Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
746.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1204

Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vũ trụ phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại

Vietsciences-Gs Nguyễn Quang Riệu

1- Bầu trời tuổi thơ

2- Nghể thiên văn

3- Quá trình nghiên cứu khoa học

4- Bức xạ "synchrotron" phát ra từ các thiên hà

5- Nghiên cứu những bức xạ maser trong Vũ trụ

6- Tìm kiếm những phân tử hiếm có trong vũ trụ

7- Kỹ thuật hệ kính giao thoa

8- Những công trình nghiên cứu bằng kính vô tuyến giao thoa

9- Quan sát bằng vệ tinh ISO

10- Triển vọng của ngành thiên văn thế giới

11- Thiên văn học tại Việt Nam

12- Cung khoa học và nhà chiếu hình vũ trụ tại thủ đô

13- Tài liệu đã dẫn

14- Các tác phẩm phổ biến và giáo khoa

1- Bầu trời tuổi thơ

Hồi hãy còn là học sinh tiểu học Hải Phòng, thành phố cảng đỏ rực hoa phượng trong

những ngày hè, tôi thường được lên chơi trên đỉnh đồi có đài thiên văn Phủ Liễn ở thị xã

Kiến An. Tôi chỉ biết ở nơi đây, người ta hay nhìn lên trời để ngắm trăng, ngắm sao. Rồi

đến mùa thu năm 1946, sau khi thành phố cảng bắt đầu ở trong cảnh khói lửa của cuộc

kháng chiến trường kỳ, tôi lại cùng gia đình đi qua chân đồi Phú Liễn, lên đường tới vùng

Quảng Ninh tạm trú. Trong những năm ở nông thôn, chúng tôi chỉ tập làm những công

việc của nhà nông.

Vào một ngày xuân trước thềm thiên niên kỷ 3, cùng nhạc sĩ Văn Ký và bạn bè, tôi lại

trở về thăm vùng Quảng Ninh, nơi tôi đã từng sống trong thời niên thiếu, cách đây nửa

thế kỷ. Vừa dạo chơi ngắm cảnh sông, núi, tôi vừa kể lại những chuyện xưa. Tôi còn nhớ

có con sông Kinh Thầy màu hồng chở nặng phù sa, uốn quanh những dãy núi đá cây cỏ

mọc xanh rờn, xưa kia phong phú những chim thú. Hồi đó, cùng các anh chị em và các

bạn bè, chúng tôi sống những ngay vui vẻ, vô tư của tuổi thơ. Tôi thường ngắm bầu trời

ban đêm có những vì sao lóng lánh và Dải Ngân Hà mờ mờ ảo ảo. Tôi không ngờ chỉ

vài hôm sau buổi đi chơi, nhạc sĩ Văn Ký đã sáng tác một bài hát đặt tên là Bầu trời tuổi

thơ. Nhạc và lời thật là tuyệt tác, ca tụng cảnh thiên nhiên và tả những kỷ niệm xa xưa

mà tôi đã thuật lại. Điều cảm xúc nhất đối với tôi là, nhân một buổi tôi thuyết trình tại

đại giảng đường Đại Học Quốc Gia Hà Nội về những thành tựu của ngành thiên văn hiện

đại, nhạc sĩ Văn Ký cầm cây đàn ghi-ta lên bục và tự trình bày lần đầu tiên bài Bầu trời

tuổi thơ.

Hình vẽ Cuội ngồi gốc cây đa do Nguyễn Quang Riệu thực hiện

2- Nghề thiên văn

Năm 1950, tôi được gia đình gửi sang Paris du học. Từ một xứ ở vùng nhiệt đới, gần như

thường xuyên chan hòa ánh nắng, tôi tới Paris nước mắt rưng rưng trước những hình ảnh

những biệt thự màu xám tại quảng trường Concorde, vào một buổi chiều thu ảm đạm. Gia

đình đề nghị tôi học ngành hóa để sau này chế ra giấy và phim ảnh, khỏi phải nhập

những vật liệu này. Bởi vì hồi đó, gia đình tôi làm nghề ảnh, nghề truyền thống của làng

Lai Xá, quê tôi ngay cạnh thủ đô Hà nội. Tuy nhiên, những ấn tượng trước vẻ đẹp của

thiên nhiên đã ngấm ngầm thúc đẩy tôi hâm mộ ngành thiên văn, để chụp chân dung của

những vì sao trong vũ trụ.

Từ thời xa xưa bầu trời vẫn là đối tượng hấp dẫn đối với con người. Có những gì đằng

sau nền trời đầy sao lấp lánh? Mặt trời, Mặt trăng và các tinh tú có ảnh hưởng gì đến con

người? Thiên văn học ngày nay liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Vũ

trụ là một phòng thí nghiệm thiên nhiên lý, hóa, sinh mà các nhà thiên văn muốn tìm

hiểu. Những sự kiện xảy ra trên bầu trời có thể có tác động đến môi trường và đời sống

nhân loại. Những vệ tinh và những trạm vũ trụ được phóng lên không gian, không

những để thám hiểm các thiên hà xa xôi, mà còn để quan sát hành tinh Trái đất quý báu

của chúng ta. Trong tầng khí quyển có nhiều phản ứng hóa học phức tạp diễn ra duới

ánh sáng Mặt trời. Ngoài nitơ, oxy, khí carbonic và hơi nước, còn có một lớp khí ozon ở

độ cao từ 12 đến 50 km. Tầng ozon này che chở sinh vật vì ngăn chặn được bức xạ tử

ngoại độc hại của Mặt trời. Những khí đủ loại bốc từ mặt đất lên không trung có tác động

đối với khí quyển và gây ra hiệu ứng nhà kính.

Liệu chúng ta sống hoàn toàn cô độc trong Vũ trụ, hay còn có những nền văn minh khác

ở bên ngoài Trái đất? Việc tìm kiếm các nền văn minh này rất phức tạp. Mục tiêu đầu

tiên là cần phát hiện những hành tinh ở bên ngoài Hệ Mặt trời và những chất hóa học hữu

cơ liên quan đến sự sống. Sinh vật chỉ có thể tồn tại trên những hành tinh có điều kiện lý

hóa thích hợp. Cho tới nay, các nhà thiên văn đã phát hiện được hơn một trăm hành tinh

lớn hơn cả hành tinh Mộc, hành tinh "Chúa tể" của Hệ Mặt trời. Những hành tinh này là

những đồng hành của một số sao trong Dải Ngân Hà. Những kỹ thuật hiện đại dùng để

che ánh sáng của ngôi sao đang được phát triển để phát hiện loại hành tinh nhỏ bé như

Trái đất. Nhờ quá trình tiến triển của khoa học và kỹ thuật làm kính thiên văn lớn, "cánh

cửa" của Vũ trụ đã được hé mở để nhân loại ngó nhìn vào bầu trời bao la.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!