Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN MINH TÍN
VIỆC TRÔNG NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG,
GIÁO DỤC CON SAU KHI LY HÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
VIỆC TRÔNG NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG,
GIÁO DỤC CON SAU KHI LY HÔN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thị Thúy Hương
Học viên : Trần Minh Tín
Lớp : Cao học luật, Phú Yên Khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ được viết tắt
HĐTP-TANDTC Hội đồng Thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao
HNGĐ Hôn nhân gia đình
Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc hướng dẫn
áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TTDS Tố tụng dân sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TRÔNG NOM, CHĂM
SÓC, NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC CON SAU KHI CHA MẸ LY HÔN............8
1.1. Xác định dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ...............................................8
1.2. Xác định dựa vào quyết định của Tòa án..................................................16
1.2.1. Việc lấy ý kiến của con từ đủ 07 tuổi trở lên khi xem xét quyết định người
trực tiếp nuôi con................................................................................................17
1.2.2. Tòa án xem xét về quyền lợi mọi mặt của con..........................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................33
CHƯƠNG 2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC
TRÔNG NOM, CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC CON SAU KHI
LY HÔN ...................................................................................................................34
2.1. Đối với người trực tiếp nuôi con.................................................................34
2.1.1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con .....................................................35
2.1.2. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con trong
việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con ....................................40
2.2. Đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con.........................46
2.2.1. Việc thăm nom theo quy định của pháp luật ............................................47
2.2.2. Cách thức, thời gian, địa điểm thăm nom con .........................................49
2.2.3. Chế tài xử lý vi phạm nghĩa vụ thăm nom con .........................................54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................56
KẾT LUẬN..............................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng,
quý giá nhất vì chính nhờ vào tình thương của cha mẹ mà con cái được sinh ra và
lớn khôn. Kết hôn là cơ sở, là tiền đề để xác lập quan hệ vợ chồng và quan hệ gia
đình theo quy định của pháp luật nhằm xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và bền vững. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đạt được điều đó, bởi
khi cuộc sống gia đình trở nên bế tắc, mâu thuẫn khiến đời sống chung không thể
kéo dài, mục đích của hôn nhân không còn thì ly hôn chính là con đường giải thoát
cho các bên.
Ly hôn là một chế định pháp luật; ly hôn cũng là một vấn đề xã hội. Hậu quả ly
hôn sẽ đem lại ảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội nếu không được giải quyết thấu
tình đạt lý. Khoa học pháp lý và những quy phạm pháp luật cụ thể có giá trị đặc biệt
trong việc loại trừ hoặc giảm bớt những hậu quả xấu do vấn đề ly hôn đặt ra.
Xét về phương diện lịch sử nhà nước và pháp luật, dưới bất kỳ chế độ xã hội
nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết việc ly hôn và hậu quả pháp lý
của nó. Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đích điều chỉnh của pháp
luật đối với vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng như việc ly hôn và giải
quyết hậu quả của nó nói riêng là hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế, nhìn chung
các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản. Bởi vì ngoài việc đụng
chạm đến quyền lợi thiết thân của các bên đương sự về mặt vật chất thì vấn đề chủ
yếu nhất chính là việc đụng chạm đến tình cảm của vợ, chồng; giữa cha, mẹ với con
cái. “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân có ích cho xã
hội…”1
. Quan hệ cha, mẹ và con không chỉ phát sinh dựa trên quan hệ huyết thống
mà còn được phát sinh trên cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con.
Trong lời mở đầu của Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em đã khẳng
định: “…để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được
trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu
thương và thông cảm”. Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý,
không dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không làm thỏa mãn đối với các bên đương
sự sẽ dẫn đến việc các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhau nhiều lần, mất nhiều
thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của cá
1 V.L. Lê Nin (1972), V.L. Lê Nin toàn tập, (30), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.473.
2
nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còn gây nên tình trạng mất
đoàn kết giữa các bên đương sự. Vì vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết vấn đề
quyền và nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam thì Tòa
án ngoài việc phải tiến hành điều tra, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các bên
đương sự, của con cái thì cần phải phải nắm vững tình hình tài sản, tình trạng cụ thể
của gia đình mới có thể ra quyết định đúng đắn trong mỗi bản án của mình.
Trong giai đoạn hiện nay, theo sự phát triển kinh tế thị trường, sau khi ly hôn
nhiều bậc cha mẹ chỉ biết chăm chú vào làm ăn hoặc xây dựng hạnh phúc mới, mà
không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình như: để con cho người thân
nuôi dưỡng, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, không thăm nom, chăm sóc,
giáo dục con đầy đủ. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con được quy định khá
đầy đủ và chi tiết trong Luật hôn nhân và gia đình và một số văn bản pháp luật hiện
hành khác có liên quan. Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện nay, khi mà trong xã
hội có nhiều sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tố; lối sống và nhân cách cá
nhân chịu những áp lực, thách thức bởi nhiều loại thang bậc giá trị; sự đề cao giá trị
vật chất; sự thờ ơ; thiếu trách nhiệm của các bậc cha mẹ đối với con cái diễn ra
ngày càng phổ biến… thì các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có thực sự được thực thi một cách
triệt để? Nội dung cụ thể của những quy định này như thế nào? Có những vướng
mắc bất cập gì trong thực tiễn thực hiện? phương hướng hoàn thiện ra sao?
Do vậy, tác giả chọn đề “Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con sau khi ly hôn” để nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về vấn đề này,
thông qua đó đánh giá tác động của quá trình áp dụng các quy định pháp luật về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đồng thời bảo vệ quyền lợi của con,
nêu lên một số thực trạng và kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật
trong lĩnh vực này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục là vấn đề luôn thu hút
được sự quan tâm, nghiên cứu nhiều tác giả trong nước. Tính đến hiện nay, liên
quan đến đề tài đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu khoa học tương đối
phong phú ở các cấp độ khác nhau, như:
Giáo trình, sách chuyên khảo:
- Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018). Trong giáo trình này, các tác
3
giả đã phân tích đánh giá quan hệ hôn nhân dưới nhiều góc độ: các hình thái hôn
nhân trong lịch sử, đặc điểm của hôn nhân…và chấm dứt hôn nhân trong trường
hợp ly hôn. Với nội dung này, tác giả đã liệt kê và đánh giá các quy định của Luật
NHGĐ 2014 về các căn cứ ly hôn. Đây cũng là những kiến thức nền tảng quan
trọng để tác giả thực hiện đề tài này.
- Lê Vĩnh Châu, Lê Thị Mận, Sách tình huống (Bình luận bản án) Luật Hôn
nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, 2018. Các tác giả đã
tổng hợp các bản án, quyết định HNGĐ theo những vấn đề pháp lý liên quan, mặc
dù không phân tích cụ thể từng bản án nhưng trên cơ sở nêu những vấn đề pháp lý
liên quan đã cho thấy các tác giả đã phân loại bản án theo từng căn cứ ly hôn cụ thể.
Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ đơn thuần tổng hợp bản án, quyết định nên không đi
sâu đánh giá, nhận xét các trường hợp thực hiện căn cứ làm phát sinh việc hay thực
hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con một cách cụ thể.
Luận án, luận văn:
- Nguyễn Văn Quyền (2014), “Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con
theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật
– Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả chỉ ra những vấn đề lý luận theo quy định của
pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con, liệt kê chi tiết nội
dung các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, đồng thời chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng lý luận vào thực tiễn. Tuy nhiên, đề tài
chú trọng phân tích lý luận, chỉ đưa ra bất cập theo hướng tổng quát, không có sự so
sánh thực tiễn áp dụng giữa các địa phương, không thể hiện được sự khác nhau giữa
tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở từng địa phương và việc ảnh hưởng đến những
bất cập trong việc áp dụng lý luận trên thực tiễn. Ngoài ra, đề tài được nghiên cứu
trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được thi hành nên giá trị ứng dụng
vào thời điểm này đã hạn chế.
- Nguyễn Thị Thúy An (2017), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả khái quát chung các quy định của pháp luật
hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn, đưa ra
những vướng mắc trên thực tế còn tồn tại trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn kèm theo các Bản án về vụ việc điển hình
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ, hoàn thiện các quy định pháp luật HNGĐ. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn,
4
tác giả chỉ tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc thay đổi người trực tiếp
nuôi con, thăm nom con và cấp dưỡng, còn các nội dung khác thì không đề cập.
Trong khi đó, trên thực tế hiện nay còn nhiều vướng mắc, nhiều vấn đề khác cần
đưa ra phân tích, làm rõ, qua đó có sự thống nhất trong việc áp dụng lý luận vào
thực tiễn.
