sản

liền kề; mặt khác, tài liệu nghiên cứu dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự

1995 hiện đã hết hiệu lực thi hành.

Phạm Công Lạc (2006), Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, Nhà

xuất bản Tư pháp: Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về quyền đối với

bất động sản liền kề, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm tất cả các quyền

liên quan đến quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, quyền về lối đi qua bất

động sản liền kề chỉ là một phần trong công trình nghiên cứu, chưa đi sâu phân tích

cũng như chỉ ra được những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật.

Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự

năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Công an

nhân dân: Trong sách bình luận này, tác giả giải thích các quy định của pháp luật

hiện hành và đưa ra ví dụ cụ thể cho mỗi căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản

liền kề. Tuy nhiên, nội dung các căn cứ xác lập quyền chỉ dừng lại ở mức độ bình

luận và đưa ra ví dụ trong phạm vi của sách bình luận nên chưa thể đề cập đến

những bất cập của việc xác lập quyền.

Đỗ Văn Đại (Chủ biên) (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ

luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam: Sách bình

luận nêu những điểm tiến bộ, khác biệt giữa các Bộ luật Dân sự từ trước đến nay và

đưa ra quan điểm, đánh giá về những khác biệt đó. Thông qua cách so sánh sự khác

4

nhau về quy định căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề, giúp đọc giả

phần nào nắm được sự khác biệt trong tư duy lập pháp. Nội dung căn cứ xác lập

quyền về lối đi qua chỉ là một nội dung nhỏ trong toàn bộ tài liệu, cũng như cách

tiếp cận của tác giả theo hướng so sánh, đối chiếu hơn là phân tích.

Hoàng Thế Liên (Chủ biên) Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2013), Bình

luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội: Tài

liệu trình bày một cách cơ bản các căn cứ xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động

sản liền kề theo Bộ luật Dân sự năm 2005, trên cơ sở đó phân tích và đưa ra một số

bất cập của quy định pháp luật ở mức độ hạn chế. Thông qua đó giúp người đọc

hình dung và nắm bắt được những nội dung về căn cứ xác lập quyền sử dụng hạn

chế bất động sản liền kề nói chung, quyền về lối đi qua nói riêng.

Luận án, luận văn:

Nguyễn Thị Hường (2019), Quyền đối với bất động sản liền kề theo pháp luật

Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học

viện Khoa học xã hội: Luận án nghiên cứu một cách tổng quan về nội dung quyền đối

với bất động sản liền kề, đi từ khái niệm, đặc điểm đến thực trạng quy định pháp luật

hiện hành và định hướng hoàn thiện. Tác giả không chỉ nghiên cứu bó hẹp trong phạm

vi Bộ luật Dân sự mà còn có sự liên kết với pháp luật về đất đai, tài nguyên, xây dựng...

Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là một trong những nội dung thuộc

phạm vi nghiên cứu của tác giả. Bên cạnh việc phân tích pháp luật thực định, tác giả

cũng đưa ra quan điểm về những bất cập của quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị

hoàn thiện nhưng định hướng còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể.

Mai Thị Mị (2014), Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, Luận văn thạc

sĩ, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn đã nghiên cứu một cách

tổng thể về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, trên cơ sở so sánh pháp luật

một số quốc gia cũng như tìm hiểu thực tiễn xét xử, từ đó chỉ ra một số vướng mắc,

bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu dựa trên

những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, hiện đã không còn hiệu lực thi hành;

bên cạnh đó, do đề tài nghiên cứu tổng quan về căn cứ phát sinh, nội dung thực hiện

quyền, căn cứ chấm dứt nên chưa đề cập sâu đến vấn đề xác lập quyền về lối đi qua

bất động sản liền kề. Tuy vậy, những vấn đề chung (khái niệm, căn cứ xác lập,

chấm dứt quyền về lối đi) được trình bày trong luận văn là cơ sở nền tảng đề tác giả

tiếp thu và phát triển thêm về đề tài đang nghiên cứu.

5

Lê Ngọc Hoàng Anh (2016), Nội dung của quyền sử dụng hạn chế bất động

sản liền kề theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với công trình nghiên cứu này, tác giả đã

nghiên cứu tập trung về các vấn đề thuộc phạm vi nội dung quyền đối với bất

động sản liền kề, phát hiện được những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về

vấn đề nghiên cứu và có những kiến nghị phù hợp. Tuy nhiên, đối tượng, phạm vi

nghiên cứu của đề tài khá rộng, đa dạng như: chủ thể, khách thể, nội dung, căn cứ

xác lập, căn cứ chấm dứt… Do đó, riêng về nội dung xác lập quyền thì công trình

chưa thật sự nghiên cứu sâu để đưa ra được những bất cập, kiến nghị hoàn thiện

quy định pháp luật về khía cạnh này.

