Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN VĂN MẠNH
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU
VÀ CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN VĂN MẠNH
XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CHUYỂN QUYỀN SỞ HỮU
VÀ CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Anh Sơn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn này là kết quả của
một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng bản thân tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Dương Anh Sơn. Tất cả các ý
kiến của tác giả khác nêu trong luận văn được trích dẫn theo đúng quy
định. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Tác giả
Phan Văn Mạnh
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu.. ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN QUYỀN SỞ
HỮU VÀ CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA..................................... 6
1.1. Khái quát về thời điểm chuyển quyền sở hữu........................................... 6
1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu và thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng
hóa.. ....................................................................................................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu ................................................................ 6
1.1.1.2. Khái niệm về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa. ............ 11
1.1.2. Đặc điểm thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa ........................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa.12
1.2. Khái quát về thời điểm chuyển rủi ro.. .................................................... 14
1.2.1. Khái niệm rủi ro................................................................................... 14
1.2.2. Phân loại rủi ro.................................................................................... 15
1.2.3. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định thời điểm chuyển rủi
ro hàng hóa.. ....................................................................................................... 29
1.2.3.1. Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro.. ............................................ 29
1.2.3.2. Đặc điểm của thời điểm chuyển dịch rủi ro. ............................... 31
1.2.3.3. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro.. ........... 32
1.3. Mối liên hệ giữa thời điểm chuyển rủi ro và thời điểm chuyển quyền
sở hữu đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa.. ..................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHƢƠNG
HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN
QUYỀN SỞ HỮU VÀ CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HÀNG HÓA............. 39
2.1. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam... 39
2.1.1. Hàng hóa là những vật gắn liền với đất đai ........................................ 40
2.1.2. Hàng hóa là động sản.......................................................................... 40
2.2. Thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa theo pháp luật Việt Nam ... 49
2.2.1. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định....... 50
2.2.2. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác
định...................................................................................................................... 54
2.2.3. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường
vận chuyển........................................................................................................... 56
2.2.4. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để
giao mà không phải là người vận chuyển ........................................................... 57
2.2.5. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác ........................................... 58
2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu
và rủi ro đối với hàng hóa................................................................................. 60
2.3.1 Về thời điểm chuyển quyền sở hữu ....................................................... 60
2.3.2.Về thời điểm chuyển rủi ro.................................................................... 63
Kết luận.. ............................................................................................................ 67
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, quá
trình này mang lại cho chúng ta nhiều điều kiện thuận lợi như tranh thủ được
nguồn vốn bên ngoài, tận dụng được kỹ thuật khoa học và công nghệ tiên tiến để
vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của mìnhbên cạnh những mặc tích
cực do quá trình hội nhập mang lại còn có những khó khăn mà nền kinh tế nước
ta, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước gặp phải như khả năng cạnh tranh tìm
kiếm thị trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đặc biệt là trong việc ký kết và
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới phương thức
quản lý, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mang lại vào quá trình
sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để có khả năng đứng
vững được trên thị trường quốc tế cũng như trong nước. Bên cạnh đó một trong
những vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp trong hợp tác làm ăn với đối tác
nước ngoài là phải có sự hiểu biết và nắm bắt được các quy định của pháp luật
thương mại cũng như các tập quán thương mại quốc tế.
Hoạt động thương mại thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực
mua bán hàng hóa. Trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, thời điểm chuyển quyền
sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa là nội dung cơ bản hết sức quan trọng
mà các thương nhân phải nắm bắt được trong quá trình làm ăn, hợp tác, đặc biệt
với đối tác nước ngoài. Rủi ro là điều mà các chủ thể trong hợp đồng mua bán
hàng hóa không mong muốn, đó là sự mất mát hư hỏng của hàng hóa, xảy ra bất
ký lúc nào, ngoài ý chí của các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì
vậy việc làm rõ nội dung của thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm
chuyển rủi ro là vấn đề có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
2
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Xác định thời điểm chuyển
quyền sở hữu và chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán
hàng hóa” làm đề tài Luận văn thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như vấn đề về chuyển quyền sở hữu và
chuyển rủi ro đã được các luật gia, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thể
hiện qua các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, cũng như được
thể hiện qua các sách chuyên khảo, các luận văn thạc sỹ chẳng hạn như:
Luận văn thạc sỹ luật học năm 2004 “Những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp
đồng thương mại quốc tế và thực tiễn triển khai trong hoạt động dầu khí tại Việt
Nam” của tác giả Đỗ Cao Lợi; Luận văn thạc sỹ luật học năm 2007 “Đàm phán,
ký kết hợp đồng thương mại quốc tế-lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị
Mộng Truyền; Luận văn thạc sỹ luật học 2009 “Giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa” của tác giả Nguyễn Văn Phái.
Các sách chuyên khảo: Những điểm mới của luật thương mại 2005 của tác
giả Nguyễn Văn Cương; của các tác giả Nguyễn Thanh Thu, Đoàn Thị Hồng
Vân về nội dung “những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Incoterms 2000
tại VN”.
Các bài viết: về “nhận diện các rủi ro pháp lý trong hoạt động thương mại
quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và các giải pháp khắc phục” đăng trên tạp
chí Thông tin khoa học pháp lý số 1+2/2007 của các tác giả Lê Hồng Hạnh, Đinh
Thị Mai Phương, và Nguyễn Văn Cương; về “nhận diện một số rủi ro pháp lý từ
thực tiễn tư vấn hợp đồng thương mại quốc tế” đăng trên tạp chí Thông tin khoa
học pháp lý số 1+2/2007 của tác giả Trần Tuấn Phong; về “rủi ro pháp lý trong
hoạt động thương mại quốc tế” đăng trên tạp chí Thông tin khoa học pháp lý số
1+2/2007 của tác giả Đỗ Trọng Hải; về “nhận diện và quản lý rủi ro” đăng trên
tạp chí thương mại số 16/2004 của tác giả Phạm Hùng Dự; về “tính quốc tế của