- Bùi Minh Giang (2013), “Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn theo
pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà
Nội. Tác giả phân tích làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật Việt Nam về quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện
hành về vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn, thực tiễn áp dụng và dưa
ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở việc phân
tích đánh giá theo hướng lý luận, chưa đưa ra các dẫn chứng, phân tích cụ thể việc
áp dụng các quy định pháp luật, các vấn đề lý luận trong thực tiễn hiện nay, qua đó
chưa đánh giá được mức độ phù hợp, khả quan của lý luận.
Bài viết, tạp chí:
- Lê Thị Mận (2018), "Bàn về việc xét nguyện vọng con khi cha mẹ ly hôn",
Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 16 năm 2017. Tác giả đưa ra một tình huống điển hình
thông qua bản án, phân tích và đặt ra các vấn đề bàn luận “Trường hợp nào, ở độ
tuổi nào con được xét nguyện vọng (sống với cha hay mẹ) sau khi cha mẹ ly hôn?”
và “Tòa án xét nguyện vọng con theo nguyên tắc, cách thức nào? đưa ra các đề xuất
kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích việc lấy ý kiến,
nguyện vọng của con trong việc xem xét, quyết định giao con nhưng không đặt ra
vấn đề nếu con dưới 07 tuổi hay con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình thì có cần lấy ý kiến hay không, hay một hình thức nào khác để xem xét
nguyện vọng của con.
- Bùi Thị Mừng (2017), "Hội thảo khoa học: Một số vấn đề về thực hiện Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014", Cổng thông tin điện tử trường Đại học Luật Hà
Nội, ngày 16/6/2017, viết đánh giá việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình trong
thực tiễn, nêu ra những vướng mắc, bất cập vấp phải trong việc xem xét, quyết định
giao con, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau khi ly hôn nhưng chưa
đưa ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện.
- Ngô Khánh Tùng (2019), “Quyền và nghĩa vụ thăm non con sau ly hôn”, Tạp
chí điện tử Tòa án nhân dân, ngày 18/10/2019. Tác giả phân tích các cách thức, thời
5
gian, địa điểm thực hiện quyền và nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn trong đó có
sự so sánh pháp luật Việt Nam đối với pháp luật các nước, đồng thời đề xuất cần quy
định các chế tài đảm bảo việc thực thi pháp luật được đảm bảo. Tuy nhiên, tác giả chỉ
chú trọng phân tích các quy định về việc hạn chế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứ
không làm rõ một cách tổng thể các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.
Như vậy, các đề tài nghiên cứu trên đang nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn lý
luận là chủ yếu, chưa có cái nhìn toàn diện dưới góc độ thực tiễn áp dụng, chưa có
những đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài: thông qua việc phân tích các vướng mắc
trong thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con của vơ chồng sau khi ly hôn, tác giả đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật về nội dung này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nêu trên, tác giả đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phát hiện và đề xuất các vấn đề liên quan đến việc giao con và thực hiện
quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con hiện nay Tòa án áp dụng, trong đó có bất
cập về nguyên tắc, thủ tục xem xét và giải quyết giao con sau khi ly hôn và thực
tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với
con theo Luật hôn nhân và gia đình.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp pháp lý, đề nghị hướng dẫn thi hành đối
với các quyền, nghĩa vụ được luật quy định nhưng chưa mang tính cụ thể và kiến
nghị luật quy định.
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành, các bản án, vụ việc để đánh giá hiệu quả áp
dụng pháp luật. Từ đó đưa ra đề xuất, hướng kiến nghị hoàn thiện pháp luật, thống
nhất trong áp dụng pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn được xây dựng nhằm phân tích các nhóm đối tượng nghiên cứu: hệ
thống pháp luật Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con
sau khi ly hôn trong đó tập trung chủ yếu vào quy định của pháp luật HNGĐ năm
6
2014 về nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, quyền
và nghĩa vụ thăm nom con. Đồng thời, nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa
án ở các cấp xét xử, ở nhiều địa phương khác nhau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định về việc trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nói chung, trong đó tập trung nghiên cứu việc
quyết định giao con và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật HNGĐ năm 2014
và các văn bản hướng dẫn đạo luật này, không bao gồm quan hệ hôn nhân có yếu tố
nước ngoài.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật trong
nước; các Bản án, Quyết định của Tòa án các cấp, các địa phương; Đồng thời, tham
khảo pháp luật một số nước như Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Mỹ vì pháp luật
của các nước này có những quy định về đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ
ly hôn được pháp điển hóa đặc trưng làm cho BLDS đáp ứng nhu cầu tiếp cận pháp
luật của người dân. Hơn nữa, nhờ tính mềm dẻo và tính thích ứng với thực tế của
Tòa án đã khiến cho các Bộ luật được trường tồn. Từ những khác biệt cơ bản của
pháp luật các nước và pháp luật của Việt Nam, chúng ta có thể so sánh, nghiên cứu
và học hỏi tư duy pháp lý, kỹ thuật lập pháp của các nước để bổ sung cho pháp luật
hiện hành ở nước ta.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi tìm hiểu các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành và trước đây, pháp luật các nước Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc
và Mỹ về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.
