Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vùng đất điện bàn thế kỉ xvii đến cuối thế kỉ xix
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA LỊCH SỬ
***
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
VÙNG ĐẤT ĐIỆN BÀN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN
CUỐI THẾ KỶ XIX
Giáo viên hướng dẫn : TS. LÊ THỊ THU HIỀN
Họ và tên sinh viên : PHÙNG THỊ MỸ HIỀN
Lớp : 15CLS
Chuyên ngành : CỬ NHÂN LỊCH SỬ
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2019
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.....................................................7
6. Đóng góp của đề tài ...........................................................................................8
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT ĐIỆN BÀN TRƯỚC THẾ KỈ XVII..9
1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................9
1.1.1 Vị trí địa lý ..................................................................................................9
1.1.2 Đất đai, địa hình .........................................................................................9
1.1.3 Khí hậu, thủy văn......................................................................................10
1.2. Khái quát lịch sử vùng đất Điện Bàn trước thế kỉ XVII ................................12
1.3. Đời sống kinh tế - xã hội ................................................................................16
1.4. Đặc điểm dân cư, văn hóa ..............................................................................17
CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT ĐIỆN BÀN TỪ THẾ KỈ XVII ĐẾN
CUỐI THẾ KỈ XIX.................................................................................................21
2.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính.................................................................21
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................21
2.1.2. Địa giới hành chính .................................................................................21
2.2. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................25
2.2.1. Đặc điểm địa hình....................................................................................25
2.2.2. Tài nguyên, thổ sản..................................................................................27
2
2.2.3. Khí hậu, thủy văn.....................................................................................28
2.3. Tình hình kinh tế ............................................................................................31
2.4.1. Về nông nghiệp ........................................................................................31
2.4.2. Về thủ công nghiệp ..................................................................................32
2.4.3. Về thương nghiệp.....................................................................................33
2.4. Đặc điểm văn hóa ...........................................................................................35
2.4.1. Văn hóa vật chất ......................................................................................36
2.4.2. Văn hóa tinh thần.....................................................................................38
2.5. Một số nhận xét, đánh giá ..............................................................................47
KẾT LUẬN..............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
3
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu lịch sử vùng đất là một vấn đề không mấy xa lạ. Với niềm đam mê
nghiên cứu một lịch sử địa phương, niềm mong ước được khám phá sự hình thành,
phát triển và diện mạo của vùng đất Điện Bàn ở thế kỉ XVII đến cưới thế kỉ XIX. Do
đó, tôi chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Vùng đất Điện Bàn thế kỉ XVII đến cuối
thế kỉ XIX”. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong
việc tìm kiếm tư liệu cũng như điền dã và ngay cả trong việc viết bài. Đôi lúc, chúng
tôi cảm thấy chán nản và bế tắc. Nhưng trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt
nghiệp tôi đã đón nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên, khuyến khích.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lê Thu Hiền - giảng
viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Cô đã tận tâm chỉ bảo, góp ý và
cung cấp nhiều tài liệu khoa học quý báu để chúng tôi có thể hoàn thành tốt bài
nghiên cứu. Cô thật sự rất nhiệt tình trong việc chỉ dẫn chúng tôi và cô cũng chính là
người nhen nhóm, đốt lên ngọn lửa đam mê nghiên cứu cho chúng tôi. Bằng sự nhiệt
tình và tâm huyết của cô, chúng tôi đã có thể hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt
nhất.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng đã tạo điều kiện cho chúng tôi đi điền dã và đã trực tiếp góp ý cho tôi để giúp
chúng tôi có một khóa luận hoàn chỉnh.
Vì là một đề tài mới mà chưa ai nghiên cứu một cách rõ ràng nên còn nhiều
thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý thầy cô tiếp tục chỉ dẫn để bài khóa luận tốt nghiệp
đạt kết quả tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!
GVHD Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2019
T.S Lê Thị Thu Hiền Phùng Thị Mỹ Hiền
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử hình thành và phát triển của Điện Bàn gắn liền với quá trình mở đất
của dân tộc Việt về phương Nam. Qua nhiều thế kỷ, địa giới hành chính có nhiều thay
đổi nhưng tên gọi Điện Bàn vẫn được lưu giữ với nhiều truyền thống tốt đẹp về văn
hóa lịch sử và cách mạng.
Điện Bàn, miền châu thổ hạ lưu sông Thu Bồn, vốn là vùng đất dinh trấn Thanh
Chiêm, nơi mà tên đất, tên người từng gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại trong tiến
trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Điện Bàn có cả một kho tàng văn
hoá của đất đai, con người và làng nghề… Suốt 400 năm qua Điện Bàn luôn là nơi
diễn ra những sự kiện quan trọng của xứ Đàng Trong, tâm điểm của những biến đổi,
giao thoa, tiếp biến của hai nền văn minh Chăm – Việt. Đây là “tiền cung” của công
cuộc khai phá lãnh thổ về phương Nam và mở mang ngoại thương xứ Đàng Trong
của các chúa Nguyễn, là nơi sản sinh ra chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XVII, cái nôi của
nghệ thuật Tuồng, là vùng đất học mang tên Ngũ phụng tề phi,… Dấu ấn ấy bây giờ
vẫn còn đậm nét trong bao di tích, lễ hội vẫn được tổ chức trên đất Điện Bàn nay.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất nơi đây đã bao lần biến đổi,
chuyển mình theo dòng lịch sử thời gian. Nghiên cứu diện mạo vùng đất Điện Bàn từ
thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX ta sẽ có được cái nhìn khách quan và chính xác hơn
về vùng đất này. Đồng thời có thêm kiến thức về lịch sử của những vùng đất khác
trong quá khứ. Hơn nữa, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng
vai trò quan trọng, góp phần bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của vùng đất
miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng.
Việc nghiên cứu vùng đất Điện Bàn xưa còn có ý nghĩa thực tiễn, giúp địa
phương có chính sách phù hợp, kịp thời bảo tồn văn hóa, hoạch định những giải pháp,
định hướng phát triển. Từ sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử - văn hóa quê hương mình,
thế hệ trẻ sẽ yêu quê hương và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương đó.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Vùng đất Điện Bàn
thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.