Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Viện công tố thay thế viện kiểm sát nhân dân sẽ được tổ chức và hoạt động như thế nào?
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
182.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
713

Viện công tố thay thế viện kiểm sát nhân dân sẽ được tổ chức và hoạt động như thế nào?

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 2/2008 37

PGS.TS. Th¸i VÜnh Th¾ng *

1. Thời kì nhà nước phong kiến cơ

quan nào thực hiện chức năng giám sát

và công tố?

Theo “Từ điển lịch sử chế độ chính trị

Trung Quốc”(1) của các tác giả Chu Phát

Tăng, Trần Long Đào và Tề Cát Tường và

“Từ điển quan chức Việt Nam” của

PGS.TS. Đỗ Văn Ninh(2) thì ở Trung Quốc

thời Chiến quốc, ngự sử là thư kí kiêm giám

sát của nhà vua. Cho tới thời Tần, triều đình

có một chức quan ngự sử đại phu nắm giữ

việc văn thư cả nước và kiêm việc giám sát,

tính chất như thư kí trưởng và giám sát

trưởng của nhà vua và là chức quan chỉ

đứng sau thừa tướng. Hơn thế nữa, các triều

Tần và Đường, ngự sử đại phu hợp với thừa

tướng (quan lớn nhất trong trăm quan, chủ

quản công việc hành chính, tương đương

với chức vụ thủ tướng trong bộ máy nhà

nước hiện đại) và thái uý (người chỉ huy

quân sự cao nhất) tạo thành tam công - ba

chức vụ cao nhất dưới hoàng đế.

Cơ quan giám sát gọi là Ngự sử đài, có

hai quan thừa làm phó của ngự sử đại phu.

Làm việc tại Ngự sử đài có 30 quan ngự sử

dưới sự chỉ huy của ngự sử đại phu. Các

quan ngự sử có nhiệm vụ đàn hạch các quan

lại. Người giám sát quân đội gọi là giám

quân ngự sử, người giám sát các quận gọi là

giám ngự sử. Cuối thời Tây Hán đổi gọi

ngự sử đại phu làm đại tư không. Vì cơ

quan ở Lan đài nên gọi là Ngự sử đài và đó

là cơ quan giám sát đầu tiên xuất hiện trong

lịch sử nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Xem xét các triều đại tiếp sau đó, ta thấy

thời Ngô có tả, hữu ngự sử đại phu, thời

Tôn Hạo lại đổi tả ngự sử đại phu thành tư

đồ, hữu ngự sử đại phu làm tư không. Thời

Đường phụ trách Ngự sử đài là ngự sử đại

phu, có ngự sử trung thừa là phó trợ lực. Võ

Tắc Thiên đổi Ngự sử đài làm Túc chính

đài. Ngự sử đài tuy có chức năng giám sát

trăm quan nhưng không thuần tuý là cơ

quan giám sát, nó hợp với Trung thư sảnh

và Môn hạ sảnh thụ lí các án kiện nên người

ta thường gọi là “tam ti thụ sự”. Thời Tống,

ngự sử đại phu chỉ là gia quan, ngự sử trung

thừa mới là đài chủ. Thời Nguyên, Ngự sử

đài giữ việc cứu xét trăm quan, việc được

mất của chính sự. Thời Minh, năm Hồng Vũ

thứ 15 (1382) Ngự sử đài được đổi thành

Đô sát viện.

Ở Việt Nam, thời Lí, Trần đều có Ngự

sử đài. Ngự sử đài thời Trần bao gồm các

chức quan: Ngự sử đại phu, ngự sử trung

tán (lẽ ra là ngự sử trung thừa nhưng vì

phạm huý Trần Thừa – bố đẻ của vua Trần

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!