Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đ
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
902.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1493

Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-----------------------------------

NGUYỄN CẢNH DŨNG

Tên đề tài:

“Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia

coli, Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai

sữa nuôi tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng

và biện pháp phòng trị”

Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CÙ HỮU PHÚ

Thái Nguyên, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản

xuất nông nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế của cả nước nói chung.

Chăn nuôi, với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần giải quyết

công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra

các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới

WTO thì sản phẩm chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và

sản phẩm thịt lợn nói riêng, khi làm ra phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ

sinh, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mới xuất khẩu ra thị trường thế

giới và thu ngoại tệ về cho đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều dự

án, chương trình như cải tạo giống lợn, xây dựng quy trình chăm sóc nuôi

dưỡng, quy trình phòng dịch bệnh phù hợp để tạo ra sản phẩm “sạch”, có giá

trị dinh dưỡng cao, đáp ứng tiêu chuẩn của người tiêu dùng trong nước cũng

như hướng tới thị trường quốc tế.

Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, khi ngành chăn nuôi phát triển

mạnh thì dịch bệnh cũng hoành hành nhiều, nhất là những bệnh truyền nhiễm

như: bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, hội chứng tiêu chảy ở lợn sau

cai sữa…có thể đã làm ảnh hưởng tới chất lượng thịt cho người tiêu dùng,

theo Võ Thị Bích Thủy và cs (2002) [63] cho biết có 82 chủng Salmonella

phân lập được từ 212 mẫu thịt lợn, thịt bò, thịt gà và giò sống trên địa bàn Hà

Nội; Đinh thị Bích Lân (2007) [23] cho biết tỷ lệ ô nhiễm Salmonella trong

thực phẩm lưu thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế là tương đối cao; điều đó

có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập của những người chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Ngành chăn nuôi lợn tại Lâm Đồng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề về dịch

bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh,… sau khi khắc phục được dịch, các nhà

chăn nuôi cố gắng phục hồi lại đàn lợn, trong quá trình nhân giống, số lợn sau

cai sữa bị tiêu chảy nặng nề, người dân phải chữa trị…gây thiệt hại cả số lượng

lẫn chất lượng thịt lợn. Bệnh này được gọi là hội chứng tiêu chảy do có rất nhiều

nguyên nhân gây nên và nhiều yếu tố bất lợi khác tác động như: sự thay đổi đột

ngột của thời tiết, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý cùng với

điều kiện môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, vệ sinh kém tạo điều kiện cho các vi

sinh vật gây bệnh phát triển.

Hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài

nước nghiên cứu, đề cập tới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vi khuẩn Escherichia

coli (E.coli) và Salmonella sp cũng thường gây tiêu chảy cho lợn. Việc nghiên

cứu về vi khuẩn này cho chúng ta những hiểu biết sâu hơn về các đặc tính sinh

hóa, yếu tố gây bệnh của nó, từ đó có cơ sở đưa ra các biện pháp phòng và điều

trị bệnh bằng các phác đồ phù hợp, hiệu quả nhất, nhằm giảm thiểu thiệt hại tới

đàn lợn con sau cai sữa nuôi tại Lâm Đồng. Xuất phát từ những lý do trên chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn Escherichia coli,

Salmonella trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa nuôi

tại một số địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng và biện pháp

phòng trị”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân lập và xác định được các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn

Escherichia coli, Salmonella gây bệnh tiêu chảy ở lợn sau khi cai sữa nuôi tại

tỉnh Lâm Đồng.

- Xây dựng được phác đồ điều trị lợn bị tiêu chảy nuôi tại Lâm Đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Xác định được mỗi liên quan giữa các yếu tố ngoại cảnh và vai trò

của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella sp trong bệnh tiêu chảy ở lợn sau

cai sữa tại Lâm Đồng.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học phục vụ cho các

nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đóng góp thêm tư liệu cho cán bộ thú y cơ sở

và người chăn nuôi.

- Kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác phòng bệnh và điều trị bệnh

tiêu chảy ở lợn sau cai sữa có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn

1.1.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do chăm sóc nuôi dưỡng

Hệ thống tiêu hóa của lợn: bắt đầu từ miệng, dạ dày, tá tràng… cho tới

ruột già. Khả năng tiêu hóa thức ăn của nó phụ thuộc vào các loại men và số

lượng dịch tiết ra có trong đường ruột. Số lượng dịch tiết men tiêu hóa phụ

thuộc vào lứa tuổi của lợn trong quá trình phát triển.

