Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định trữ lượng các bon tích lũy trong các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
LỤC LINH TUYỀN
XÁC ĐỊNH TRỮ LƢỢNG CÁC BON TÍCH LŨY
TRONG CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN
LÁ RỘNG THƢỜNG XANH TẠI HUYỆN K’BANG,
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Đại Hải
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đượ c hoàn thành tại trường Đại họ c Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo Cao học lâm nghiệp khóa 18, từ năm 2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo
thuộc khoa Lâm Nghiệp - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này,
tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó .
Trước hết, tác giả xin dành tình cảm chân thành của mình tới PGS .TS. Võ
Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức quý báu, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn bộ phận Thông tin tư liệu - phòng Kế hoạch Khoa học Viện
Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã cung cấp những tài liệu có liên quan đến đề tài
luận văn để tác giả tham khảo.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, cán bộ công nhân viên Trạm thực
nghiệm nghiên cứu K’Bang thuộc Trung tâm Lâm Nghiệp Nhiệt Đới đã tạo mọi
điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình triển khai thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Lục Linh Tuyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3
1.1. Trên thế giới.....................................................................................................3
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối rừng ..................................................................3
1.1.2. Nghiên cứu khả năng tích lũy Các bon của rừng......................................6
2.2. Ở Việt Nam....................................................................................................13
2.2.1. Nghiên cứu về sinh khối rừng ................................................................13
2.2.2. Nghiên cứu khả năng tích lũy Các bon của rừng....................................16
1.3. Nhận xét và đánh giá chung...........................................................................19
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................21
2.3. Giới hạn nghiên cứu.......................................................................................21
2.4. Nội dung nghiên cứu......................................................................................21
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài....................................................22
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .............................................................23
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................30
3.1.1. Vị trí địa lý..............................................................................................30
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng ..............................................................................30
3.1.3. Khí hậu...................................................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
3.1.4. Tài nguyên rừng......................................................................................32
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................32
3.2.1. Cơ cấu dân số, dân tộc ............................................................................32
3.2.2. Tình hình kinh tế địa phương .................................................................33
3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng ..........................................................................34
3.2.4. Điều kiện văn hóa xã hội ........................................................................34
3.3. Đánh giá chung ..............................................................................................35
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................36
4.1. Nghiên cứu sinh khối các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai .............................................................36
4.1.1. Sinh khối cây cá thể của loài ưu thế .......................................................36
4.1.2. Sinh khối tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại K’Bang ..........................................................................48
4.1.3. Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng ....................53
4.1.4. Tổng sinh khối toàn lâm phần ................................................................55
4.2. Xác định trữ lượng các bon trong các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.................................................61
4.2.1 Lượng các bon tích luỹ trong cây cá thể của 6 loài ưu thế trong
lâm phần...................................................................................................61
4.2.2. Lượng các bon tích luỹ trong tầng cây cao của các trạng thái rừng
tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang .....................................68
4.2.3. Lượng các bon tích luỹ trong cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
dưới tán các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh huyện
K’Bang.....................................................................................................70
4.2.4 Tổng lượng các bon tích luỹ trong toàn lâm phần...................................72
4.3. Xây dự ng mối q uan hệ giữa sinh khối , lượ ng các bon tích luỹ với các
nhân tố điều tra rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang,
tỉnh Gia Lai.....................................................................................................75
4.3.1. Mối quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra lâm phần..............75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
4.3.2. Mối quan hệ giữa lượng các bon tích luỹ với các nhân tố điều tra ........81