Ngoài ra phương pháp so sánh còn được sử dụng để so sánh việc giải quyết các vấn
đề trên thực tiễn giữa các Tòa án khác nhau, một vụ án nhưng cách hiểu và áp dụng
pháp luật về thủ tục mỗi Tòa án không giống nhau. Phương pháp này được sử dụng
ở chương 1, mục 1.2 và chương 2, mục 2.2.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi đánh giá một căn cứ ly
hôn cụ thể, nhận xét thực tiễn áp dụng các quy định về vấn đề trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con qua việc phân tích, đánh giá các bản án liên quan. Phương
pháp này được sử dụng xuyên suốt cả 2 chương của luận văn.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để chứng minh những vướng mắc,
bất cập trong thực tiễn áp dụng Luật HNGĐ tại TAND các cấp, ở các địa phương
7
khác nhau. Qua đó, tìm được nhiều vấn đề pháp lý được đặt ra từ thực tiễn xét xử.
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả 2 chương của luận văn.
- Kết thúc mỗi chương, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để tổng hợp
lại nội dung chính trong chương và rút ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 02 chương:
Chương 1. Căn cứ xác định trách nhiệm trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con sau khi cha mẹ ly hôn
Chương 2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn
8
CHƯƠNG 1
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM TRÔNG NOM, CHĂM SÓC,
NUÔI DƯỠNG, GIÁO DỤC CON SAU KHI CHA MẸ LY HÔN
Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lý, tình cảm
cũng như những yếu tố khác trong cuộc sống của mình. Do vậy, quyền và lợi ích
hợp pháp của con trong quá trình cha mẹ giải quyết ly hôn đã được pháp luật bảo vệ
mà trước hết là những quy định trong việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng,
giáo dục con sau khi ly hôn. Giao con cho ai nuôi dưỡng là một vấn đề hết sức quan
trọng và có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống, với tương lai của các con. Bởi vì
người trực tiếp nuôi con sẽ là người cùng sống với con trong một mái nhà, có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự phát triển về nhân cách, trí tuệ và thể chất của con sau này.
Vậy, ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn? Quyết định hậu quả
của sự kiện chấm dứt hôn nhân do ly hôn, có thể nói đây là vấn đề hệ trọng khiến
nhiều bậc cha mẹ cũng như Tòa án lưu tâm, trăn trở. Về mặt pháp lý, việc trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền bình đẳng
của cha mẹ, không phụ thuộc quan hệ hôn nhân của họ còn tồn tại hay chấm dứt.
Do vậy sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Theo Luật HNGĐ năm 2014, “Con thuộc đối tượng được hưởng quyền
(chăm sóc, dưỡng dục) sau khi cha mẹ ly hôn là con đẻ, con nuôi chung của hai vợ
chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình2”. Những đứa con sẽ được giao cho cha hoặc mẹ
trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Các bên đương sự với tư cách cha, mẹ
có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này có thể được Tòa án
ghi nhận. Trường hợp cha mẹ không tìm được tiếng nói chung hoặc thỏa thuận của
họ không bảo đảm quyền lợi của con, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên
nuôi trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề này.
1.1. Xác định dựa vào sự thỏa thuận của cha mẹ
Đây là một quy định thể hiện rõ tính ưu việt của pháp luật hiện hành. So với
những văn bản pháp luật năm 1954 ở miền Nam Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ điều
đó. Với quan điểm giải quyết ly hôn trên cơ sở lỗi của hai vợ chồng, những quy định
của luật về vấn đề giao con cho ai nuôi cũng theo hướng này. “Người không có lỗi
trong việc làm tan vỡ gia đình sẽ đương nhiên có quyền nuôi con và quyền thăm nom,
2 Điều 81 Luật HNGĐ năm 2014.