Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
171
Kích thước
34.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1959

Xác định trường hợp chưa có điều kiện thi hành án

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

GIANG HẢI THUYỀN

XÁC ĐỊNH TRƢỜNG HỢP

CHƢA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN

ẬN V N THẠC

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, N M 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH TRƢỜNG HỢP

CHƢA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự - Hệ ứng dụng

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến

Học viên: Giang Hải Thuyền

Lớp: CHL khóa 1 – óc Trăng

TP. HỒ CHÍ MINH, N M 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Giang Hải Thuyền, là học viên lớp Cao học luật khóa 1- Sóc

Trăng, chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự, mã số học viên: 1583030341.

Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ khoa học: “Xác định trường hợp chưa có

điều kiện thi hành án” là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học

của TS. Nguyễn Văn Tiến.

Các trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Kết quả

nghiên cứu này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…..năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN V N

Giang Hải Thuyền

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐƢỢC VIẾT TẮT

01 Luật THADS Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi,

bổ sung năm 2014

02 Nghị định số 62 Nghị định số 62 2015 N -C ngày 18

tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số đi u của Luật thi hành án dân sự

03 Thông tư liên tịch số 11 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT￾BTP- TANDTC- VKSNDTC ngày 01

tháng 8 năm 2016 quy định một số vấn

đ v thủ tục thi hành án dân sự và phối

hợp liên ngành trong thi hành án dân sự

04 Cơ quan thi hành án dân sự Cơ quan thi hành án

MỤC ỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƢƠNG 1. CÁC TRƢỜNG HỢP CHƢA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH

ÁN DÂN SỰ ..............................................................................................................5

1.1. Ngƣời phải thi hành án không có thu nhập, tài sản hoặc có nhƣng

không đảm bảo thi hành ............................................................................ 5

1.1.1 Người phải thi hành án không có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống tối

thiểu ......................................................................................................................6

1.1.2 Tài sản của người phải thi hành án thuộc diện không được kê biên, xử lý

để thi hành án .......................................................................................................8

1.2. Vật đặc định để thi hành án không còn, giấy tờ phải trả không thể

thu hồi ...................................................................................................... 15

1.2.1. Vật đặc định không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được

............................................................................................................................15

1.2.2. Giấy tờ phải trả nhưng không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được

............................................................................................................................16

1.3. Chƣa xác định đƣợc địa chỉ, nơi cƣ trú của ngƣời phải thi hành án,

ngƣời chƣa thành niên đƣợc giao cho ngƣời khác nuôi dƣỡng ............... 17

1.3.1. Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án.......17

1.3.2. Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được

giao cho người khác nuôi dưỡng........................................................................19

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................23

CHƢƠNG 2. THỦ TỤC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC

TRƢỜNG HỢP CHƢA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ............24

2.1. Xác minh điều kiện thi hành án của ngƣời phải thi hành án ........... 24

2.2. Ra quyết định về việc xác định ngƣời phải thi hành án chƣa có điều

kiện thi hành án dân sự............................................................................ 28

2.3. Thông báo về việc ngƣời phải thi hành án chƣa có điều kiện thi hành

.................................................................................................................. 30

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................39

KẾT LUẬN..............................................................................................................40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung

và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. ây là công đoạn cuối cùng của hoạt động

tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh,

góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quy n, lợi ích hợp

pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị

- xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Luật THADS đã tạo được hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi

hành án dân sự hiệu quả hơn, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được quy định rõ

ràng, dễ thực hiện hơn. Nhi u quy định mới thể hiện sự phù hợp trong nghiệp vụ thi

hành án dân sự, như: Biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn tình trạng

người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi

hành án.

Việc thực hiện một cách nghiêm minh các bản án, quyết định của Tòa án có ý

nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án nói chung, thực thi các phán quyết

của Tòa án nói riêng. Công tác thi hành án dân sự góp phần tăng cường tính nghiêm

minh của pháp luật, bảo vệ quy n, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà

nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực,

hiệu quả của bộ máy Nhà nước.

