Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định khoảng cách cắt thích hợp cho cỏ Brachiaria Decumbens Basilisk trồng tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Từ Quang Hiển và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 23 - 27
23
XÁC ĐỊNH KHOẢNG CÁCH CẮT THÍCH HỢP
CHO CỎ BRACHIARIA DECUMBENS BASILISK TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
Từ Quang Hiển
1*, Từ Trung Kiên2
, Trần Thị Hoan2
1Đại học Thái Nguyên, 2
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm trên cỏ Brachiaria decumbens Basilisk với 4 khoảng cách cắt (30, 45, 60 và 75
ngày/lứa cắt). Căn cứ vào năng suất, sản lượng và thành phần hóa học của cỏ ở các lứa cắt để xác
định khoảng cách cắt (KCC) thích hợp. Kết quả cho thấy: Năng suất trung bình tương ứng với 4
khoảng cách là 48,97; 87,31; 121,67; 156,22 tạ/ha/lứa; còn sản lượng cỏ tươi lần lượt là 48,33;
56,61; 60,14; 60,78 tấn/ha/năm; sản lượng vật chất khô (VCK) lần lượt là 8,82; 11,85; 15,60 và
18,17 tấn/ha/năm; sản lượng protein là 1,17; 1,27; 1,00 và 0,91 tấn/ha/năm. Khi tăng khoảng cách
cắt thì tỷ lệ VCK và xơ trong cỏ tăng, còn tỷ lệ protein, lipit, khoáng tổng số, dẫn xuất không chứa
nitơ (DXKN) trong cỏ giảm xuống. Sản lượng cỏ tươi, VCK và protein của KCC 75 ngày lớn hơn
so với KCC 60 ngày nhưng không có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Do đó, cắt cỏ B. decumbens
Basilisk ở KCC 60 ngày là thích hợp.
Từ khóa: B. decumbens Basilisk, khoảng cách cắt, năng suất
MỞ ĐẦU
*
Người trồng cỏ luôn mong muốn thu được
sản lượng cỏ lớn trên một đơn vị diện tích. Để
đạt được điều đó, một trong các biện pháp họ
thường làm là tăng số lần cắt cỏ trong năm
(hay nói cách khác là rút ngắn KCC cỏ).
Nhưng quan điểm của các nhà khoa học thì
phải căn cứ vào đặc điểm sinh lý học, hình
thái học để quyết định khoảng cách cắt cỏ cho
hợp lý (Hart và CS, 1968) [3].
Cắt quá ít lần trong năm, cỏ già, chất lượng
kém, ảnh hưởng đến lứa tái sinh sau và ảnh
hưởng đến sản lượng cả năm. Còn cắt nhiều
lần trên năm, cỏ non, mềm, tỷ lệ tiêu hóa cao,
tỷ lệ protein cao. Tuy nhiên, nếu cắt quá
nhiều lần trong năm cũng không tốt, sẽ làm
giảm khả năng tái sinh và năng suất cỏ; hàm
lượng lân, kali, clo và protein trong cỏ giảm
dần ở các lứa sau, đồng cỏ trơ trụi, đất bị xói
mòn, đồng cỏ thoái hóa, bộ rễ phát triển kém
hoặc bị teo đi ít nhiều.
Việc xác định được tuổi thu hoạch (hay
khoảng cách cắt) hợp lý không chỉ nâng cao
năng suất chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ
tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái
sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ.
Vì vậy, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Xác
định khoảng cách cắt thích hợp cho cỏ
Brachiaria decumbens Basilisk trồng tại
Thái Nguyên”
*
Tel: 0913 286190
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm trên cỏ Brachiaria decumbens
Basilisk trồng tại Trung tâm Thực nghiệm
Thực hành trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Thí nghiệm gồm có 4 công thức ứng với 4
KCC khác nhau là 30, 45, 60 và 75 ngày. Mỗi
công thức thí nghiệm được bố trí trên diện
tích 10 m2
và nhắc lại 3 lần. Thí nghiệm được
bố trí theo hình khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.
Theo dõi năng suất, sản lượng cỏ tươi, VCK
và protein trong 2 năm (theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN, 1986) và phân tích thành phần
hóa học của cỏ bao gồm: VCK, protein, lipit,
xơ, khoáng tổng số tại Viện Khoa học Sự
sống, Đại học Thái Nguyên.
Các số liệu thu thập được được xử lý trên
máy vi tính bằng phần mềm Excel, version
7.0 và phần mềm Minitab-13
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Dinh dưỡng đất và khí tượng khu vực
thí nghiệm
Kết quả phân tích đất khu vực thí nghiệm cho
thấy: độ pH là 4,75, nitơ tổng số: 0,066 %,
P2O5 tổng số: 0,082 %, P2O5 dễ tiêu: 2,700
mg/100g, K2O tổng số 0,123 %, K2O trao đổi:
1,747 mg/100g, OM: 7,120 %. Đất của khu
vực thí nghiệm thuộc loại chua vừa, nghèo
dinh dưỡng, cần phải bón vôi và phân cho đất
trước khi trồng thì cỏ mới sinh trưởng tốt, đạt
năng suất cao.
28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn