Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền
PREMIUM
Số trang
151
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1636

Xác định quan hệ tố chất sức mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng chuyền

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO

TÔ XUÂN THỤC

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ TỐ CHẤT SỨC MẠNH

VỚI KỸ THUẬT NHẢY PHÁT BÓNG, NHẢY

CHUYỀN BÓNG TRONG BÓNG CHUYỀN

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất.

Mã số: 62.14.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. PHAN HỒNG MINH

2. TS. TRẦN ĐỨC PHẤN

HÀ NỘI - 2014.

2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bóng chuyền là một môn thể thao phát triển nhanh và rộng rãi ở nước

ta, là một môn thể thao có tính hấp dẫn cao với các hoạt động kỹ - chiến thuật

biến hoá đa dạng đã thu hút rất nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu. Tập

luyện và thi đấu bóng chuyền không những có tác dụng phát triển thể chất,

củng cố nâng cao sức khoẻ, mà bóng chuyền đỉnh cao còn tạo cho VĐV có

tính tập thể, tinh thần đoàn kết, giáo dục, rèn luyện cho VĐV những phẩm

chất đạo đức và ý chí, góp phần vào việc giáo dục, phát triển con người toàn

diện.

Trong lĩnh vực GDTC trường học, cũng như trong lĩnh vực TDTT quần

chúng, bóng chuyền được phát triển ở hầu hết các địa phương trong cả nước,

được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tập luyện; đồng thời bóng

chuyền đã trở thành môn học chính thức trong chương trình GDTC tự chọn

tại các trường THPT, Đại học, Cao đẳng và THCN, hàng năm đều có các giải

thi đấu môn bóng chuyền của học sinh, sinh viên toàn quốc, là môn thi đấu

chính thức tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc, cũng như Hội thi nghiệp vụ sư

phạm toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Về thể thao thành tích cao, bóng chuyền Việt Nam được đánh giá là có

sự tiến bộ vượt bậc so với những năm trước đây. Vừa qua, đội tuyển bóng

chuyền nam Việt Nam đã giành được thứ hạng nhất định trong khu vực. Hiện

nay bóng chuyền hiện đại thế giới đã phát triển mạnh theo xu hướng toàn

diện: Cao, nhanh, mạnh, linh hoạt thể hiện trên tất cả kỹ thuật của bóng

chuyền, từ mở đầu là phát bóng, đệm bóng, chuyền bóng, cuối cùng là đập

bóng. Bóng chuyền hiện đại phải khống chế tầm cao trên không bằng tiếp xúc

bóng nhanh. Có thể nói, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng kết hợp với

hoạt động đập bóng là biện pháp chính để giành điểm, là mặt đối lập của

phòng thủ (đỡ phát bóng, đỡ đập bóng, chắn bóng...) luôn là mặt chính tạo ra

3

sự mất cân bằng giữa tấn công và phòng thủ. Tấn công là mặt chính yếu, thúc

đẩy toàn bộ kỹ thuật bóng chuyền phát triển. Trong bóng chuyền, từ kỹ thuật

phát bóng, di chuyển trong phòng thủ, di chuyển trong chuyền hai, di chuyển

trong chắn bóng đến các kỹ thuật khác đều thể hiện nổi trội tố chất, năng lực

sức mạnh mà rõ nhất là nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng, các huấn luyện

viên khi huấn luyện đã tăng cường các bài tập kỹ thuật và thể lực toàn diện

hơn như sức mạnh nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật toàn diện, biến hóa nhiều

trên cơ sở tâm lý ổn định. Muốn có sức tấn công nhanh, mạnh, biến hóa thì

sức mạnh là yếu tố quyết định để vượt lên trên đối phương giành chiến thắng.

Thực tế của công tác giảng dạy - huấn luyện bóng chuyền hiện nay cho

thấy, một trong những xu thế rõ nhất của bóng chuyền hiện đại là tấn công

chiếm ưu thế hơn phòng thủ, đồng thời xu hướng phát triển bóng chuyền hiện

đại là: Toàn diện, nhanh, cao, biến. Về mặt kỹ, chiến thuật - khâu thể hiện

chính tính đối kháng trong thi đấu nhằm được điểm nhiều hơn và đối phương

được điểm ít hơn, nên việc nghiên cứu các kỹ thuật thuộc hai phạm trù tấn

công và phòng thủ là một trọng điểm trong phát triển bóng chuyền hiện đại.

Thực tế quá trình phát triển của bóng chuyền cho thấy: Kỹ thuật luôn là một

khâu then chốt để thực hiện mục tiêu chiến thuật nhằm giải quyết quy luật

được mất điểm trên cơ sở tố chất thể lực và hình thái cơ thể tốt. Nói một cách

khác, kỹ thuật là khâu xuyên suốt để hợp đồng trực tiếp giữa các thành viên

trong đội để chiến thuật biến hoá trên cơ sở kỹ thuật điêu luyện trong đó kỹ

thuật tấn công làm trung tâm, gồm các kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền

bóng, đập bóng...

Hoàn thiện kỹ - chiến thuật tấn công trong bóng chuyền hiện đại là nhờ

nâng cao khả năng phối hợp tấn công nhanh với tín hiệu, xu thế trong tấn

công là giãn vị trí tấn công ra xa lưới, phối hợp nhanh, biến hoá ở vị trí số 3,

hơn nữa tấn công từ tuyến hai ngày càng được sử dụng rộng rãi. Lối đánh tốc

4

độ và bất ngờ kết hợp với động tác giả như: Nhảy phát bóng, nhảy chuyền

bóng, chạy lên đập giả, nhảy giả, đập bóng bằng bật nhảy một chân… đã

được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Trong thi đấu, các pha phản

công liên tục, tối đa, có hiệu quả đã tạo áp lực lâu dài lên đối phương. Cho

đến nay, nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng được coi là một trong những

kỹ thuật tấn công rất có hiệu quả, với việc thay đổi luật thi đấu gần đây cho

phép phát bóng chạm lưới, nên các VĐV đã chú trọng rất nhiều đến chiến

thuật phát bóng, chuyền bóng. Những pha phát bóng luôn với mục đích phá

vỡ chiến thuật tấn công của đối phương, thậm chí nếu chiến thuật phát bóng

tốt sẽ giành được điểm trực tiếp [28], [36].

Mặt khác, bóng chuyền hiện đại đòi hỏi các VĐV phải có một thể lực

tốt, khả năng phối hợp tấn công biến hoá, đa dạng. Hơn nữa, hiện nay trong

thi đấu bóng chuyền đã có VĐV libero chuyên về phòng thủ, do đó cần thiết

phải có một sự phối hợp chiến thuật thi đấu tốt đặc biệt là chiến thuật phát

bóng tốt mới đem lại hiệu quả cao trong thi đấu. Một trong những yếu tố được

xác định có mối quan hệ mật thiết đối với các kỹ - chiến thuật bóng chuyền

hiện đại đó là tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất sức mạnh. Việc xác định được

mối quan hệ ảnh hưởng giữa tố chất sức mạnh với các kỹ - chiến thuật như

nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng sẽ là cơ sở để các giáo viên, HLV làm căn

cứ điều chỉnh quá trình giảng dạy, huấn luyện kỹ - chiến thuật nhằm nâng cao

hiệu quả trong tập luyện và thi đấu. Nhưng tiếc rằng đến nay, vấn đề này vẫn

chưa được các nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vấn đề giảng dạy - huấn luyện kỹ, chiến

thuật và thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền đã thu hút sự

chú ý quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học TDTT, các nhà nghiên cứu,

các nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đinh Văn Lẫm

(1994, 1999) [28], [29]; Ngô Trung Lượng, Phan Hồng Minh (1965) [32]; Phan

5

Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn (1997) [35], [36]; Trần Hùng

(2007) [31]; Phạm Thế Vượng (2008) [83]; Lê Trí Trường (2012) [77]... Kết

quả nghiên cứu của các công trình này đã đưa ra được hệ thống các bài tập

huấn luyện kỹ thuật đập bóng cũng như hệ thống các bài tập huấn luyện tâm lý,

thể lực chuyên môn cho sinh viên, VĐV bóng chuyền.

