Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
MAI HUY QUANG
XÁC LẬP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƢỚC NGOÀI
KINH DOANH NHÀ Ở
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Lƣu Quốc Thái
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở” là công trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự
hướng dẫn khoa học của Ts. Lưu Quốc Thái. Các nội dung, kết quả trình bày trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
trước đây.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 6 năm 2014
Tác giả
Mai Huy Quang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNCVĐTNN
2 Doanh nghiệp liên doanh DNLD
3 Giải phóng mặt bằng GPMB
4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ
5 Kinh doanh bất động sản KDBĐS
6 Kinh doanh nhà ở KDNƠ
7 Kinh tế - xã hội KT - XH
8 Luật Doanh nghiệp LDN
9 Luật Đất đai LĐĐ
10 Luật Kinh doanh bất động sản LKDBĐS
11 Luật Nhà ở LNƠ
12 Nhà đầu tư nước ngoài NĐTNN
13 Nhà xuất bản NXB
14 Pháp luật đất đai PLĐĐ
15 Quyền sử dụng đất QSDĐ
16 Sở Tài nguyên và Môi trường STNMT
17 Sử dụng đất SDĐ
18 Tổ chức, cá nhân nước ngoài TCCNNN
19 Tổ chức kinh tế TCKT
20 Ủy ban nhân dân UBND
21 Xây dựng nhà ở XDNƠ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................1
3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài......................3
3.1. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu .......................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu.............................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài................................................4
6. Bố cục luận văn......................................................................................................4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƢỚC NGOÀI KINH DOANH NHÀ Ở
.....................................................................................................................................5
1.1. Khái niệm xác lập quyền sử dụng đất..............................................................5
1.1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất............................................................................5
1.1.2. Xác lập quyền sử dụng đất................................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm .......................................................................................................8
1.1.2.2. Khái quát các hình thức xác lập quyền sử dụng đất......................................9
1.2. Khái quát các hình thức xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá
nhân nƣớc ngoài sử dụng đất kinh doanh nhà ở..................................................11
1.2.1. Khái niệm tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất kinh doanh nhà ở ........11
1.2.1.1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài.......................................................................11
1.2.1.2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất kinh doanh nhà ở......................13
1.2.2. Các hình thức xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
sử dụng đất kinh doanh nhà ở...................................................................................18
1.3. Khái quát quá trình phát triển pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối
với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh nhà ở tại Việt Nam ......................23
1.3.1. Giai đoạn trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực)......23
1.3.2. Giai đoạn từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 (ngày Luật Đất đai
2003 có hiệu lực).......................................................................................................27
1.3.3. Giai đoạn từ ngày 01/7/2004 đến nay.............................................................29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƢỚC NGOÀI KINH DOANH NHÀ Ở
VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN..................................................................................32
2.1. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá
nhân nƣớc ngoài kinh doanh nhà ở.......................................................................32
2.1.1. Thông qua hình thức do được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trực tiếp......32
2.1.1.1. Giao đất, cho thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không cần phải
giải phóng mặt bằng..................................................................................................35
2.1.1.2. Giao đất, cho thuê đất chưa được giải phóng mặt bằng .............................36
2.1.2. Thông qua hình thức đấu thầu dự án nhà ở hoặc đấu giá quyền sử dụng đất
để thực hiện dự án nhà ở...........................................................................................40
2.1.3. Thông qua hình thức nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của nhà đầu tư
trong nước .................................................................................................................51
2.1.4. Thông qua hình thức nhận chuyển nhượng dự án đầu tư kinh doanh nhà ở ..58
2.2. Hƣớng hoàn thiện các quy định pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối
với tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh nhà ở .............................................65
2.2.1. Các giải pháp mang tính định hướng .............................................................65
2.2.2. Các giải pháp cụ thể .......................................................................................71
2.2.2.1. Đối với trường hợp xác lập quyền sử dụng đất thông qua đấu thầu dự án
nhà ở hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án kinh doanh nhà ở .........71
2.2.2.2. Đối với trường hợp chủ dự án kinh doanh nhà ở xác lập quyền sử dụng đất
thông qua hình thức nhận chuyển quyền sử dụng đất...............................................72
2.2.2.3. Một số vấn đề khác có liên quan..................................................................77
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................78
KẾT LUẬN..............................................................................................................79
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“An cư lạc nghiệp” là vấn đề từ ngàn xưa ông cha chúng ta rất quan tâm.
Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng dân số ngày càng nhanh và quỹ đất dùng để tạo
lập nhà ở dần bị thu hẹp để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như hiện
nay thì nhu cầu nhà ở ngày càng trở nên bức thiết. Để giải quyết được nhu cầu về
nhà ở và ổn định đời sống xã hội, đầu tiên cần phải có đất đai và sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế vào hoạt động kinh doanh nhà ở.
Với chủ trương “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”1
, “hình thành và phát triển thị
trường bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
từng bước mở rộng thị trường bất động sản cho người Việt Nam ở nước ngoài và
người nước ngoài tham gia đầu tư”2
, Đảng và Nhà nước ta từng bước thu hút nguồn
lực đầu tư nước ngoài, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng
kinh tế, giải quyết nhu cầu về nhà ở, ổn định đời sống xã hội cho nhân dân.
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia hoạt động kinh doanh nhà ở
như các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành vẫn còn
nhiều bất cập, hạn chế, thiếu rõ ràng, chưa tạo ra sân chơi lành mạnh, bình đẳng
giữa các chủ thể sử dụng đất trong và ngoài nước, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh
nhà ở. Do vậy, việc nghiên cứu về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá
nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở là rất cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở, cũng như
những người đang có nhu cầu về nhà ở và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ yêu cầu nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: "Xác lập quyền
sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở" cho Luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế của mình để làm rõ
thực trạng, qua đó tìm ra được những khó khăn, thuận lợi để kiến nghị một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đất đai, phát huy hiệu quả trong việc
thu hút, mở rộng nguồn lực đầu tư nước ngoài trong hoạt động kinh doanh nhà ở.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tác giả nhận thức rằng quyền sử dụng
đất là một vấn đề phức tạp và gắn liền với đời sống con người. Trong giai đoạn thu
1 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 (Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng).
2
hút đầu tư như hiện nay, pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá
nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở có một vị trí đặc biệt trong hệ thống pháp luật
đất đai và được xem ngày càng tiến bộ. Nó đã được quy định trong nhiều văn bản
pháp luật khác nhau như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,
Luật Đầu tư, Bộ Luật Dân sự... Tuy nhiên, do còn khá nhiều hạn chế nên chưa bắt
kịp với sự phát triển sôi động khi đang có nhiều mối quan hệ mới phát sinh trong xã
hội. Vì vậy, các nhà làm luật, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, đóng
góp ý kiến sửa đổi, bổ sung và thay thế... để ngày càng hoàn thiện hơn.
Liên quan đến vấn đề này, trong thời gian qua cũng có nhiều tác giả đã quan
tâm, với nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, chẳng hạn như:
- Tài liệu hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” tại
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (ngày 17/5/2013).
- Tài liệu hội thảo “Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản -
Những hạn chế, bất cập và Giải pháp hoàn thiện” tại Trường Đại học Luật TP Hồ
Chí Minh (ngày 14/3/2014).
Các công trình này chủ yếu nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về những hạn
chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và đề
xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật, thu hút các nhà đầu tư, đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, người sử dụng đất để đầu tư và một số chủ thể khác có liên quan.
Cùng với các tài liệu hội thảo nêu trên, còn có nhiều bài viết trong các sách
chuyên khảo; trên các tạp chí, một số bài báo; các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,
khóa luận cử nhân cũng đã đề cập đến các vấn đề về giao đất; cho thuê đất; góp vốn
bằng quyền sử dụng đất; chế độ pháp lý của tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng
đất để thực hiện dự án đầu tư nói chung và kinh doanh nhà ở nói riêng; quyền lựa
chọn các hình thức sử dụng đất, tiếp cận quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư như:
- Sách chuyên khảo “Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất
đai” của Tiến sỹ Phạm Văn Võ, Khoa Luật Thương mại - Đại học Luật TP Hồ Chí
Minh - Nhà xuất bản Lao động (2012).
