Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khoa học pháp lý
Viện kiểm sát nhân dân trong
tiến trình cải cách tư pháp
PGS-TS TRƯƠNG ĐẮC LINH
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
I. Đặt vấn đề
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội
khoá X về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992
(trong đó có Điều 137 và Điều 140 liên quan đến Viện kiểm sát
nhân dân) đã xác định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là
“thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” và
quy định “Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân địa phương
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả
lời chất vấn đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp”.
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về
Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” tiếp tục đề ra nhiệm
vụ: “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”.
Tôi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng, do đó, cần phải được cân
nhắc thận trọng và nên chăng phải xuất phát từ những vấn đề có
tính phương pháp luận sau:
Một là, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị nêu “nghiên
cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố”; liệu có thể
coi đây là vấn đề đã được Đảng quyết định dứt khoát phải chuyển
Viện kiểm sát thành Viện công tố, hay nội dung này nêu trong
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị mới chỉ có tính định
hướng để chỉ đạo, yêu cầu những người làm công tác lý luận và
thực tiễn “nghiên cứu” việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện
công tố?
Khác với Toà án, Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định rõ (chứ
không còn là nghiên cứu) là “tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm
quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính...”; hoặc,
khác với vấn đề tổ chức các cấp chính quyền ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày
01/8/2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
Đảng khoá X “Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước” đã khẳng định rõ:
“Không tổ chức Hội đồng nhân dân ở quận và ở phường. Tại
quận, phường có Uỷ ban nhân dân là đại diện của cơ quan hành
chính cấp trên...”.
Còn việc “nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện
công tố” cần phải lý giải được những vấn đề sau: Có hay không
sự cần thiết phải chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố? Cơ
sở lý luận, cơ sở thực tiễn đã được nghiên cứu thấu đáo và tổng
kết, đánh giá đầy đủ và thực sự là nhu cầu khách quan đòi hỏi
phải chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố ở nước ta hiện nay
hay chưa? Những chức năng vốn có (ngoài thực hành quyền công
tố) mà Viện kiểm sát đã và đang thực hiện khi chuyển thành Viện
công tố đã giao (chức năng kiểm sát chung) và sẽ giao hay không
giao cho các cơ quan khác thực hiện (kiểm sát hoạt động xét xử
của Toà án chẳng hạn) đã và sẽ dẫn đến những hệ lụy gì của việc
chuyển đổi này.v.v.
Từ khi có Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đã xuất
hiện nhiều bài viết trên các sách, báo pháp lý mà hầu hết các tác
giả của các bài viết này dường như mặc nhiên coi việc “chuyển
Viện kiểm sát thành Viện công tố” là vấn đề đương nhiên đã