Có thể khẳng định, các kết quả nghiên cứu trên, dù ở lĩnh vực này hay

ở lĩnh vực khác tuy chưa nhiều, song chúng là cơ sở ban đầu hết sức đáng quý

cả về mặt tư liệu lẫn về mặt định hướng, và về phương pháp nghiên cứu đối

với đối tượng chủ yếu trong giảng dạy - huấn luyện kỹ chiến thuật, tố chất thể

lực chuyên môn cho VĐV các đội tuyển cũng như sinh viên chuyên sâu các

trường Đại học TDTT.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm mục đích phát triển tố chất

thể lực và kỹ thuật chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền, góp

phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học bóng chuyền cho sinh viên

chuyên sâu ngành sư phạm thể dục trường Đại học TDTT Bắc Ninh, từng

bước nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy - học tập trong nhà trường, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“XÁC ĐỊNH QUAN HỆ TỐ CHẤT SỨC MẠNH VỚI KỸ THUẬT NHẢY

PHÁT BÓNG, NHẢY CHUYỀN BÓNG TRONG BÓNG CHUYỀN”

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu, sử dụng các trang thiết bị quan

trắc video vào nghiên cứu kỹ thuật trên các đối tượng sinh viên, VĐV bóng

chuyền, luận án tiến hành xác định đặc điểm và mối tương quan giữa tố chất

sức mạnh chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong

bóng chuyền, trên cơ sở đó hệ thống hóa các bài tập phát triển tố chất sức

mạnh chuyên môn đối với mối tương quan giữa sức mạnh và kỹ thuật nhảy

phát bóng, nhảy chuyền bóng cho sinh viên chuyên sâu bóng chuyền.

6

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục

tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Xác định đặc điểm sinh cơ học và mối quan hệ giữa tố chất sức

mạnh với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng trong bóng

chuyền.

Mục tiêu 2: Hệ thống hóa và xác định hiệu quả các bài tập phát triển sức

mạnh của kỹ thuật nhảy phát bóng và nhảy chuyền bóng trong

bóng chuyền.

Giả thuyết khoa học của luận án:

Giả thuyết xác định rằng, nếu mối quan hệ giữa tố chất sức mạnh

chuyên môn với kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền bóng được xác định là

mối tương quan mạnh và thuận chiều thì hệ thống các bài tập phát triển sức

mạnh mà luận án nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả ứng dụng đối với mối tương

quan giữa sức mạnh chuyên môn và hai kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy chuyền

bóng. Đồng thời mối quan hệ ảnh hưởng này sẽ là cơ sở để các HLV, các giáo

viên làm căn cứ góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy phát bóng, nhảy

chuyền bóng luyện trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cho sinh viên,

VĐV bóng chuyền.

7

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1. Những vấn đề cơ bản của bóng chuyền hiện đại.

1.1.1. Đặc trưng của thi đấu bóng chuyền hiện đại.

Bóng chuyền, môn thể thao đồng đội thi đấu đối kháng gián tiếp do có

lưới ngăn cách, không va chạm thân thể trực tiếp, hoạt động thi đấu bóng

chuyền theo hướng Toàn diện - Cao - Nhanh - Biến, đòi hỏi ở VĐV khả năng

thích ứng với LVĐ lớn và năng lực phối hợp vận động cao trong thời gian dài

[14], [16], [34], [35].

Toàn diện trong thi đấu bóng chuyền thể hiện ở việc thực hiện một loạt

kỹ thuật cơ bản và biến hóa (chuyền, đệm, phát, đập, chắn) trong một khoảng

thời gian ngắn. Kỹ thuật ứng dụng thi đấu (vận dụng cụ thể trong thi đấu); kỹ

thuật sở trường, tức khả năng vận dụng điêu luyện vào tình huống nào đó

được đào tạo phù hợp với điều kiện cá nhân (chuyền 2, libero, chủ công, phụ

công, hoặc sở trường về phát, phòng thủ, chuyền 1, chắn), độc chiêu tức có

trình độ kỹ xảo cao mang tính sáng tạo, độc đáo của cá nhân mà người khác

chưa đạt tới. Cuối cùng xuyên suốt mang tính nền móng cơ sở tạo điều kiện

cho sự phát triển của tất cả các kỹ thuật trên mà mọi tài năng muốn phát triển

đến trình độ cao nhất cần có là công cơ bản (công tay, công thân, công chân,

công mắt và năng lực phán đoán cảm nhận). Ngoài toàn diện về kỹ thuật ra

còn phải toàn diện về tri thức, vận dụng kỹ- chiến thuật cá nhân và tập thể,

năng lực thích ứng với hoàn cảnh, sức khoẻ, tâm lý, nhân cách và thể lực

chuyên môn. Sự toàn diện thể hiện năng lực, trình độ thi đấu gắn chặt hữu cơ

thống nhất ở con người. Tính toàn diện này cần gắn với xu thế phát triển của

bóng chuyền hiện đại, hướng ứng dụng của quá trình đào tạo, huấn luyện,

đồng thời là yêu cầu toàn diện của từng cá nhân VĐV, chưa kể phạm vi trình

độ tổng hợp một đội bóng hình thành sức mạnh thể hiện về trình độ thi đấu

cao trước mọi đối thủ [13], [22], [28], [42], [43].

8

Cao trong bóng chuyền chỉ chiều cao đứng, cao với tay, bật cao xa có

đà hoặc không có đà, cao thể hiện năng lực khống chế không gian cao xa tạo

điều kiện cho VĐV khống chế tầm cao, không gian chiều cao theo chiều

thẳng đứng và chiều ngang [43], [46], [53], [55], [83].

Nhanh trong bóng chuyền chỉ năng lực thực hiện động tác nhanh, tần số

động tác nhanh (bật đập nhanh, ghìm nhanh, xoay chuyển nhanh), nhanh

trong sự điều khiển của thần kinh theo hướng tăng tốc và nhanh trong giảm

tốc. Nhanh chính là điều kiện để thực hiện được là biến hoá [43], [46], [53],

[71], [87], [88].

Biến hoá nhanh chỉ năng lực điều khiển cao nhất với trình độ kỹ năng,

kỹ xảo cao vận dụng trong điều kiện biến đổi của thi đấu. Biến hoá phải thể

hiện trên cơ sở nhịp điệu tốc độ biến điểm, biến tầm, biến phương, biến chiều,

biến hình động tác, biến lực...). Bóng chuyền phải vận động tiếp xúc điều

khiển bóng trong thời gian rất ngắn (theo luật), bóng lại luôn chuyển động

trên không, không dừng lại nên biến hoá là mục tiêu cao nhất mang tính nghệ

thuật sáng tạo cao, tức tài năng bóng chuyền cần có năng lực linh hoạt cao

[13], [14], [16], [22], [28], [34], [35], [42], [43].

1.1.2. Xu thế hiện đại trong các môn thể thao tập thể.

Do thành tích thi đấu không đo đếm được mà chỉ xác định theo chuẩn

mực quy định mang tính quan sát chủ quan, nên sự phát triển của từng môn

thể thao tập thể (môn bóng) chủ yếu bằng phương pháp xây dựng mô hình

VĐV tương ứng với nó và là mô hình của từng tuyến chơi.

Có thể khái quát một số xu thế chính phát triển các môn thể thao tập thể

trong thời gian hiện nay là:

Sự phát triển nhanh mang tính phổ cập, làm cho thể thao trở thành bộ

phận không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của con người hiện đại

[1], [6], [8], [29], [58].

9

Trong công tác huấn luyện và thi đấu đặc biệt nâng cao lượng vận động

tối đa, chú trọng các tố chất chuyên môn đặc thù, chuyên môn hoá từng cầu

thủ, chú trọng các kỹ thuật sở trường của VĐV để thích ứng nhanh với nhịp

độ thi đấu cao luôn biến đổi [2], [7], [12].

Toàn diện hoá lối chơi và chức năng của cầu thủ. Huấn luyện toàn diện

các tuyến chơi trong giai đoạn thi đấu khác nhau, chú ý chức năng thi đấu của

từng cầu thủ cùng với việc phối hợp nhuần nhuyễn với một lượng vận động

ngày càng lớn, chất lượng cao hoạt động thi đấu của toàn đội [24], [25], [27].