Trong công tác thi hành án dân sự, ngoài việc cơ quan thi hành án tuân thủ

nghiêm ngặt trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, nhi u vụ việc thi hành

án bị kéo dài, không thể thi hành dứt điểm ngay được, mà một trong những lý do

là do người phải thi hành án chưa có đi u kiện thi hành. Tình trạng này xuất phát

từ các nguyên nhân: Căn cứ để xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án trùng

với quy định v hoãn thi hành án, việc xác định việc chưa có đi u kiện thi hành

án liên quan đến vật đặc định không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng

được vẫn còn nhi u quan điểm chưa thống nhất, công tác xác minh để làm căn cứ

xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án có sự nhận thức vênh nhau giữa Viện

kiểm sát với cơ quan thi hành án và việc ra quyết định, thông báo quyết định chưa

có đi u kiện thi hành án cũng có một số bất cập.

2

Với lý do đó, tác giả chọn đ tài “Xác định trƣờng hợp chƣa có điều kiện

thi hành án” làm đ tài luận văn thạc sỹ của mình, với hy vọng sẽ góp phần hoàn

thiện pháp luật v thi hành án dân sự đối với việc xác định và thủ tục áp dụng đối

với trường hợp án chưa có đi u kiện thi hành.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến việc xác định trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án, qua

nghiên cứu có các công trình sau:

- Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự (phần kỹ năng) tái bản có sửa đổi,

bổ sung (2016), Học Viện Tư pháp, NXB Tư pháp: Giáo trình này đã nêu các căn

cứ, cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục, các tình huống từng vụ việc thi hành án dân sự

có liên quan và nêu những kỹ năng xử lý từng tình huống nhằm giúp Chấp hành

viên, công chức làm công tác thi hành án dân sự nắm vững quy định để vận dụng

đúng v trình tự, thủ tục trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, giáo trình

chưa phân tích, đánh những bất cập và hướng xử lý liên quan đến việc người phải

thi hành án chưa có đi u kiện thi hành.

- Duy inh (2011), “Thông báo thi hành án dân sự những vấn đ từ thực

tiễn”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đ 3, tr.9-11. Bài viết nói v đối

tượng, trình tự, thủ tục thông báo nhằm đảm bảo cho thông tin đến được với đương

sự, người liên quan. Do bài viết được viết trước khi quy định việc “chưa có điều

kiện thi hành án” được ban hành nên nội dung v thông báo các văn bản liên quan

đến việc chưa có đi u kiện thi hành là không có. Tuy nhiên, đây cũng là tài liệu quý

giá để tác giả nghiên cứu trong luận văn của mình.

- Lê Thị Lệ Duyên, (2013), “Kỹ năng giải quyết việc thi hành án dân sự

phức tạp”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đ tháng 02/2013), tr.04-11.

Bài viết nêu lên vai trò, ý nghĩa của quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, căn

cứ pháp lý của quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự; mối quan hệ phối hợp

giữa cơ quan thi hành án dân sự địa phương với các cơ quan nhà nước, các tổ chức

có liên quan trong thi hành án dân sự và một số yêu cầu đối với Chấp hành viên,

công chức cơ quan thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả của các mối quan hệ phối

hợp trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu lên được những bất cập

trong công tác phối hợp, đặc biệt là công tác xác minh đi u kiện thi hành án.

3

- Mai Thị Thùy Dung, (2016), “Trao đổi một số điểm v quy định xác định

việc chưa có đi u kiện thi hành án”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đ

tháng 02/2016), tr.26-28. Bài viết nêu ra những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy

định v xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án. Tuy nhiên, bài viết chỉ đ cập đến

hai vấn đ bất cập khi xác định việc chưa có đi u kiện thi hành đó là không rõ địa chỉ

của người phải thi hành án và trả vật đặc định, giấy tờ khi không còn. Vì vậy, trên cơ

sở nghiên cứu bài viết này, tác giả cần phải nghiên cứu thêm các căn cứ khác v xác

định việc chưa có đi u kiện thi hành án để hoàn thiện thêm kiến thức của mình.

- Phạm Thị ào, (2016), “Một số giải pháp khắc phục án dân sự tồn đọng”,

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (số chuyên đ tháng 3/2016), tr.48-51, 55. Bài viết

nêu ra những khó khăn trong công tác thi hành án dân sự dẫn đến án tồn đọng, kéo

dài, qua đó tác giả đã đưa các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên,

những giải pháp tác giả đưa ra chưa đủ để giải quyết hết vấn đ án tồn đọng, đặc biệt

là đối với các bất cập liên quan đến việc chưa có đi u kiện thi hành.

Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu nhi u chuyên đ , luận văn thạc sỹ, bài

viết, bài nghiên cứu của một số Tác giả làm công tác xây dựng, thực thi pháp luật

với nội dung đ cập đến vấn đ chưa có đi u kiện thi hành án và các vấn đ liên

quan. ây cũng là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham

khảo khi thực hiện đ tài nghiên cứu.

Do mục đích, giới hạn phạm vi nghiên cứu của các công trình này và Luật

THADS mới được sửa đổi, bổ sung, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên

cứu, phân tích một cách trực tiếp, đầy đủ và toàn diện dưới góc độ thực tiễn của

người thi hành v vấn đ xác định trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án. Tuy

vậy, đây vẫn là những tài liệu quan trọng được tác giả tham khảo khi thực hiện việc

nghiên cứu đ tài luận văn của mình. i u này là cơ sở để tác giả làm sáng tỏ việc

xác định trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án theo Luật THADS.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn sẽ làm rõ các trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án dân sự

theo Luật THADS, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như áp dụng

trên thực tế v xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án dân sự theo Luật THADS.

Trên cơ sở đó, đ xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và phương hướng thi

hành v mặt thực tiễn.

4

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu những quy định của pháp

luật v xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án dân sự theo Luật THADS, thực

tiễn thi hành, các bất cập trong thi hành việc xác định và đ xuất những kiến nghị

góp phần hoàn thiện pháp luật v thi hành án dân sự.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đ tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

- hương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đ

liên quan đến xác định trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án dân sự và khái quát

những nội dung cơ bản của từng vấn đ được nghiên cứu trong luận văn tại chương

1 và 2;

- hương pháp liệt kê được thực hiện trong quá trình thu thập các bản án,

số liệu cụ thể từ thực tiễn của ngành thi hành án đối với việc chưa có đi u kiện thi

hành, trên cơ sở đó có những đánh giá và kiến nghị phù hợp trong chương 1 và 2.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Với việc thực hiện đ tài này, tác giả mong muốn góp phần cung cấp thực

trạng trong việc xác định trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án dân sự trong

thực tiễn áp dụng pháp luật. Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu hữu ích cho việc

học tập, nghiên cứu Luật THADS và cũng là những đ xuất để hoàn thiện pháp luật

v xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án dân sự.

7. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết

Luận văn được thiết kế gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần

kết luận.

Phần nội dung gồm hai chương:

Chƣơng 1: Các trường hợp chưa có đi u kiện thi hành án dân sự

Chƣơng 2: Thủ tục áp dụng đối với trường hợp chưa có đi u kiện thi

hành án dân sự

Kết luận chung

5

CHƢƠNG 1

CÁC TRƢỜNG HỢP CHƢA CÓ ĐIỀ KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN Ự

Xác định việc chưa có đi u kiện thi hành án là việc cơ quan thi hành án

tạm thời ngừng quá trình thi hành bản án, quyết định đã đưa ra thi hành. Tạm

thời ngừng quá trình thi hành án sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quy n, lợi ích

hợp pháp của đương sự. Vì vậy, tại i u 44a Luật THADS quy định v căn cứ,

trình tự, thủ tục để cơ quan thi hành án được phép tạm ngừng thi hành án. Tuy

nhiên, ở đi u luật này vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung. ể làm rõ

những bất cập v quy định tại i u 44a Luật THADS, tác giả nghiên cứu, phân

tích ở chương 1 Luận văn gồm ba nội dung: Người phải thi hành án không có thu

nhập, tài sản hoặc có nhưng không đảm bảo thi hành (1.1), vật đặc định để thi hành

án không còn, giấy tờ phải trả không thể thu hồi (1.2) và chưa xác định được địa

chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho

người khác nuôi dưỡng (1.3).

1.1. Ngƣời phải thi hành án không có thu nhập, tài sản hoặc có nhƣng

không đảm bảo thi hành

Có đi u kiện thi hành án trong thi hành án dân sự là trường hợp người phải

thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ v tài sản; tự mình hoặc thông

qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án1

.

Theo quy định tại khoản 1 i u 44a Luật THADS thì người phải thi hành án

chưa có đi u kiện thi hành là khi người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có

nhưng ít hoặc không có tài sản để thi hành án; tài sản không thuộc diện kê biên và

chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành

niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

Theo quy định này, khi cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án thì

cần phải tiến hành xác minh đi u kiện thi hành án của người phải thi hành án. Nếu

thấy người phải thi hành án có đủ đi u kiện thi hành án thì Chấp hành viên phụ

trách giải quyết vụ việc tiếp tục tổ chức thi hành như động viên tự nguyện, ủy thác

thi hành án hay cưỡng chế thi hành án. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy

người phải thi hành án chưa có đi u kiện thi hành án, Chấp hành viên đ xuất Thủ

1 Khoản 6 i u 3 Luật THADS.

6

trưởng đơn vị ra quyết định chưa có đi u kiện thi hành án. Sau khi xác định người

phải thi hành án chưa có đi u kiện thi hành án Chấp hành viên vẫn tiến hành xác

minh, theo dõi theo quy định tại khoản 4 và 5 i u 9 Nghị định số 62.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 i u 44a Luật THADS, Thủ trưởng cơ quan thi

hành án dân sự sẽ ra quyết định chưa có đi u kiện thi hành án khi xác định rõ người

phải thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau:

1.1.1 Người phải thi hành án không có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống

tối thiểu

Thu nhập của người phải thi hành án “chỉ đảm bảo cuộc sống tối thiểu” quy

định tại khoản 2 i u 22 Nghị định số 62 2015 N -C . Theo quy định này, việc

xác định mức sinh hoạt tối thiểu được căn cứ vào chuẩn hộ nghèo của từng địa

phương nơi người phải thi hành án cư trú, nếu địa phương chưa có quy định thì theo

chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo từng giai đoạn cụ thể.

iểm a khoản 1 i u 44a Luật THADS quy định một trong các căn cứ xác

định người phải thi hành án chưa có đi u kiện thi hành án là: “người phải thi hành

án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người

phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi

hành án”.

Khoản 3 i u 78 Luật THADS quy định: “Chấp hành viên ra quyết định trừ

vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương,

tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được

nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập

khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án,

nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được

nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật”.

Ta thấy giửa quy định tại điểm a khoản 1 i u 44a và khoản 3 Luật THADS

có sự vênh nhau. ể cụ thể hơn, tác giả phân tích một ví vụ cụ thể:

Ví dụ: Theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 09 2018 Q ST￾HNG ngày 25 01 2018 của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, thì ông Nguyễn Lê

Quốc Trang có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bà Quách Mỹ hương nuôi con chung mỗi

7

tháng 1.500.000 đồng đến khi cháu bé đủ 18 tuổi

2

. Qua xác minh được biết hiện tại

ông Nguyễn Lê Quốc Trang đang làm tài xế cho một doanh nghiệp gần nhà, thu nhập

2.000.000 đồng/tháng. Ngoài ra ông Nguyễn Lê Quốc Trang không có tài sản khác.

Nếu ông Nguyễn Lê Quốc Trang không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi

hành án chỉ được cưỡng chế 30% thu nhập của ông để thi hành án, số ti n này

khoảng 666.000 đồng, không đủ để thi hành số ti n cấp dưỡng hàng tháng.

Theo Quyết định số 59 2015 Q -TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chi u áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì: hộ

nghèo thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở

xuống; hộ nghèo nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000

đồng trở xuống. ối chiếu với các quy định trên thì ông Nguyễn Lê Quốc Trang có

đi u kiện thi hành án. Tuy nhiên, số ti n cưỡng chế trừ thu nhập không đủ thi hành

nghĩa vụ hàng tháng. ến đây tác giả thấy có sự mâu thuẫn giữa hai đi u luật:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào điểm a khoản 1 i u 44a Luật THADS thì ông

Trang đủ đi u kiện thi hành án (thu nhập cao hơn mức sinh hoạt tối thiểu).

Thứ hai, nếu việc cưỡng chế trừ thu nhập như trên vẫn không đủ thi hành

nghĩa vụ hàng tháng (666.000đồng 1.500.000 đồng) thì việc xác định đủ đi u kiện

thi hành án là không đúng.

Thực tiễn trên cho thấy, có trường hợp mặc dù người phải thi hành án có thu

nhập cao hơn mức sinh hoạt tối thiểu quy định nhưng cũng chưa đủ đi u kiện thi

hành án. Bên cạnh đó, quy định v chuẩn nghèo giai đoạn hiện nay khá thấp, chưa

đúng với tình hình kinh tế hiện nay, nếu thực hiện cưỡng chế thi hành án, giử lại

cho họ số ti n theo mức sinh hoạt tối thiểu như quy định là chưa phù hợp. Bởi vì

mỗi năm mức lương cho các khu vực mỗi tăng, nếu đưa ra mức thu nhập tối thiểu

cố định thì không phù hợp, vật giá luôn tăng theo mức lương.

Vì vậy, tác giả đ xuất nâng mức thu nhập tối thiểu đối với chuẩn nghèo

trong giai đoạn tới để đáp ứng với nhu cầu sinh hoạt trên thực tế. Cụ thể: hộ nghèo

thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1,5 tháng lương tối

thiểu trở xuống, hộ nghèo nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng

từ đủ 01 tháng lương tối thiểu trở xuống đối với lương cán bộ, công chức hiện hành.

2 Quyết định công nhận thuận tình ly hôn số 09 2018 Q ST-HNG ngày 25 01 2018 của Tòa án nhân dân

huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng ( hụ lục 1).

8

1.1.2 Tài sản của người phải thi hành án thuộc diện không được kê biên, xử

lý để thi hành án

Một trong các căn cứ xác định người phải thi hành án chưa có đi u kiện thi

hành án là khi người phải thi hành án “có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để

thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật

không được kê biên, xử lý để thi hành án”3

. Thông thường khi xác định người phải

thi hành án có tài sản hay không thì căn cứ vào kết quả xác minh thi hành án. Tuy

nhiên, trong thực tiễn để xác định người phải thi hành án có tài sản để thi hành án

hay không, vẫn còn nhi u ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tư pháp (nội bộ cơ

quan thi hành án, giữa cơ quan thi hành án với viện kiểm sát nhân dân).

Thứ nhất, giữa các Chấp hành viên trong hệ thống thi hành án dân sự vẫn

chưa thống nhất được việc tài sản của người phải thi hành án được cầm cố, thế chấp

trước khi có bản án, quyết định của Tòa án mà sau khi kê biên bán đấu giá, giá trị

tài sản thấp hơn hoặc bằng với số ti n thế chấp thì người phải thi hành án có đi u

kiện hay không có đi u kiện thi hành án.

Ví dụ: Bản án dân sự sơ thẩm số 03 2013 DSST ngày 01 3 2013 của Tòa án

nhân dân huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng tuyên buộc ông Lê Văn Tài, địa chỉ: ấp

hú Tân, thị trấn hú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng có nghĩa vụ trả cho ông