- Luận văn Cử nhân Luật học, chuyên ngành Luật Thương mại của tác giả
Nguyễn Thị Thu Thảo (2011), với đề tài Chế độ pháp lý đối với việc sử dụng đất
kinh doanh nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm mục đích chỉ ra thực trạng
pháp luật về việc sử dụng đất kinh doanh nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài và
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Huỳnh
Thị Ngọc Xuân (2011) nghiên cứu về Quyền tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà
đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án nhà ở thương mại với mục đích phân tích làm
3
rõ những quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên
quan đến quyền tiếp cận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại
của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Huỳnh
Thị Thùy Trang (2011), với đề tài Vấn đề đảm bảo công bằng trong quyền tiếp cận
quyền sử dụng đất của nhà đầu tư chỉ tìm hiểu những quy định về tiếp cận quyền sử
dụng đất của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đề xuất các giải pháp góp phần
đảm bảo công bằng trong tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế của tác giả Phan Thế
Vinh (2013), nghiên cứu về Pháp luật về tiếp cận quyền sử dụng đất đối với chủ thể
dự án kinh doanh nhà ở với mục đích làm rõ những vấn đề pháp lí về các hình thức
tiếp cận quyền sử dụng đất cho những dự án kinh doanh nhà ở và kiến nghị những
giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất
cho những dự án kinh doanh nhà ở tại nước ta hiện nay.
Mặc dù tất cả các công trình khoa học trên đã cho tác giả một cái nhìn khá
toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài và nhà đầu tư trong
việc sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
công trình, đề tài nào trực tiếp đi vào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống các quy
định pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
trong hoạt động kinh doanh nhà ở. Đồng thời, trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày
càng phát triển, kèm theo đó các quy định pháp luật cần phải thay đổi cho phù hợp
nên việc nghiên cứu đề tài "Xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân
nước ngoài kinh doanh nhà ở" để bổ sung, hoàn thiện các công trình nêu trên là
rất cần thiết và có ý nghĩa.
3. Mục đích, đối tƣợng và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức,
cá nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện
hành về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh
nhà ở. Qua đó, luận văn rút ra nguyên nhân tồn tại, yếu kém để đề ra các giải pháp
khắc phục và hoàn thiện pháp luật nhằm thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà
đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác lập quyền sử dụng đất là một vấn đề khá rộng nên trong phạm vi đề tài
này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những quy định pháp luật đất đai về xác lập
quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động kinh doanh
4
nhà ở theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các văn bản quy định thi hành có sự
so sánh với quy định của Luật Đất đai 2013. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu về chế
độ pháp lý, các căn cứ, hình thức xác lập quyền sử dụng đất cho các chủ thể nêu
trên để kinh doanh nhà ở, không nghiên cứu đối với các chủ thể khác hoặc có mục
đích, hoạt động khác không phải là kinh doanh nhà ở.
4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Dựa trên nền tảng chung về phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng
và Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử
dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp... nhằm làm sáng tỏ, rút ra kết
luận về các vấn đề cần nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, pháp luật quốc gia cần phải minh bạch, rõ ràng và tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình nghiên cứu, cân nhắc
nhằm đưa ra quyết định đầu tư.
Mặc dù đã có những thay đổi và tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây,
nhưng pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về sử dụng đất kinh doanh nhà ở đối
với tổ chức, cá nhân nước ngoài nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế và thiếu
thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về đầu tư,
kinh doanh bất động sản, nhà ở... gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.
Với việc nghiên cứu xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân nước
ngoài kinh doanh nhà ở tại Việt Nam, tác giả sẽ góp phần làm phong phú thêm các
kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời qua phân tích thực trạng của quy
định pháp luật hiện hành, sẽ đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế những bất cập,
thiếu sót đang tồn tại trong thời gian qua nhằm hoàn thiện pháp luật.
Do đó, có thể xem đề tài là tài liệu tham khảo cho tổ chức, cá nhân nước
ngoài có nhu cầu xác lập quyền sử dụng đất kinh doanh nhà ở tại Việt Nam, các
doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu góp vốn, hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư
nước ngoài và sinh viên, học viên đang tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực này.
6. Bố cục luận văn
Luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về xác lập quyền sử dụng đất đối với tổ
chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh nhà ở và hướng hoàn thiện.