Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác định kẽm và mangan trong chè xanh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F -AAS
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
394.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
817

Xác định kẽm và mangan trong chè xanh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F -AAS

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Đăng Đức và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 122(08): 79 - 86

79

XÁC ĐỊNH KẼM VÀ MANGAN TRONG CHÈ XANH THÁI NGUYÊN

BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ F-AAS

Nguyễn Đăng Đức1*, Đỗ Thị Nga2

1Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Thái Nguyên là khu vực sản xuất chè và có nhiều khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, do đó

nguồn đất, nước sản xuất nông nghiệp gần khu công nghiệp, khai thác khoáng sản thường bị ô

nhiễm kim loại nặng [1]. Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion kim loại nặng trong chè xanh

ở Thái Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các kim

loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy việc nghiên cứu xác định hàm lượng Zn và Mn trong chè xanh đã

được tiến hành nhờ phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy mức

độ ô nhiễm của Zn và Mn đều dưới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Từ khoá: Zn, Mn, xác định, kim loại nặng, ô nhiễm, tiêu chuẩn Việt Nam.

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion

kim loại nặng có trong chè xanh ở Thái

Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu

kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các

kim loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy, để sản

xuất chè an toàn cần khảo sát đánh giá hiện

trạng một số chỉ tiêu kim loại nặng trong chè

trên khu vực này. Chúng tôi đã nghiên cứu

‘‘Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử F￾AAS xác định hàm lượng Kẽm và Mangan

trong chè xanh ở Thái Nguyên’’. Trong bài

báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả

nghiên cứu Zn, Mn trong chè xanh thuộc 20

xã của 7 khu vực ở tỉnh Thái Nguyên.

THỰC NGHIỆM

Hoá chất

- Dung dịch chuẩn Zn2+; Mn2+ dùng cho AAS

(1000ppm, Merck).

- Axit đặc HCl 36%; HNO3 65%; H2O2 30%

(Merck).

- Dung dịch các cation kim loại tinh khiết

(PA).

- Dung dịch rửa sufocromic (hỗn hợp H2SO4

đặc và K2Cr2O7).

Dụng cụ

- Cốc thuỷ tinh loại 50; 100; 150; 500 ml.

* Tel: 0912 477836, Email: ducpt1989@gmail.com

- Bình định mức: 10; 25; 50; 100; 250; 500;

1000 ml.

- Pipetman: 0,5; 1; 2; 5; 10 l.

- Bình Kendal; lọ đựng mẫu 25 ml.

Trang thiết bị

- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử

Shimadzu AA – 6300.

- Máy xay; tủ sấy; tủ hút.

- Máy cất nước hai lần Aquatron A4000D.

- Cân phân tích.

Các trang thiết bị này đều được thực hiện ở

phòng thí nghiệm Khoa Hoá học- Trường Đại

học Khoa học – ĐHTN.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Khảo sát các điều kiện đo phổ F – AAS của

Zn và Mn, chúng tôi thu được bảng 1.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép

đo F-AAS

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit và

loại axit

Khảo sát ảnh hưởng của axit đối với Kẽm:

Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với dung

dịch Zn2+ 1ppm trong axit HCl và HNO3 với

nồng độ biến thiên từ 1 đến 3%. Các kết

quả được chỉ ra, nồng độ HCl, HNO3 trong

dung dịch mẫu <3% không ảnh hưởng tới

phép đo phổ của Zn. Trong đó nồng độ

HNO3 2% và HCl 1% cho kết quả có độ lặp

lại cao, ổn định nhất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!