Lâm Văn Chịa số ti n nợ là 64.724.000 đồng4

. Trong quá trình tổ chức thi hành án,

cơ quan thi hành án xác minh được biết ông Lê Văn Tài có tài sản là diện tích quy n

sử dụng đất 500m2

và căn nhà kiên cố gắn li n với đất. Tuy nhiên, tài sản trên đã

được đăng ký bảo đảm để vay thế chấp tại ngân hàng trước khi có quyết định của

Tòa án. Xét thấy giá trị tài sản cao hơn nghĩa vụ bảo đảm nên Chấp hành viên kê

biên, xử lý tài sản theo i u 90 Luật THADS. Sau hơn ba năm đưa tài sản trên ra

bán đấu giá, giảm giá rất nhi u lần nhưng không có người đăng ký mua, đến khi giá

tài sản thấp hơn mức nghĩa vụ bảo đảm Chấp hành viên áp dụng khoản 2 Thông tư

Liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01 tháng 8 năm 2016

của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để thu

hồi quyết định cưỡng chế và áp dụng điểm d khoản 1 i u 48 Luật THADS để hoãn

thi hành án.

3 iểm a khoản 1 i u 44a Luật THADS.

4 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 03 2013 Q ST-DS ngày 03/01/2013 của Tòa án

nhân dân huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng ( hụ lục 2).

9

Theo quy định tại i u 48 Luật THADS, hoãn thi hành án có nghĩa là công

tác thi hành đối với vụ việc này tạm ngưng lại. Mặc dù là hoãn thì hành án, không

thể tiếp tục đôn đốc thi hành, nhưng theo quy định thì hoãn thi hành án vẫn thuộc

loại án có đi u kiện thi hành án5

. Như vậy, nếu phân loại là hoãn thi hành án thì

đồng nghĩa với việc có đi u kiện nhưng không thể thi hành, sẽ làm ảnh hưởng đến

chỉ tiêu giải quyết án cuối năm. Một số Chấp hành viên cho rằng loại việc này được

hiểu là trường hợp tài sản không được kê biên và đ nghị Thủ trưởng cơ quan thi

hành án ra quyết định chưa có đi u kiện thi hành án theo quy định tại điểm a khoản

1 i u 44a Luật THADS. Một số Chấp hành viên khác cho rằng loại việc này có

căn cứ cho hoãn thi hành án theo điểm d khoản 1 i u 48 Luật THADS thì hoãn thi

hành án sẽ phù hợp hơn.

Từ ví dụ vừa nêu, chúng ta thấy vụ việc trên được quy định rõ ràng là trường

hợp hoãn thi hành án6

. Tuy nhiên, có một bất cập đó là, hoãn thi hành án cần ấn

định thời hạn hoãn, vì vậy, việc áp dụng điểm d khoản 1 i u 48 Luật THADS

cũng chưa chính xác. Qua đó chúng ta lại thấy sự chồng chéo giửa điểm a khoản 1

i u 44a và điểm d khoản 1 i u 48 Luật THADS trong quy định phân loại án.

Một căn cứ mà có thể áp dụng cho hoãn thi hành án và cũng có thể áp dụng cho

chưa có đi u kiện thi hành.

Bởi sự chồng chéo này, tác giả nhận thấy căn cứ “tài sản được kê biên theo

Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc

thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm” phù hợp với chưa có đi u kiện hơn. Vì

vậy, tác giả đ xuất bỏ một phần nội dung quy định tại điểm d khoản 1 đi u 48 Luật

THADS. Sở dĩ tác giả đ xuất bỏ một phần nội dung vừa nêu là vì thực tiễn cho

thấy, khi tài sản kê biên theo i u 90 Luật THADS sau khi giảm mà giá trị bằng

hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ bảo đảm phù hợp với quy định v chưa có đi u

kiện thi hành án hơn và tại điểm a khoản 1 i u 44a Luật THADS có bao hàm nội

dung này (“tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi

hành án”). Bởi lẽ, tài sản trên không thể tiến hành kê biên để đảm bảo thi hành án

được. Vì vậy, để quy định pháp luật không bị trùng lặp, chồng chéo khó áp dụng,

tác giả đ xuất sửa đổi cụ thể như sau:

5 i u 8 mục I phần I phụ lục 2 Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/TT-BTP ngày 26/6/2015 của Bộ Tư

pháp sửa đổi, bổ sung một số đi u của Thông tư số 01/2013/TT-BTP ngày 03/01/2013 của Bộ Tư pháp

hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê thi hành án dân sự.

6 iểm d khoản 1 i u 48 Luật THADS.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!