Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vòng Cung Lửa ( Nicolai Axanop) - 3 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vòng Cung Lửa - 3
Nicolai Axanop
Còn có những người dũng cảm trên Trái đất
Tin giờ chót
"Ngày 12-3, quân đội mặt trận phía Tây, dưới sự chỉ huy của thượng tướng
V.I.Xô-cô-lốp-xki đã chiếm được thành phố và đầu mối đường sắt Via-dơ-ma"
Tổng cục thông tin Liên Xô
12-3-1943
Tất cả đã diễn ra tốt đẹp hơn cả điều Tô-lu-be-ép có thể hy vọng. Xven-sơn bố cho
biết là đã có thời quen cụ An-đrây-en, nhưng đã lâu không gặp cụ. Ôngnói điều đó
một cách khô khan:
-Kỹ sư và thợ cả là hai tầng lớp hoàn toàn khác nhau trong xã hội-Nhưng không để
Tô-lu-be-ép tò mò gì thêm:-Kỹ sư có thể đến gặp thợ cả, nhưng thợ cả không thể
tự nhiên đến gặp kỹ sư mà không được mời...
Tô-lu-be-ép mỉm cười về sự giải thích này, nhưng anh không tranh cãi. Không
khéo mọi hy vọng về cụ An-đrây-en có thể trở thành xôi hỏng bỏng không mất.
Xven-sơn bố để chiếc xe ở trong ngõ gần nhà bác An-đrây-en rồi đi. Sau nửa giờ
nói chuyện chậm rãi với bác An-đrây-en, ông nhắc đến tên họ kỹ sư Nga, người
quen cũ của bac. Rồi mười phút sau, ông bảo rằng Tô-lu-be-ép vừa chạy khỏi trại
tù binh và đang ngồi trong xe, cần được sự giúp đỡ. Sau đó, vác thợ cả già chạy bổ
ra khỏi nhà, bỏ mặc Xven-sơn ngơ ngác ngồi bên tách cà phê; và sau một phút
nữa, không để cho Tô-lu-be-ép chia tay với những người bạn đường, dắt anh vào
căn nhà nhỏ của mình.
Và thế là anh bắt đầu sống với bác An-đrây-en.
Suốt một tuần, anh không gọi điện cho Vi-ta.
Anh biết rằng những ngày đầu tiên trên mảnh đát xa lạ sẽ khó khăn nhất, và không
muốn có những sự bất trắc ngẫu nhiên liên quan tới Vi-ta. Mà những công việc
của anh thực hiện quả là nguy hiểm.
Trước hết phải bắt liên lạc với nhà, để báo tin anh đã tới nơi thuận lợi. Đại tá Krixchi-an đã trao cho anh khóa mật mã đơn giản nhất: vào bất kỳ thư viện công cộng
nào, lấy cuốn "Xa-ga" (Một tác phẩm thơ sử thi rất phổ biến của Na Uy) bằng
tiếng Na Uy, xuất bản năm 1912, lật trang bảy, mười bảy và hai mươi bảy. Ở trang
bảy, anh sẽ thấy tên người phải tìm-trang mười bảy, tên phố-trang hai mươi bảy-số
nhà. Lúc đó, Tô-lu-be-ép đã phải ngạc nhiên tại sao lại cần phải rắc rối như vậy,
sao không cho anh nhớ tên và địa chỉ luôn, nhưng đại tá Kri-xchi-an khô khan trả
lời: cái mà anh dễ nhớ thì cũng dễ quên, dễ nói buột ra. Hơn nữa, "Xa-ga" thậm
chí không được mua đi, bán lại. Cứ việc vào thư viện, cứ việc đọc rồi trả, miễn là
không để lại một dấu vết nào.
Và anh đã ngồi trong một thư viện công cộng gần nhà bác An-đrây-en, lật giở từng
trang trong cuốn sách này.
Ngay ở trang đầu đã định sẵn, với linh cảm sắc bén, anh đã tìm thấy câu chuyện
trong đó có nhắc tới người khổng lồ tóc hung, dời sông chuyển núi, tên là... Ransơn!
Tô-lu-be-ép lặng người đi trước trang sách. Anh đã giả định là có thể tên người sẽ
quen thuộc. Phong trào kháng chiến tập hợp dưới ngọn cờ của mình những người
ưu tú nhất. Nhưng Ran-sơn bây giờ đang nàm trong bệnh viện của ngư dân với vết
thương chưa lành và tất nhiên ông bị cảnh sát nghi ngờ.
Nhưng có thể ông ta chỉ là một người trùng tên với người mà Tô-lu-be-ép đang đi
tìm? Mặc dù trong tổ chức nhỏ bé như phong trào kháng chiến, khó có thể sự trùng
hợp kỳ lạ như vậy được.
Anh chăm chú xem kỹ trang mười bảy, hai mươi bảy. Trang mười bảy nói về
chiếc cối xay gió có phép lạ. Có lẽ tên phố là phố Xay Bột, trang hai mươi bảy,
ngoài số trang, không có con số nào khác, có nghĩa là số nhà hai bảy.
Lại gần tấm bản đồ Ô-xlô treo ngay trên tường cạnh đó, Tô-lu-be-ép tìm thấy khá
dễ dàng phố Xay Bột ở một trong những ngõ hẻm trên bờ sông A-kec-en-vơ chia
đôi thành phố. Vẫn chính là khu phố đông người nghèo ấy, khu của những người
đánh cá, thủy thủ, phu khuân vác, công nhân, cách nhà bác An-đrây-en không bao
xa. Phải tới đó.
Ở nhà 27 phố Xay Bột, một phụ nữ đứng tuổi mở cửa cho Tô-lu-be-ép. Mặt bà ta
lộ vẻ đau khổ, đôi mắy như đã khóc nhiều. Nghe thấy giọng dân Lap-lan, bà ta
toan xông vào anh với hai nắm đấm. Cũng may là không ai thấy cơn thịnh nộ của
bà ta, chỉ có hai người đứng ở bậc cầu thàng trên tầng hai.