Sự tri thức nghệ thuật hoá lối chơi và chức năng của các cầu thủ được

đặc biệt quan tâm: VĐV phải nắm vững nhanh và chính xác diễn biến trận

đấu cùng những tình huống phát triển của nó. Có suy nghĩ độc lập, sáng tạo

ứng phó nhanh, linh hoạt phối hợp toàn đội một cách nhịp nhàng. Trong huấn

luyện phải kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ bẩm sinh với tiếp thu, bổ xung hình

thành nhanh các kỹ năng vận động, kinh nghiệm thi đấu của đội thông qua các

cuộc thi đấu lớn [30], [31], [32]

Nói tóm lại xu thế phát triển của các môn thể thao tập thể biểu hiện ở

tính năng động và tích cực của từng đấu thủ, chất lượng hiệu quả của các

hành động phối hợp thi đấu ăn ý của họ và uy tín phổ cập của từng môn thể

thao tập thể.

1.2. Tổng quan những đặc điểm cơ bản về kỹ thuật - chiến thuật trong thi

đấu bóng chuyền.

1.2.1. Đặc điểm về kỹ thuật.

Trong huấn luyện thể thao mặc dù với những giá trị khác nhau, song kỹ

thuật thể thao vẫn là một trong những đại lượng cơ bản để xác định thành tích.

Do đó một bộ phận chính của huấn luyện thể thao là huấn luyện kỹ thuật thể

thao, phải hướng vào sự lĩnh hội và việc nắm vững chắc chắn phần nào thành

thạo kỹ thuật thể thao.

10

Kỹ thuật là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ chiến thuật. Trình độ vận

dụng kỹ thuật trong mọi tình huống thi đấu liên quan chặt chẽ với trình độ thể

lực, năng lực tâm lý [11], [72], [73]. Trong bóng chuyền tính phối hợp tập thể

cao, phức tạp, kỹ thuật ứng dụng mang tính chuyên môn cao, tinh tế, như phát

bóng - chuyền - đệm - đập - chắn bóng.

Theo các tác giả Iu.N.Klesep, A.G.Airianx (1997) Kỹ thuật là tổng hợp

của các động tác chuyên môn cần thiết cho VĐV bóng chuyền để đạt thành

tích cao trong thi đấu. Trong mỗi giai đoạn phát triển, kỹ thuật là phương tiện

quan trọng để tiến hành thi đấu, tạo điều kiện giải quyết các nhiệm vụ chiến

thuật cụ thể trong các tình huống khác nhau trong khuôn khổ của luật quy

định. Để đạt được hiệu quả cao khi giải quyết các tình huống chớp nhoáng

xảy ra trong quá trình thi đấu, VĐV bóng chuyền phải nắm vững các loại kỹ

thuật và sử dụng chúng có hiệu quả trong thi đấu [30].

Theo đặc điểm tổ chức các hoạt động thì kỹ thuật thi đấu được chia

thành làm 2 loại: Kỹ thuật tấn công và kỹ thuật phòng thủ. Mỗi loại chia

thành 2 nhóm: Kỹ thuật di chuyển và kỹ thuật với bóng. Mỗi nhóm được chia

ra hàng loạt các động tác kỹ thuật: Kỹ thuật di chuyển gồm 4 loại: (tư thế

chuẩn bị, đi, chạy, nhảy); kỹ thuật tấn công gồm 3 loại (phát bóng, chuyền

nêu bóng, đập bóng); kỹ thuật phòng thủ gồm 2 loại (đỡ bóng và chắn bóng).

1.2.2. Đặc điểm về chiến thuật.

Hiện nay với trình độ thành tích thể thao cao, việc xử lý về chiến thuật

của một VĐV, một nhóm hay toàn đội trong thi đấu đã trở thành một nhân tố

xác định thành tích. Nhân tố này có thể có ý nghĩa quyết định thắng hay bại.

Theo D. Harre (1988), chiến thuật thể thao được hiểu là học thuyết chỉ

đạo cuộc đấu thể thao. Học thuyết này thể hiện trên 3 hình thức tương ứng với

các bộ môn thể thao và các môn thể thao khác nhau: Thi đấu cá nhân, thi đấu

giữa 2 người và thi đấu đồng đội [17].

11

Bóng chuyền là môn thi đấu đồng đội, chiến thuật là việc tổ chức phối

hợp của toàn đội trong thi đấu với sự giúp đỡ phối hợp của các hoạt động

mang tính chất cá nhân, nhóm và toàn đội. Mục đích hàng đầu của huấn luyện

chiến thuật là dạy cho người tập thực hiện các động tác kỹ thuật phù hợp với

các tình huống thi đấu. Trình độ điêu luyện chiến thuật của VĐV bóng

chuyền sẽ không thể có được nếu như VĐV không có sự hiểu biết về chiến

thuật thi đấu hiện đại, và lịch sử phát triển của chiến thuật. Dựa trên các

nguyên tắc tổ chức hoạt động, chiến thuật thi đấu bóng chuyền được chia

thành: chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ. Các loại chiến thuật

được chia thành các nhóm chiến thuật: chiến thuật cá nhân, chiến thuật nhóm

và chiến thuật toàn đội [43], [60], [61].

Chiến thuật tấn công: Chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ

có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Mỗi một động tác phòng thủ cũng là một

hoạt động phản công hoặc chuẩn bị tấn công [30], [35], [43].

Chiến thuật cá nhân trong tấn công: Hoạt động chiến thuật của từng

VĐV là một phần của chiến thuật toàn đội, bao gồm: hoạt động không có

bóng và hoạt động có bóng.

Các hoạt động không bóng có liên quan tới chọn vị trí để đỡ phát

(chuyền một, chuẩn bị tấn công), chọn vị trí chuyền hai (tổ chức tấn công),

chọn vị trí đập bóng (hoàn thành tấn công), những hoạt động này ổn định kéo

dài trong suốt thời gian thi đấu nhằm thu hút đánh lừa đối phương.

Các hoạt động có bóng gồm các hoạt động chọn các cách phối hợp tấn

công, phòng thủ và áp dụng biện pháp đó có hiệu quả. VĐV có thể dùng các

cách phát bóng biến lực (đa dạng), đập bóng nhiều kiểu khác nhau... để làm

đối phương ảnh hưởng về tâm lý và rối loạn chiến thuật.

Chiến thuật nhóm trong tấn công: Là sự phối hợp của hai hoặc một số

VĐV nhằm giải quyết một phần nhiệm vụ chiến thuật của toàn đội.

12

Đội hình thi đấu trên sân của đội được bố chí thành hai hàng, các VĐV

hàng trên và các VĐV hàng dưới, phản ánh sự phối hợp của các VĐV cùng

hàng và giữa hai hàng. Nhưng sự phối hợp đó được xác định bằng số lần

chạm bóng của đội và vị trí đứng để thực hiện tấn công.

Chiến thuật toàn đội trong tấn công: Hiệu quả tấn công phụ thuộc

không chỉ vào trình độ chuẩn bị kỹ - chiến thuật cá nhân của các VĐV và

hành động chuẩn xác của người chủ công mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất

và phối hợp ăn ý chặt chẽ của toàn đội.

Chiến thuật phòng thủ: Mục đích của chiến thuật phòng thủ là làm vô

hiệu hoá các đợt tấn công của đối phương. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng thủ

là không để bóng rơi xuống sân đội mình và không phạm lỗi kỹ thuật, đồng

thời tìm cơ hội để tạo ra các pha bóng tấn công sang sân đối phương [35],

[43].

Chiến thuật cá nhân trong phòng thủ: Tư thế chuẩn bị, chọn vị trí để

hoạt động và các hoạt động không trực tiếp với bóng.

Chiến thuật nhóm trong phòng thủ: Là sự phối hợp hành động của một

số VĐV hoặc một số bộ phận trong các tình huống thi đấu khác nhau. Các bộ

phận liên quan được xác định bằng 3 tuyến phòng thủ: hàng chắn bóng, yểm

hộ chắn bóng và phòng thủ hàng sau.

Chiến thuật toàn đội trong phòng thủ: Chiến thuật toàn đội phòng thủ

được xác định bằng 3 tuyến (chắn bóng, yêm hộ và phòng thủ hàng sau), được

quyết định tùy thuộc vào phương án bố trí đội hình và sự phối hợp hoạt động

của các VĐV khi chắn bóng và phòng thủ đỡ đập bóng.

1.2.3. Xu hướng phát triển kỹ thuật phát bóng và chuyền bóng trong

bóng chuyền hiện đại.

Do phân hoá mạnh chuyên sâu toàn diện nhằm phát huy năng lực vận

động điều khiển vận dụng của con người, thêm cải tiến luật thi đấu ngày càng

13

hoàn chỉnh, kỹ thuật phát bóng và chuyền bóng trong bóng chuyền những

năm gần đây, nhất là sau khi luật thi đấu mới ra đời, đã hiện rõ xu hướng phát

triển theo các hướng nổi bật là phát bóng cao, chuyền bóng nhanh biến.

Phát bóng điểm chạm phát bóng tầm cao:

Trong thi đấu bóng chuyền trước đây, sau khi kỹ thuật phát bóng bổ

nghiêng mạnh ra đời, người ta đã dùng cách đối phó là chuyền bóng cao tay

đỡ bước một với các tư thế thấp lăn ngã, rồi sinh ra kỹ thuật đệm bóng bàn

tay, mu bàn tay và cổ tay nhưng không được chính thức chấp nhận vì cho đệm

bóng là kỹ thuật chuyền bóng “ngoại lai” không chính thống, không mang

tính khéo léo của bàn tay và ngón tay. Do quan niệm đơn sơ như vậy, nên kỹ

thuật đệm bóng không được nghiên cứu và phát triển. Chỉ khi bóng bay và

đập bóng mạnh cắm ra đời, đệm bóng mới được thừa nhận là kỹ thuật chính

thức với đầy đủ chức năng kỹ chiến thuật, các hệ phương pháp giảng dạy

huấn luyện cho nó. Bóng bay đã hoàn thiện kỹ thuật đệm bóng, đưa đệm bóng

thành một kỹ thuật làm kỹ thuật bóng chuyền hoàn thiện toàn diện hơn, là mặt

đối lập của phát bóng và đập bóng [28], [45], [46].

Do kỹ thuật đệm bóng được nâng cao chi tiết chuyên sâu nên đã trở

thành vũ khí tốt đối lập với tấn công phát bóng đập bóng, việc nghiên cứu đập

bóng phát bóng được đẩy mạnh. Trong thời gian dài, đệm bóng chế ngự được

uy lực phát bóng (mạnh, bay) đập bóng nên bóng chuyền đã quay lại trong

thời gian dài dùng phát bóng bảo đảm qua lưới (phát cao tay trước mặt) không

hỏng nên được điểm phải nhờ chắn bóng phòng thủ phản công. Mức đối

kháng giảm rõ trong khâu đỡ phát - tấn công sau đỡ phát, thi đấu bóng chuyền

trở nên kém hấp dẫn do kéo dài thời gian đấu.

Các chuyên gia đã tìm cách tăng uy lực phát bóng nhằm gây khó khăn

cho đệm bóng bằng cách phát triển biến hoá các loại hình phát bóng như: Phát

bóng bay cao tụt, bay là ngang lượn sóng hay rắn bò, bay rẽ ngang, bay lao

14

ngực… nhưng chưa thật thành công và kĩ thuật nhảy phát bóng cao mạnh ra

đời. Nhảy phát bóng có cấu trúc động tác giống vụt đập quần vợt, phát bóng

tiếp xúc ở tầm cao, tốc độ nhanh, phạm vi khống chế điểm rơi sân đối phương

ở hàng sau tốt, dùng sức mạnh toàn thân như đập bóng mạnh nên tính tấn

công tăng rõ và được các VĐV có thể hình cao to sức bật tốt nhất là các đội

Âu Mỹ tiếp nhận sử dụng rất nhanh. Trước đó tỷ lệ phát bóng ăn điểm trực

tiếp chỉ khoảng 1 - 2% tối đa 5%, tỉ lệ đỡ phát tốt và tổ chức tấn công sau đỡ

phát thành công tới 70%, dẫn đến chiến thuật tấn công của quá trình phát - đỡ

phát đa dạng (nhất là hàng sau đan lên) với mức thành công 45% (phản công

đạt 15%), với nữ trên 30% và phản công khoảng 20%. Các đội Châu Á, đặc

biệt là nữ trong thời kỳ này đã phát huy hết mức đệm bóng tổ chức chiến

thuật tấn công sau đỡ phát rất thành công nên đã giữ chức vô địch thế giới

nhiều lần trước các đội Âu Mỹ [44], [56].

Do uy lực phát bóng giảm nên tăng hiệu quả tấn công của giai đoạn

phát - đỡ phát tấn công, gánh nặng của thi đấu đối kháng rơi vào quá trình

phòng thủ chắn bóng phản công rõ nhất là quá trình chắn bóng - phòng thủ

phản công sau tấn công sau đỡ phát. Mức đối kháng căng thẳng nhất là chắn

bóng - phòng thủ đỡ đập, tỉ lệ chắn bóng thấp, tỉ lệ phòng thủ đỡ đập càng

thấp hơn. Vì thế phần lớn yếu tố tổ chức phản công phải bằng hình thức chiến

thuật đơn giản điển hình là điều chỉnh phản công. Đối với các đội nam trình

độ cao trên thế giới thường chỉ đạt 30% thành công trong chắn bóng, còn đội

nữ thường chỉ đạt 20%.

Ngay khi thi đấu theo luật mới, do sợ phát hỏng mất điểm nên xảy ra

hiện tượng tương tự phát kém uy lực - đỡ phát tốt - tấn công sau đỡ phát đa

dạng và gánh nặng rơi vào chắn bóng phòng thủ của phản công. Theo thống

kê, các đội nam nữ mạnh của ta thì chắn bóng phòng thủ phản công ít thành

công nên thi đấu xảy ra hiện tượng “ăn nhát một”, bên phát bóng ít được

15

điểm, bên đỡ phát lại tấn công ăn điểm giành lại quyền phát bóng khá dễ

dàng.

Các đội nam nữ phương đông do thể hình tương đối thấp linh hoạt

trong tấn công sau đỡ phát nhất là khi uy lực phát tấn công cao cho nên hiệu

quả của giai đoạn này giảm, khó tổ chức tấn công biến hoá đa dạng ảnh

hưởng kết quả thi đấu. Rõ ràng để đối phó với nhảy phát bóng cao mạnh cũng

như các biến hoá của nó phải “cắt” ngay, nếu không sẽ bị đối phương dẫn

điểm.

Vũ khí nhảy phát bóng của VĐV cao to có sức bật tốt sức mạnh lớn

chứng tỏ uy lực tấn công lớn, ép ghìm đối phương ngay từ đầu, không cho đối

phương tổ chức tấn công biến hoá ngay sau đỡ phát. Điều đó không chỉ gây

khó khăn cho các đội Châu Á mà ngay các đội Âu Mỹ cũng gặp khó khăn về

đỡ phát tấn công. Tăng tầm cao khi phát bóng, làm đối phương khó đỡ phát

phá chuyền bước 1 cao hơn, nhằm áp đảo đối phương giành chủ động từ đầu.

Các kỹ thuật nhảy phát quạt chém bổ bóng, phát bay và mạnh, phát cắm và là

là ngang làm nhảy phát biến hoá hơn. Do chiều cao đứng VĐV tăng nhanh

gần như bóng rổ, sức bật cao, lực tay lớn, tốc độ vung tay nhanh nên đúng là

nhảy phát bóng rất “khó chịu”, được ứng dụng rộng trong bóng chuyền hiện

đại. Đội nữ Cu Ba có Luis, Margarita, Mosai (Braxin) Carol (Mỹ)

Artamonova (Nga) Gui Yongmei (Trung Quốc)… nhảy phát uy lực với tầm

chạm bóng khoảng 300cm. Với nam bật với trung bình khoảng 350 - 360 cm

(cao nhất 372 cm), tầm chạm bóng phát cao nên nhảy phát bóng thường rơi ở

cuối sân khoảng 200cm, độ rơi phủ khá kín hàng sau… Nhảy phát bóng từ

cao xuống với biến hoá của nó, tốc độ bóng nhanh (cao nhất khoảng 30 -

32m/s, tức 108 - 115km/g) nên kỹ thuật phát bóng đó là yếu tố thúc đẩy giành

điểm trong thi đấu. Ở Thế vận hội lần thứ 25, trận đấu giữa nam Braxin - Hà

lan, Braxin dùng nhảy phát mạnh được 11 điểm giúp đội giành chức vô địch

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!