Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT BỘ BA BẤT KHẢ THI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------
BÀI TIỂU LUẬN :
VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH
SÁCH VĨ MÔ TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ
THUYẾT “BỘ BA BẤT KHẢ THI”
GVHD : Cô Trần Bích Dung
Lớp : Cao học UEH – Đêm 4 – Khóa 22
Nhóm thực hiện : 5
Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013
LỜI MỞ ĐẦU
Lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc ra đời cho đến ngày hôm nay luôn là đề
tài nghiên cứu nhận được nhiều sự quan tâm. Bắt đầu từ mô hình cơ bản-mô hình
Mundell-Fleming- do hai giáo sư Robert Mundell và J.M.Fleming đặt những viên
gạch đầu tiên, sau đó lí thuyết bộ ba bất khả thi được mở rộng qua nghiên cứu
của Yigang và Tangxian và gần đây là sự phát triển của những đồ thị kim cương
cho bộ ba bất khả thi.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy mức ảnh hưởng của bộ ba bất khả thi
đến nền kinh tế nên việc nghiên cứu lí thuyết này và thực tế chính sách tại Việt
Nam thời gian qua là một việc rất cần thiết. Những ứng xử không đúng với bộ ba
sẽ làm nền kinh tế hỗn loạn (lấy ví dụ như tình hình Việt Nam trong năm 2008)
nhưng ngược lại khéo léo hơn trong vận dụng lí thuyết bộ ba bất khả thi sẽ có
những tác động rất tích cực (lấy ví dụ trường hợp của Ấn Độ trong cuộc khủng
hoảng Châu Á).
Chính vì thế, trong bài viết này chúng tôi cũng muốn xem xét lại lý thuyết
về bộ ba bất khả thi và việc những thực tế chính sách vĩ mô ở Việt Nam thời gian
qua như thế nào. Do đó, bài viết của chúng tôi gồm 3 phần chính :
- Trong phần đầu chúng tôi sẽ khái quát lại lí thuyết bộ ba bất khả thi từ lúc
mới ra đời cho đến những thay đổi gần đây.
- Dựa trên những phân tích trong phần 1, chúng tôi tiến hành phân tích các
chính sách vĩ mô nhìn từ góc nhìn của lý thuyết bộ ba bất khả thi tại Việt
Nam giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
- Cuối cùng trong phần 3 chúng tôi đưa ra một số kiến nghị dựa vào các kết
quả phân tích tình hình cụ thể của Việt Nam trong thời gian gần đây
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT “BỘ BA BẤT
KHẢ THI”
1. Các mô hình nền tảng dẫn đến Lý thuyết “bộ ba bất khả thi”:
1.1Mô hình IS – LM mở rộng (Mô hình Mundell – Fleming) :
Mô hình Mundell-Fleming là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng
2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được
thực hiện trong một nền kinh tế mở. Đây là mô hình lý thuyết được 2 nhà kinh tế
học là Robert Mundell và John Marcus Fleming phát triển một cách độc lập trong
những năm 1960 và được xem là điểm khởi đầu cho lý thuyết Bộ ba bất khả thi.
Mô hình Mundell-Fleming chỉ ra sự tác động của chính sách tiền tệ và chính sách
tài khoá dưới các chế độ tỷ giá khác nhau từ đó cho thấy mối quan hệ giữa sản
lượng với tỷ giá hối đoái danh nghĩa trong ngắn hạn. Chúng ta sẽ phân tích các
tác động này dưới chế độ tỷ giá cố định, là chế độ tỷ giá được đề cập trong bộ ba
bất khả thi.
Chính sách tài khóa :
Biểu đồ 1 : Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện tỷ
giá hối đoái cố định
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài
khóa của chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải. Để duy trì tỷ giá hối
đoáicố định thì ngân hàng trung ương phải tăng cung tiền, làm dịch
chuyển đường LM sang phải với quy mô tương ứng.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài
khóa mở rộng sẽ làm tăng sản lượng Y.
Chính sách tiền tệ :
Biểu đồ 2 : Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ
giá hối đoái cố định
Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung
tiền sẽ tạo áp lực làm giảm tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải. Để
giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải
dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu.
Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ
không có hiệu quả .
Chính sách thương mại:
Biểu đồ 3 : Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong điều
kiện tỷ giá hối đoái cố định