Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác Định Năng Suất Và Hiệu Quả Rừng Trồng Keo Lai Tại Lâm Trường Madrăk Làm Cơ Sở Đề Xuất Biện Pháp Kinh Doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
****************
ĐẶNG THÀNH NHÂN
XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ RỪNG
TRỒNG KEO LAI TẠI LÂM TRƯỜNG MADRĂK LÀM
CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VŨ TIẾN HINH
HÀ TÂY, năm 2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
****************
ĐẶNG THÀNH NHÂN
XÁC ĐỊNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI
LÂM TRƯỜNG MADRĂK LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH
DOANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ TÂY, năm 2007
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN VĂN
ÔTC : ô tiêu chuẩn
D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)
Hvn : Chiều cao vút ngọn
Dg : Đường kính bình quân theo tiết diện
Hg : Chiều cao bình quân theo tiết diện
Di : Đường kính cỡ kính i
Ni : Số cây của cỡ kính i
N : Tổng số cây của ô
N/ô : Số cây /ô
N/ha : Mật độ ( cây/ha)
M/ô : Trữ lượng (m3
/ô)
M/ha : Trữ lượng (m3
/ha)
A : Tuổi cây rừng
Vi : Thể tích cây thứ i
N-D1,3 : phân bố số cây theo cỡ kính
N-H : Phân bố số cây theo chiều cao
H-D : Tương quan chiều cao với đường kính
S : Sai tiêu chuẩn
S% : Hệ số biến động
Sk : Độ lệch
Ex : Độ nhọn
Dbq : Đường kính bình quân
Hbq : Chiều cao bình quân
R : Hệ số tương quan
NPV : Giá trị hiện tại của lợi nhuận
BCR : Tỷ lệ thu nhập trên chi phí
IRR : Tỷ lệ thu hồi nội bộ
PV : Phương pháp chiết khấu
FV : Phương pháp tích luỹ
Ln : Tổng lợi nhuận
Dt : Tổng doanh thu
Z : Tổng chi phí
Bi : Giá trị thu nhập năm thứ i
Ci : Chi phí năm thứ i
[ 20] : Số tài liệu tham khảo
DANH MỤC BIỂU
Trang
4.1 : Tổng hợp một số chỉ tiêu điều tra ô tiêu chuẩn 29
4.2 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất I 31
4.3 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất II 33
4.4 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/D cấp đất III 34
4.5 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất I 36
4.6 : Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất II 37
4.7 Các chỉ tiêu đặc trưng cho phân bố thực nghiệm N/H cấp đất III 38
4.8: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất I 41
u 4.9: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất II 42
4.10: Một số chỉ tiêu thống kê tương quan H = a+b.Log(D) cấp đất III 43
4.11: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất I 46
4.12: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất II 47
4.13: Một số chỉ tiêu sản lượng lâm phần cấp đất III 48
4.14: Tổng hợp trữ lượng rừng keo lai ở 3 cấp đất (m3
/ha) 49
4.15: Chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ 1 ha rừng trồng từ năm I-VII 53
4.16: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất I 54
4.17: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất II 55
4.18: Thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai cấp đất III 55
4.19: Bảng cân đối chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng cấp đất I 56
4.20: Bảng cân đối chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng cấp đât II 57
4.21: Bảng cân đối chi phí và thu nhập1 ha rừng trồng cấp đất III 58
4.22: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất I 60
4.23: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất II 61
4.24: Xác định hiệu quả kinh tế rừng Keo lai cấp đất III 61
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mật độ lâm phần Keo lai theo tuổi và cấp đất 30
Hình 4.2: Quan hệ H/D ô tiêu chuẩn số 1 cấp đất I 46
Hình 4.3: Trữ lượng rừng Keo lai theo tuổi và cấp đất 49
Hình 4.4: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất I 56
Hình 4.5: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất II 57
Hình 4.6: Cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng Keo lai cấp đất III 58
Hình 4.7: Lãi suất /ha rừng trồng theo tuổi và cấp đất xác định bằng 59
phương pháp tĩnh
Hình 4.8: Lãi suất /ha theo tuổi và cấp đất xác định theo 63
phương pháp động
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha, được xếp thứ
55 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới . Vào loại trung bình về diện tích
, nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất tự nhiên theo đầu người
vào loại thấp ( 0,42ha, trong khi bình quân thế giới là 3,26 ha/đầu người), xếp
thứ 120 trên thế giới. Đất Nông nghiệp bình quân đầu người chỉ đạt 0,13ha
( trong khi bình quân thế giới là 1,2ha) và đất canh tác bình quân đầu người
lại còn thấp hơn, chỉ có dưới 0,1ha (trong khi bình quân thế giới là 0,4ha).
Những năm vừa qua, việc khai thác không theo kế hoạch, làm chất
lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc khác, việc phát rừng làm nương
rẫy ở một số vùng miền núi cũng như tình trạng di dân không hợp lý đã làm
cho diện tích rừng ngày càng giảm sút cũng như nhiều loài thực vật và động
vật hoang dã quý hiếm giảm dần về số lượng và mất dần những đặc tính di
truyền tốt. Từ đó tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng giảm sút dần.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng cây nông nghiệp một cách
ồ ạt làm cho độ che phủ của rừng giảm dần.
Trong những thập kỹ qua, do thực hiện tích cực các chương trình trồng
rừng nên đến năm 2002, mức che phủ rừng đã nâng lên đến 36% ,với tập đoàn
cây phong phú. Trong Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng ( từ 1998 – 2010 ) ,
có 2 triệu hecta rừng sản xuất được trồng bằng cây lâm nghiệp tạo nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo , gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội.
Vì vậy, việc lựa chọn các loài cây mọc nhanh, năng suất cao và đem lại
hiệu quả kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết trong thực tiễn sản xuất . Mặt khác ,
do nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, nên việc tận dụng các loại sản phẩm
gỗ nguyên liệu của rừng trồng ngày càng tăng lên.
1
Lâm trường Madrăk nằm trên địa bàn thuộc huyện Madrăk tỉnh Đăk
Lăk, là Lâm trường đi đầu trong công tác trồng rừng . Từ năm 1986 đến nay,
Lâm trường đã trồng khoảng 2000 ha rừng các loại ( Keo lai, Keo lá tràm,
Bạch đàn…) . Đến nay, có một số diện tích rừng trồng đã khai thác . Tuy
nhiên, việc đánh giá năng suất và hiệu quả các loài cây trồng chính ở đây
chưa được chú trọng.Vì vậy, nghiên cứu đánh giá năng suất và hiệu quả kinh
tế rừng trồng đang là vấn đề cấp thiết tại địa phương. Để góp phần giải quyết
vấn đề này và được phép của Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi triển khai đề
tài tốt nghiệp : “Xác định năng suất và hiệu quả rừng trồng Keo lai tại Lâm trường
Madrăk làm cơ sở đề xuất biện pháp kinh doanh”. Đề tài được nghiên cứu nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho
việc đề xuất loài cây trồng rừng thích hợp.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Về nghiên cứu năng suất rừng
Nghiên cứu năng suất rừng thực chất là nghiên cứu sinh trưởng và đánh
giá khả năng sản xuất của rừng. Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ
thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó có điều kiện tự nhiên và biện pháp tác động
của con người. Do vậy , nếu không có nghiên cứu thực nghiệm thì không thể
xác định được sinh trưởng của cây rừng và lâm phần . Ở châu âu theo Alder –
(1980) từ những năm 1870 đã xuất hiện phương pháp nghiên cứu sinh trưởng
và sản lượng rừng khác nhau . Các nhà khoa học nghiên cứu sản lượng rừng
như G.Baur, H.Cotta, Draudt, M.Hartig, E. Weise, H.Thomasius… Các tác
giả này chủ yếu áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương
quan và hồi quy , qua đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần. Quy luật sinh
trưởng của cây rừng có thể được mô phỏng bằng nhiều hàm sinh trưởng khác
nhau như : Gompertz (1825), Mitschirlich (1919) , Petterson (1929) , Korf
(1939) , Vekhulet (1952), Michailov (1953), H.Thomasius (1965), Sless
(1970), Shumacher (1980)…( theo Phạm Xuân Hòan) [15]
Quá trình nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng thông thường được
tiến hành qua hai bước:
Bước 1: Phân loại rừng và đất rừng làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp
của loài cây trên điều kiện lập địa cụ thể.
3
Bước 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần
theo các chỉ tiêu có liên quan đến sản lượng, như: đường kính, chiều cao, tổng
tiết diện ngang, thể tích …
- Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D)
Phân bố số cây theo cỡ kính là một trong những quy luật cơ bản của
cấu trúc rừng và được nghiên cứu khá đầy đủ ngay từ cuối thế kỹ 19. Những
tác giả đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là: Veize (1980), Vimmenauer (1890,
1918), Schiffel ( 1898, 1899, 1902), Tretchiakov (1921, 1927, 1934, 1965),
Đồng Sỹ Hiền ( 1974), Svalov (1977), Mosskalov) ( Theo Nguyễn Ngọc Lung
và Đào Công Khanh) [23]. Balley (1973) sử dụng hàm Weibull, Schiffel ( theo Phạm Ngọc Giao
(1995) [8]), Naslund ( 1936, 1937) xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân
bố số cây theo đường kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khép tán (
Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]). Drachenko , Svalov sử dụng phân bố Gamma
biểu thị phân bố số cây theo đường kính lâm phần Thông ôn đới .
Để tăng tính mềm dẻo, một số tác giả đã dùng họ hàm khác nhau như:
Loetch ( 1973) ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]) dùng họ hàm Bêta, Roemisch,
K ( 1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô phỏng sự biến đổi của
phân bố đường kính cây rừng theo tuổi . Lembeke, Knapp và Ditima ( Phạm
Ngọc Giao ( 1995) [8]) sử dụng phân bố Gamma với các tham số thông qua
các phương phương trình biểu thị mối tương quan giữa tuổi và chiều cao tầng
trội như :
b = a0 + a1. A
1
+ a2. A
2
1
(1.1)
p = a0 + a1..A + a2. A
2
(1.2)
4
Clutter, JL và Allison, B.J (1973)( Phùng Ngọc nhuệ Giang (2003)
[9]) dùng đường kính bình quân cộng, sai tiêu chuẩn đường kính và đường
kính nhỏ nhất để tính các tham số của phân bố Weibull với giả thiết các đại
lượng này quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần.