Chính vì vậy, khi chăm sóc nuôi dưỡng nếu chúng ta cho lợn ăn không

đúng khẩu phần (thừa lượng protein, thừa lượng lipid…) hoặc không đúng

loại thức ăn sẽ gây ra hiện thượng tiêu chảy. Có những trường hợp thay đổi

khẩu phần ăn đột ngột làm cho lượng men tiêu hóa loại thức ăn đó không đủ

để tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Có những trường hợp lợn khi sinh ra không

được cho bú sữa đầu kịp thời hoặc bú không đủ số lượng sữa đầu, hay sữa mẹ

kém phẩm chất (do chế độ khai thác không hợp lý), vì vậy khả năng miễn

dịch và hệ tiêu hóa kém phát triển dẫn tới bị tiêu chảy (Đào Trọng Đạt và cs

1996) [8].

Theo Lê Hồng Mân (2008) [29], các loại nấm độc aspergillus flavus,

aspergillus paraciticus, aspergillus niger, trong thức ăn ẩm mốc sản sinh ra

độc tố aflatoxin rất độc. Lợn ăn thức ăn mốc ẩm này là bị nhiễm độc. Mức độ

mẫn cảm độc tố aflatoxin ở lợn xếp từ cao đến thấp là 3- 13 tuần tuổi, vỗ béo,

nái chửa.

Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [59] cho rằng: Khẩu phần ăn của vật

nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng

như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn

tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

Tác giả Laval A (1997) [84] cho rằng: thức ăn chất lượng kém, ôi thiu,

khó tiêu hóa là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất

khoáng, vitamine cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn

không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho

các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy.

Nguyên Xuân Bình (1997) [1] cho rằng: do thay đổi đột ngột khẩu phần

ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc do sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú

bị dư chất đạm tiêu hóa không hết được trôi xuống ruột già ở đó có một số vi

khuẩn sử dụng và phân hủy chất đạm sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn

tiêu hóa dẫn tới ỉa chảy.

1.1.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do môi trường, thời tiết, mùa vụ

Khả năng thích nghi của lợn đối với môi trường ngoại cảnh hết sức

quan trọng. Nếu sức khỏe của lợn không thích nghi được với môi trường thì

nó sẽ bị bệnh, trong đó bệnh tiêu chảy là chiếm chủ yếu. Trong giai đoạn thay

đổi mùa, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa,…thay đổi đột ngột làm

cho lợn bị stress dẫn đến tiêu chảy.

Theo Đào Trọng Đạt và cs 1996 [8] cho rằng: trong những tháng mưa

nhiều, kèm theo khí hậu lạnh, tỷ lệ lợn con phân trắng rõ rệt, có khi chiếm tới

80 – 100% cá thể trong đàn bị tiêu chảy.

Theo Nguyên Xuân Bình (1997) [1], do thời tiết thay đổi đột ngột đang

nắng chuyển mưa, nhiệt độ thấp mà độ ẩm cao làm cơ thể lợn con mất cân

bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của

cơ thể để chống lạnh, lượng đường huyết trong cơ thể được điều động ra để

chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài lượng đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm

đường huyết đột ngột sẽ gây rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động dạ dày,

ruột, dẫn tới rối loạn tiêu hóa làm cho heo con ỉa chảy.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Trong quá trình nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai

sữa, tác giả Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2009 [22] đã cho rằng: lợn ở mùa

hè và mùa xuân mắc tiêu chảy nhiều hơn so với mùa thu và đông (13,67% -

14,75% so với 9,18% - 9,68%).

Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch,

giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, đó là

kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Văn Nam và cs (1997) [32], Bùi Quý Huy

(2003) [16].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [25] cho rằng: Bệnh có thể xảy ra

quanh năm ở những nơi tập trung và thường phát mạnh từ đông sang hè.

Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ

khô ấm chuyển sang rét ẩm), bệnh phát hàng loạt, tỷ lệ mắc bệnh đến

100%, tỷ lệ chết bệnh 30 – 40%.

Như vậy, môi trường, thời tiết, khí hậu là nguyên nhân tác động gián

tiếp đến bệnh tiêu chảy ở lợn con. Các yếu tố lạnh, độ ẩm cao, nhiệt độ thay

đổi đột ngột tác động tới cơ thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch, hệ thống trao

đổi chất, cơ thể thích nghi kém, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hóa có

cơ hội tăng cường sinh sản, tăng độc lực và gây bệnh.