4.4. Đề xuất phương pháp tính toán và xác định sinh khối, trữ lượng các
bon rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.......84
4.4.1. Đề xuất phương pháp xác định sinh khối và lượng các bon tích
luỹ trong cây cá thể các loài cây ưu thế...................................................84
4.4.2. Đề xuất xác định sinh khối khô thông qua sinh khối tươi cây
cá thể .......................................................................................................84
4.4.3. Đề xuất xác định sinh khối khô, sinh khối tươi, lượng các bon
tích luỹ DMĐ thông qua sinh khối khô, sinh khối tươi, lượng các
bon tích luỹ TMĐ cây cá thể ...................................................................85
4.4.4. Đề xuất phương pháp xác định trữ lượng các bon tích luỹ trong
cây cá thể và lâm phần dựa vào sinh khối khô ........................................86
4.4.5. Đề xuất phương pháp xác định sinh khối và trữ lượng các bon
tầng cây cao rừng tự nhiên lá rộng thường xanh thông qua nhân tố
điều tra rừng.............................................................................................87
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................88
1. Kết luận.............................................................................................................88
2. Tồn tại...............................................................................................................91
3. Khuyến nghị......................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC.................................................................................................................97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích nghĩa
CBTT Cây bụi thảm tươi
CDM Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triển sạch
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
D00 Đường kính tại vị trí gốc cây (cm)
D1.3 Đường kính tại vị trí cách gốc 1,3 m (cm)
Doi Đường kính tại vị trí bằng 1/5 chiều cao vút ngọn (cm)
DMĐ Dưới mặt đất
Dt Đường kính tán (m)
FAO
Food and agriculture organization of the united nations (Tổ chức
Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc)
G Tổng tiết diện ngang lâm phần (m2
/ha)
HSCĐ Hệ số chuyển đổi
Hvn Chiều cao vút ngọn
IBP
International Budget Partnership: Chương trình Kinh doanh
Quốc tế
IPCC
International Panel on Climate Change: Tổ chức phi chính phủ
về biến đổi khí hậu
M Tổng trữ lượng lâm phần (m3
/ha)
Mc Lượng các bon tích lũy của cây cá thể (kg/cây)
McC Lượng các bon tích lũy của tầng cây cao (tấn /ha)
M1 Lượng các bon tích lũy trên mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
M2 Lượng các bon tích lũy dưới mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
NĐ-CP Nghị định của chính phủ
ODB Ô dạng bản
OTC Ô tiêu chuẩn
Pkc Sinh khối khô tầng cây cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
Chữ viết tắt Giải thích nghĩa
Pkct Sinh khối khô của cây cá thể (kg/cây)
Pkdmd Sinh khối khô dưới mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
Pktmd Sinh khối khô trên mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
Ptc Sinh khối tươi tầng cây cao
Ptct Sinh khối tươi của cây cá thể (kg/cây)
Ptdmd Sinh khối tươi dưới mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
Ptmd Sinh khối tươi trên mặt đất của cây cá thể (kg/cây)
QĐ - TTg Quyết định của thủ tướng chính phủ
REDD
Reduced Emission from Deforestation and Degradation (Giảm phát
thải khí gây hiệu ứng nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng)
SK DMĐ Sinh khối dưới mặt đất
SK TMĐ Sinh khối trên mặt đất
TB Trung bình
TMĐ Trên mặt đất
TT- BNNPTNN Thông tư của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
UNFCCC Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
VRR Vật rơi rụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Sinh khối tươi cây cá thể của loài ưu thế..................................................36
Bảng 4.2. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể của loài ưu thế....................................40
Bảng 4.3. Sinh khối khô cây cá thể của loài ưu thế ..................................................42
Bảng 4.4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể ưu thế..................................................46
Bảng 4.5. Sinh khối tươi tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh tại K’Bang ....................................................................49
Bảng 4.6. Cấu trúc sinh khối tầng cây cao trong lâm phần rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh tại K’Bang ....................................................................50
Bảng 4.7. Sinh khối khô tầng cây cao của các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh huyện K’Bang.......................................................................51
Bảng 4.8. Cấu trúc sinh khối tầng cây cao các trạng thái rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh tại K’Bang, tỉnh Gia Lai...............................................52
Bảng 4.9. Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới tán rừng ......................53
Bảng 4.10. Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần rừng rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang..................................................................56
Bảng 4.11. Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai ............................................59
Bảng 4.12. Lượng Các bon tích luỹ trong cây cá thể của 6 loài ưu thế ...................61
Bảng 4.13. Cấu trúc lượng các bon tích luỹ cây cá thể của loài ưu thế trong
lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường xanh huyện K’Bang ....................65
Bảng 4.14. Lượng các bon tích luỹ trong tầng cây cao của các trạng thái
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh huyện K’Bang....................................68
Bảng 4.15. Cấu trúc lượng các bon tích luỹ trong các trạng thái rừng tự nhiên
lá rộng thường xanh huyện K’Bang...........................................................69
Bảng 4.16. Lượng các bon tích luỹ của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng dưới
tán rừng ......................................................................................................71
Bảng 4.17. Cấu trúc lượng các bon tích luỹ toàn lâm phần rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh huyện K’bang ...............................................................73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
Bảng 4.18. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi cây cá thể các loài ưu thế trong
lâm phần với D1.3 .......................................................................................75
Bảng 4.19. Mối quan hệ giữa sinh khối khô với đường kính (D1.3) của một số
loài cây cá thể chủ yếu...............................................................................76
Bảng 4.20: Tương quan sinh khối tươi DMĐ và TMĐ cây cá thể ...........................77
Bảng 4.21. Tương quan giữa sinh khối khô DMĐ và TMĐ cây cá thể....................78
Bảng 4.22. Mối quan hệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể...............79
Bảng 4.23. Mối quan hệ giữa tổng sinh khối tầng cây cao với tổng tiết diện
ngang và trữ lượng lâm phần .....................................................................80
Bảng 4.24. Mối quan hệ giữa lượng các bon tích luỹ trong cây cá thể với D1.3 .......81
Bảng 4.25. Mối quan hệ giữa lượng các bon tích luỹ dưới mặt đất và trên mặt
đất cây cá thể trong lâm phần ....................................................................82
Bảng 4.26. Mối quan hệ giữa trữ lượng các bon tầng cây cao với tổng tiết
diện ngang và trữ lượng rừng.....................................................................83
Bảng 4.27. Phương trình xác định sinh khối và lượng các bon tích lũy của
cây cá thể loài ưu thế trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh................84
Bảng 4.28. Phương trình xác định sinh khối khô cây cá thể thông qua sinh
khối tươi cây cá thể....................................................................................85
Bảng 4.29. Phương trình xác định sinh khối khô, sinh khối tươi, lượng các
bon tích luỹ DMĐ thông qua sinh khối khô, sinh khối tươi, lượng
các bon tích luỹ TMĐ cây cá thể ...............................................................86
Bảng 4.30: Xác định sinh khối và trữ lượng các bon tầng cây cao thông qua
nhân tố G và M ..........................................................................................87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài.......................................................23
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí các ô tiêu chuẩn sơ cấp, ô thứ cấp và các ô dạng bản...........25
Biểu đồ 4.1. Biến động sinh khối tươi cây cá thể loài ưu thế theo đường kính........39
Biểu đồ 4.2. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể ưu thế trong lâm phần....................42
Biểu đồ 4.3. Biến động sinh khối khô theo đường kính cây cá thể 6 loài ưu thế .....45
Biểu đồ 4.4. Cấu trúc sinh khối khô cây cá thể của loài ưu thế trong lâm phần.....48
Biểu đồ 4.5. Cấu trúc sinh khối tươi tầng cây cao các trạng thái rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh tại K’Bang.....................................................................51
Biểu đồ 4.6. Cấu trúc sinh khối tươi tầng cây cao các trạng thái rừng lá rộng
thường xanh................................................................................................53
Biểu đồ 4.7. Cấu trúc sinh khối tươi theo các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang ..................................................................57
Biểu đồ 4.8. Cấu trúc sinh khối tươi toàn lâm phần rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai .........................................................58
Biểu đồ 4.9. Cấu trúc sinh khối khô theo các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang ..................................................................60
Biểu đồ 4.10. Cấu trúc sinh khối khô toàn lâm phần rừng tự nhiên lá rộng
thường xanh tại huyện K’Bang ..................................................................60
Biểu đồ 4.11. Biến động lượng các bon tích luỹ trong cây cá thể của 6 loài ưu
thế theo đường kính....................................................................................64
Biểu đồ 4.12. Biến động lượng các bon tích luỹ trong cây cá thể trung bình của
6 loài cây ưu thế .........................................................................................67
Biểu đồ 4.13 Cấu trúc lượng các bon tích luỹ trong cây cá thể của loài ưu thế
trong lâm phần............................................................................................67
Biểu đồ 4.14. Biến động lượng các bon tích luỹ trong tầng cây cao ........................70
Biểu đồ 4.15. Biến động lượng các bon tích luỹ trong các trạng thái rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang ............................................74
Biểu đồ 4.16. Cấu trúc lượng các bon tích luỹ trong lâm phần rừng tự nhiên lá
rộng thường xanh tại huyện K’Bang ..........................................................75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình biến đổi khí hậu hay hiện tượng nóng lên toàn cầu đã và đang diễn
ra ngày càng phức tạp trên phạm vi toàn cầu, nhân loại đang đứng trước những hậu
quả khôn lường của vấn đề đó. Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu,
chỉ hơn 100 năm qua, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng từ 250 ppm lên tới 360
ppm vào năm 2000 (IPCC, 2001) và 385 ppm vào năm 2007 (Trevor, 2008). Vào
giai đoạn hiện nay, nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm
(UNFCCC, 2005). Nếu không có biện pháp thích ứng phù hợp thì trong thời gian 50
năm tới nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 2 - 5
0 C, làm cho băng 2 cực tan, lượng mưa gia
tăng và mực nước biển sẽ dâng lên 1-3 m sẽ làm biến mất một số nơi trên bản đồ
thế giới và gây hậu quả nặng nề cho toàn thể nhân loại.