Đặng Lê Phương Uyên (2020), Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản

liền kề theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn tập trung nghiên cứu về căn cứ xác lập

quyền đối với bất động sản liền kề nói chung bao gồm nghĩa vụ của chủ sở hữu

trong việc thoát nước mưa, thoát nước thải; quyền về cấp, thoát nước qua bất

động sản liền kề; quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác; quyền về lối đi;

mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác. Tác giả đã

trình bày những căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề trong pháp

luật Việt Nam từ trước khi có Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như trong pháp

luật một số quốc gia và phân tích các căn cứ xác lập quyền theo quy định của

pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những điều kiện cần thiết cho

việc xác lập quyền và phát hiện những bất cập, vướng mắc của pháp luật hiện

hành để có những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. Những nội dung mà

luận văn đã đề cập là tiền đề để tác giả nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về nội

dung xác lập quyền về lối đi qua.

Bài báo, tạp chí:

Lê Thu Hà (2008), “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”, Tạp chí Tòa

án nhân dân, số 5: Với nội dung nghiên cứu quyền về lối đi qua bất động sản liền

kề, bài báo đã nêu được những vấn đề lý luận cơ bản của quyền về lối đi. Tuy

nhiên, những vấn đề tác giả nghiên cứu trong bài viết dựa trên quy định của Bộ

luật Dân sự năm 2005 đã hết hiệu lực thi hành; mặt khác, do giới hạn của một bài

báo tạp chí nên chưa nghiên cứu một cách tổng quan cũng như chưa đề cập những

bất cập khi vận dụng quy định pháp luật vào những vụ việc trên thực tế.

6

Nguyễn Thị Hường (2017), “Quyền đối với bất động sản liền kề trong Bộ

luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7: Bài viết đề cập đến quyền

về lối đi qua bên cạnh những quyền khác trong nội dung quyền đối với bất động sản

liền kề theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên vì giới hạn ở góc độ bài

viết và phạm vi nghiên cứu rộng nên chưa giải quyết hết được các vấn đề pháp lý

của quyền về lối đi qua. Bên cạnh đó, bài viết cũng chưa tìm hiểu việc vận dụng các

quy định pháp luật thực định vào thực tiễn xét xử nên chưa đưa ra được những kiến

nghị hoàn thiện quy định pháp luật.

Phạm Công Lạc (2001), “Quy chế về ranh giới các bất động sản liền kề”, Tạp

chí Nhà nước và pháp luật, số 163: Bài viết phần nào đề cập đến quyền về lối đi

qua bất động sản liền kề. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu chính của bài viết là về ranh

giới giữa các bất động sản liền kề nên nội dung xác lập quyền về lối đi qua bất động

sản liền kề chưa được phân tích sâu.

Phạm Công Lạc (2003), “Căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền sử dụng hạn

chế bất động sản liền kề”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 188: Bài viết này có

phạm vi nghiên cứu rộng, bao gồm các quyền trong nội dung quyền sử dụng hạn

chế bất động sản liền kề và chủ yếu đề cập đến căn cứ phát sinh và chấm dứt quyền

sử dụng hạn chế bất động sản liền kề. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề chỉ

được đề cập sơ lược, chưa được tác giả nghiên cứu một cách cụ thể.

Nguyễn Thanh Thư, Nguyễn Tấn Hoàng Hải (2017), “Mối liên hệ của quyền

về lối đi qua và các chế định khác theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và

Luật Đất đai năm 2013”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5: Bài viết tập trung phân

tích mối liên hệ giữa quyền về lối đi qua và các chế định khác, nêu ra một số bất

cập và kiến nghị hoàn thiện, tuy nhiên vì tính giới hạn của một bài viết tạp chí nên

chưa phân tích sâu, tổng thể vấn đề đang nghiên cứu.

B. Công trình nghiên cứu nước ngoài

Bài viết tạp chí:

A.N.Yiannopoulos (1982), “Creation of Servitudes by Prescription and

Destination of the Owner”, Louisiana Law Review, Vol. 43, No. 1: Nội dung bài

viết chủ yếu đề cập đến điều kiện xác lập địa dịch theo thời hiệu và có sự khác biệt

với việc xác lập các quyền dân sự khác theo thời hiệu. Công trình nghiên cứu này là

tài liệu tham khảo mà tác giả sử dụng để phân tích việc cần thiết quy định xác lập

quyền về lối đi theo thời hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam.

7

Magot Rau (1978), “Convenants Running with the Land: Viable Doctrine of

Common-Law Relic?”, Hofstra Law Review, Vol. 7: Trong phạm vi bài viết này,

tác giả đã nêu lên các điều kiện cần thiết để một thỏa thuận, giao dịch về quyền địa

dịch thật sự tạo ra vật quyền gắn liền với bất động sản, có hiệu lực với các chủ thể

khác và có thể được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao. Trong đó, có

một số điều kiện phù hợp mà Việt Nam có thể vận dụng trong quá trình hoàn thiện

pháp luật.

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên phần lớn đã nghiên cứu về vấn

đề quyền về lối đi qua bất động sản liền kề cũng như đưa ra những kiến nghị thông

qua việc đi sâu vào nghiên cứu các vụ việc dân sự liên quan trên thực tế. Tuy nhiên,

do các công trình trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tổng quan các vấn đề pháp lý

của quyền về lối đi qua bất động sản liền kề, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề xác

lập quyền về lối đi qua. Do đó, tác giả nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu

có cách nhìn tổng quan hơn để góp phần hoàn thiện quy định pháp luật liên quan

đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nước ngoài là tư liệu quan trọng để tham

khảo kinh nghiệm trong việc nghiên cứu vấn đề xác lập quyền về lối đi qua bất

động sản liền kề.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của tác giả trong đề tài là nghiên cứu một cách có hệ

thống các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về xác lập quyền về

lối đi qua bất động sản liền kề. Sau khi tìm hiểu những quy định của pháp luật thực

định, tác giả liên hệ với thực tiễn xét xử trong việc áp dụng những quy định này để

thấy được những bất cập, vướng mắc. Từ những bất cập của thực tiễn áp dụng pháp

luật, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với

pháp luật một số nước có quy định về vấn đề này nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm để

hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam. Để pháp luật được áp dụng thống nhất, bảo

đảm cho các chủ thể thực hiện quyền này hiệu quả hơn trên thực tế cũng như làm cơ

sở cho cơ quan có thẩm quyền tham khảo vào việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn

xét xử, những giải pháp hoàn thiện pháp luật cần có lộ trình thích hợp. Trước tiên

cần hướng dẫn trong sổ tay thẩm phán, sau đó khi có điều kiện sẽ sửa đổi, bổ sung

vào văn bản luật, đây là giải pháp hợp lý để những kiến nghị của tác giả có thể đi

vào thực tiễn một cách nhanh chóng.

8

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về xác lập

quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề lý luận cơ bản của quyền về lối đi qua (một số

khái niệm, căn cứ phát sinh, điều kiện, hệ quả…). Bên cạnh đó còn nghiên cứu một

số văn bản pháp luật có liên quan khác, văn bản pháp luật một số quốc gia (Pháp,

Nhật Bản, Thái Lan…) để thấy được những điểm tiến bộ của pháp luật thực định

cũng như những vấn đề bất cập cần phải hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng xuyên suốt các phương pháp:

phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp, đánh giá và phương pháp bình luận án.

Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương

1. Cụ thể:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, lý

giải nội dung các quy phạm pháp luật thực định nhằm hệ thống một cách khoa học

và hợp lý, cũng như pháp luật một số nước, đồng thời dự báo sự phát triển của các

quy định trong tương lai. Phương pháp này không chỉ được sử dụng chủ yếu ở

chương 1 mà còn được sử dụng xuyên suốt luận văn, giúp cho người đọc có cái

nhìn chi tiết, rõ ràng đối với từng vấn đề.

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích hỗ

trợ lẫn nhau nhằm tìm ra vấn đề chung, khái quát nhất của đề tài đang nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm ra những

điểm tiến bộ, hạn chế giữa các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với pháp

luật một số nước trên thế giới. Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho người đọc

có cái nhìn tổng quan, khái quát và rõ ràng về nội dung đang nghiên cứu, chỉ ra

những điểm tiến bộ và những điểm chưa phù hợp, chưa thống nhất, qua đó làm tiền

đề để đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về

xác lập quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.

Bên cạnh đó, phương pháp chứng minh, đánh giá và bình luận án được sử

dụng ở chương 2, chương 3, cụ thể:

- Phương pháp chứng minh nhằm đưa ra những chứng cứ chứng minh vấn đề

làm tăng thêm sức thuyết phục cho vấn đề đang nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!