1.1.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do ký sinh trùng

Ký sinh trùng trong ống tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây

tiêu chảy cho lợn. Tác hại của chúng không chỉ chiếm đoạt chất dinh dưỡng

của ký chủ mà còn tiết ra độc tố để đầu độc vật chủ, làm cho động vật bị giảm

sức đề kháng, suy nhược cơ thể, thích nghi với môi trường bên ngoài kém,

sức chống đỡ một số bệnh tật giảm, điều đó đồng nghĩa với tạo điều kiện cho

một số loài vi khuẩn và virus hoạt động và gây bệnh.

Theo Phạm Văn Khuê và cs 1996 [18] cho rằng: chính phương thức

sống ký sinh trong đường tiêu hóa của các loài giun sán đã làm tổn thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

7

miên mạc ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa hấp thu, kích thích nhu động

ruột, gây hiện tượng tiêu chảy và tạo điều kiện cho quá trình nhiễm trùng.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2006 [21] đã cho rằng: trong quá trình

nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái

Nguyên đã có kết luận: cầu trùng và một số loại giun tròn (giun đũa, giun tóc,

giun lươn) là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn từ sau

cai sữa.

Khi nghiên cứu tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa, tác giả

Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2009 [22] đã cho rằng: giun sán ở đường tiêu hóa

có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa. Ở lợn bình

thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc,

giun kết hạt và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và mức

độ nặng hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, nhưng dù nguyên nhân

nào gây tiêu chảy cho lợn đi nữa, thì cuối cùng cũng là quá trình nhiễm

khuẩn, vi khuẩn kế phát làm viêm ruột, tiêu chảy nặng thêm, có thể dẫn đến

chết, đó là kết quả của các tác giả Nguyễn Thị Nội (1985) [35].

1.1.4. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do virus

Virus cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn. Trên

thực tế đã có một số công trình nghiên cứu khẳng định vai trò gây bệnh của

một số virus như: Parovirus; Enterovirus, Rotavirus, hay Transmissible

Gastroenteritis là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày ruột và gây

triệu trứng tiêu chảy ở lợn. Các virus này tác động vào hệ thống niêm mạc

ruột, gây rối loạn quá trình tiêu hóa, rối loạn khả năng hấp thu dẫn tới viêm

ruột tiêu chảy ở lợn.

Theo số liệu của Bergenlend (1980) (do Đào Trọng Đạt 1996 trích dẫn)

[8] cho biết: trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

8

bị bệnh tiêu chảy do các loại virus chiếm tỷ lệ như sau: 20,9% lợn bệnh phân

lập được là do Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm; 2%

có Enterovirus; 0,7% có Parovirus.

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh TGE

(Transmissible Gastro Enteritis) do vi rút Coronavirus gây ra có đặc tinh lây

lan rất nhanh, tiêu chảy nước dữ dội. Tử số tùy thuộc lứa tuổi, tuổi càng nhỏ

tử số càng cao. Lợn từ 1-7 ngày tuổi tử số 100%; lợn từ 8-14 ngày tuổi tử số

50%; lợn từ 15-21 ngày tuổi tử số 25%; tử số thấp đối với lợn con lớn hơn 3

tuần tuổi, đó là kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Định (2009) [120];

Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [28].

1.1.5. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn

Nói về hệ vi khuẩn trong đường ruột của lợn thì rất phong phú. Chúng

cùng tồn tại dưới dạng cân bằng giữa vi khuẩn và vật chủ. Trong trường hợp

nào đó khi cơ thể vật chủ giảm sức đề kháng, khả năng thích nghi với môi

trường bên ngoài yếu, cơ thể không giữ được thăng bằng, lúc đó hệ vi khuẩn

đường ruột hoạt động sinh sản với số lượng nhiều hơn mức bình thường và

gây bệnh cho vật chủ, hậu quả là lợn bị tiêu chảy.

Về nguyên nhân vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy cho lợn thì

đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đã công bố:

Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [49] cho rằng: sự xuất hiện của vi

khuẩn Salmonella phụ thuộc vào các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn. Mỗi

yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi đều phải coi là nguyên

nhân tiên phát của sự xuất hiện bệnh tiêu chảy.

Theo Phan Thanh Phựơng (1988) [43] lại nói: vi khuẩn Salmonella

thường xuyên có trong đường ruột của lợn và chỉ cần khi điều kiện chăn nuôi,

quản lý kém làm giảm sức đề kháng cơ thể vật nuôi, điều đó đã tạo điều kiện

cho Salmonella phát triển mạnh và gây bệnh tiêu chảy cho lợn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

9

Radostits O.M (1994) [107] cho biết: vi khuẩn E.coli gây bệnh cho lợn

là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò

quan trọng, phổ biến trong quá trình tiêu chảy ở lợn.

Phạm Thế Sơn và cs (2008) [48] cho rằng: khi nghiên cứu hệ vi khuẩn

đường ruột ở lợn con khỏe mạnh và tiêu chảy cho thấy lợn cả hai trạng thái

đều có 6 loại vi khuẩn đường ruột thường gặp: E.coli, Salmonella, Klebsiella,

Staphylococcus, Streptococcus, B.subtilis và Cl.perfringens. Tuy nhiên trường

hợp loạn khuẩn trong tiêu chảy chủ yếu liên quan đến sự tăng số lượng đột

ngột của 3 loại vi khuẩn chủ yếu là E.coli, Salmonella sp và Cl.perfringens.

1.2. Tình hình nghiên cứu vi khuẩn E.coli, Salmonella ở lợn

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Có rất nhiều đề tài của các tác giả khác nhau đã triển khai nghiên cứu về

vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh tiêu chảy cho lợn, nuôi ở hầu hết các

khu vực thuộc nước Việt Nam.

1.2.1.1. Nghiên cứu về vi khuẩn E.coli

Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lương và cs (1963) [27] đã

tìm được 5 serotype E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con là: O26; O55; O86;

O111; O119.

Khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E.coli trong bệnh phân trắng lợn con

nuôi tại các vùng Hà Tây, Hà Bắc, Bắc Thái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh

Hóa, tác giả Nguyễn Thị Nội (1986) [36] đã phát hiện ra các serotype chủ yếu là:

O115; O117; O138; O139; O141; O147; O149.

Theo Lý Thị Liên Khai và cs (2001) [17] đã phân lập và xác định độc tố

ruột của các chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con, tác giả cho rằng các

chủng F4 (K88) sinh độc tố đường ruột LT và ST, F5 (K99) và F6 (987P) sinh độc

tố đường ruột ST. Độc tố ST trở nên độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây

tiêu chảy cho lợn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10

Trịnh Quang Tuyên và cs (2003) [67] cho biết khi nghiên cứu E.coli gây

bệnh cho lợn thì đã phân lập được các loại độc tố ở các giai đoạn lứa tuổi khác

nhau: ở giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi lượng LT chiếm 16,9%, Sta 37,3%, STb

45,8%; còn ở giai đoạn 22 – 60 ngày tuổi lượng LT có 42,4%, ST 57,6% và có

cả 2 loại ST + LT là 44,6%.

Để nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh cho lợn con, Lê Văn Tạo và

cs (1993) [50] đã xác định thông qua yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli

phân lập từ bệnh phẩm lợn con chết do ỉa chảy phân trắng, sau đó chọn các

giống vi khuẩn điển hình để chế vắc xin chết (vắc xin Bacterin) để cho uống.

Lợn con sau khi đẻ 2 giờ được cho uống vắc xin với liều 1ml/ con, cho uống

liên tục 3 – 5 ngày. Kết quả tỷ lệ lợn con bị bệnh phân trắng giảm từ 30 –

35% so với lô đối chứng.

Theo tác giả Nguyễn Thị Nội và cs (1993) [37] đã căn cứ vào tần suất

xuất hiện, tỷ lệ phân lập được các loài vi khuẩn đường ruột như E.coli,

Streptococcus, Salmonella từ mẫu bệnh phẩm lợn bị tiêu chảy để chọn các giống

thuộc E.coli, Streptococcus, Salmonella nghiên cứu vắc xin đa giá (vắc xin

Salsco phòng bệnh tiêu chảy cho lợn). Sau khi nghiên cứu đã thử nghiệm tiêm

bắp cho lợn từ 21 ngày tuổi với liều 3 – 5ml/con, tiêm hai lần cách nhau 10 ngày.

Hiệu quả của nó sẽ làm giảm tỷ lệ lợn bị tiêu chảy 30 – 50% và giảm tỷ lệ chết

do tiêu chảy là 10 – 20%.

Theo nghiên cứu của Đỗ Trung Cứ và cs (2000) [5] sử dụng chế phẩm

Biosubtyl phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con, làm giảm được 42% số lợn tiêu

chảy ở lợn con giai đoạn từ 1 đến 60 ngày tuổi.

Theo Phạm Thế Sơn và cs (2008) [48] đã kết luận rằng: bằng phương

pháp PCR đã xác định được 100% số chủng E.coli sinh độc tố STb, số chủng

sinh Sta là 61,56%; LT là 44,15%, số chủng sinh cả 3 loại độc tố (Sta + STb +

LT) là 68,53%. Số chủng E.coli mang kháng nguyên F4 (K88) là 78%, F5

(K99) là 22%. Số chủng ở Hưng Yên là 80%, Hà Nội là 76%.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!