Khi nghiên cứu đường kính bình quân của lâm phần, Veize ( 1980)
thấy có 57,5% số cây có đường kính nhỏ hơn đường kính bình quân (Theo
Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công khanh) [ 23 ]
- Nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính
Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính là một trong những
cấu trúc cơ bản của lâm phần . Việc nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững quy
luật này là cần thiết trong công tác điều tra, kinh doanh rừng. Bởi vì, chiều
cao là một trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm
phần , nhưng chiều cao là nhân tố xác định kém chính xác hơn đường kính
ngang ngực. Vì vậy thông qua quy luật này kết hợp với quy luật N-D có thể
xác định một cách tương đối chính xác trữ lượng lâm phần.
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với
mỗi cỡ kính luôn tăng theo tuổi, đó là kết quả sinh trưởng của tự nhiên. Khi
nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao với đường kính
ngang ngực, Tiourin, A.V ( 1972) ( Phạm Ngọc Giao ( 1995) [8]) đã rút ra kết
luận: " Đường cong chiều cao thay đổi và luôn chuyển dịch lên phía trên khi
tuổi tăng lên ". Prodan, M ( 1965); Haller, K.E ( 1973) cũng phát hiện ra quy
luật : " Độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi tăng
lên".
Một số tác giả khác như: Tovstolesse, D.I (1930) sử dụng cấp đất;
Tiourin, A.V ( 1931); Krauter, G ( 1958) sử dụng cấp đất và cấp tuổi làm cơ
sở để nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực.
5
Critis, R.O (1967) mô phỏng quan hệ giữa chiều cao với đường kính và tuổi
theo phương trình:
Logh = d + b1. d
1
+ b2. A
1
+ b3. d.A
1
(1.3)
Naslund, M ( 1929); Asmann, E (1936); Hohenald, W ( 1936);
Michailov, F ( 1934, 1952); Prodan, M ( 1944); Krenn, K ( 1946); Meyer,
H.A ( 1952) ... dùng phương pháp giải tích tóan học và đề nghị các dạng
phương trình sau:
h = a + b. logd (1.4)
h = b0 + b1.d + b2.logd (1.5)
h = b0 + b1.a + b2.d2 (1.6)
h = b0 + b1.d + b2.d2 + b3.d3 (1.7)
h = k.db (1.8)
Để biểu thị tương quan giữa chiều cao với đường kính có thể sử dụng
nhiều dạng phương trình khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ
thể.
- Nghiên cứu lập biểu thể tích
Biểu thể tích hai nhân tố là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệ giữa thể
tích với 2 nhân tố cấu thành đường kính và chiều cao. Các tác giả như Prodan
, Meyer, Spurr, Halaj, Tionrin ... đưa ra nhiều dạng phương trình khác nhau,
tập trung nhiều nhất là 2 dạng phổ biến là:
V = a + b.d2
.h (1.9)
V = K.da
.hb (1.10)
6
Hai dạng phương trình này được nhiều tác giả kiểm tra và thiết lập để
cấu trúc nên biểu thể tích 2 nhân tố ở nhiều nước như: Mỹ, Đức, Ấn độ,
Indonêxia, Thái lan... Mặc dù là biểu thể tích 2 nhân tố nhưng yếu tố hình
dạng thân cây xem như là một hằng số hoặc một biến số quy về đường kính
và chiều cao thân cây. Vì vậy, độ chính xác và tính rộng rãi trong ứng dụng
của biểu thể tích 2 nhân tố rất cao.
1.1.1.2. Về nghiên cứu hiệu quả kinh tế
Trên thế giới, các phương pháp và kỹ thuật đánh giá hiệu quả kinh tế
ngày càng hoàn thiện và thống nhất . Tại Hoa kỳ, John E. Gunter (1974) đã
đưa ra những cơ sở khoa học để đánh giá hiệu quả rừng trồng với những nội
dung về lãi suất , cơ sở tính lãi suất , các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rừng trồng
, đánh giá cây gỗ và đất rừng . Hans.M.G và Amoldo.H.Gontresal(1979) đã
xây dựng và áp dụng một số phương pháp phân tích các dự án đầu tư trồng
rừng ( Phạm Xuân Hoàn,2001) [15]. Hiệu quả của phương pháp này được
đánh giá trên hai mặt:
- Phân tích tài chính
- Phân tích kinh tế
Năm 1979, tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới ( FAO), đã xuất
bản giáo trình : " Phân tích các dự án lâm nghiệp" do Hans M - Gregesen và
Amoldo H. Contresal biên sọan.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng
Về sinh trưởng và sản lượng rừng ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên
cứu. Năm 1970, Đồng Sĩ Hiền và một số tác giả Viện lâm nghiệp đã lập biểu
thể tích cây đứng rừng Việt Nam. Biểu được lập theo 2 nhân tố d,h riêng cho