Đứng trước thực trạng đó, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu (UNFCCC) đã được ký tại Rio de Janeiro - Brazil năm 1992 với sự tham
gia của gần 160 quốc gia trên toàn thế giới đánh dấu sự ra đời của Nghị định thư
Kyoto vào tháng 12 năm 1997 tại Nhật Bản. Nội dung của Nghị định là đưa ra chỉ
tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính rằng buộc pháp lý đối với các nước phát
triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội
một cách bền vững thông qua thực hiện “Cơ chế phát triển sạch” - Clean
Development Mechanism (CDM), mở ra cơ hội lớn cho ngành lâm nghiệp trong
việc bán carbon tích luỹ bởi hệ sinh thái rừng để tạo nguồn sống cho người dân và
tái đầu tư phát triển rừng. Tuy nhiên, việc Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn năm 2012
sẽ làm thế giới dần chuyển sang thị trường Carbon tự nguyện. Liên hiệp quốc đã
thiết lập chương trình cắt giảm khí thải CO2 bằng cách hỗ trợ các nước nghèo bảo
tồn rừng, sáng kiến này mang tên là REDD: “giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng
nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng ở các quốc gia đang phát triển” tại hội nghị
Copenhagen sau khi nghị định Kyoto hết hiệu lực. Đây là một công cụ vừa giúp giữ
rừng vừa tạo sinh kế cho người dân nghèo tại chỗ để khuyến khích họ bảo vệ rừng.
REDD vận hành như một cơ chế chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Từ việc thực hiện quyết định 380/QĐ-TTg về chính sách thí điểm chi trả
dịch vụ môi trường rừng (ngày 10/04/2008) và quyết định Số 158/QĐ-TTg về phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (ngày
02/12/2008) tới nay Chính phủ đã ban hành nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (ngày 24/9/2010) đã tạo ra cơ hội cải thiện
cuộc sống cũng như sinh kế rất tốt cho người dân tham gia vào công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Để xác định được những giá trị dịch vụ môi trường mà rừng mang
lại bao gồm cả giá trị lưu giữ và hấp thụ carbon của rừng cần có thêm những
nghiên cứu đánh giá về khả năng hấp thụ CO2 của các kiểu rừng nhằm đưa ra
chính sách chi trả cho các chủ rừng và các cộng đồng vùng cao trong việc bảo vệ
và phát triển rừng.
Rừng tự nhiên lá rộng, thường xanh là một hệ sinh thái rừng rất phổ biến ở
nước ta, trong đó có phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên bao gồm cả
huyện K’Bang tỉnh Gia Lai. Đây là một trong những khu vực có trữ lượng rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh lớn nhất nước ta, nên khả năng tích lũy và hấp thụ C02
rất tốt so với các hệ sinh thái rừng khác. Tuy nhiên, cho tới nay ở khu vực Tây
Nguyên nói riêng và ở Việt Nam nói chung, các công trình nghiên cứu nhằm
lượng hóa khả năng tích lũy các bon của rừng mới chủ yếu được thực hiện cho
rừng trồng, đối với rừng tự nhiên còn ít được quan tâm nghiên cứu và nó trở thành
một khoảng trống rất lớn đối với việc muốn triển khai chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng cũng như tham gia vào thị trường carbon tự nguyện thông qua
chương trình REDD.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Xác định trữ lượng Các bon tích lũy trong
các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện K’Bang, tỉnh Gia
Lai” đặt ra rất cấp thiết và có ý nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về sinh khối rừng
Các công trình nghiên cứu sinh khối rừng đã được thực hiện từ thế kỷ XVII.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh khối trước đó mới chỉ đơn thuần thể hiện năng
suất của rừng và nghiên cứu một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng hoặc các chỉ tiêu
về môi trường rừng. Khi cơ chế phát triển sạch (CDM) ra đời, nghiên cứu sinh khối
giữ vai trò quan trọng hơn, là cơ sở đánh giá lượng các bon tích lũy bởi thực vật
rừng, góp phần định lượng giá trị môi trường từ rừng mang lại.
Việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của các ngành hóa phân tích, hóa
thực vật, các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong chu trình
tuần hoàn vật chất của tự nhiên để áp dụng nghiên cứu sinh khối rừng và bước đầu
đã thu được những thành tựu đáng kể. Riley (1944) [47], Steemann (1954) [50],
Fleming (1957) [37] đã tổng kết quá trình nghiên cứu và phát triển sinh khối rừng
trong các công trình nghiên cứu của mình.
Năm 1862, Liebig J. đã xây dựng định luật "năng suất" dựa trên định luật
“tối thiểu” và dựa các kết quả nghiên cứu về định lượng của sự tác động của thực
vật tới không khí, đã được mô tả bởi Liebig, J (1862) [42].
Lieth (1964) [43] đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng
suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “International
Biology Program” (1964) và chương trình con người và sinh quyển “Man and
Biosphere” (1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những
nghiên cứu trong giai đoạn này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng
rụng lá, rừng mưa thường xanh.
Một nghiên cứu về năng suất sơ cấp của một số hệ sinh thái đã được đưa ra
bởi Dajoz (1971), cụ thể như sau:
Năng suất mía ở châu Phi: 67 tấn/ha/năm.
Năng suất rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn