Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về môđun với epi -acc (on modules with epi-acc)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
——————————–
NGUYỄN THÁNH TRÂM
VỀ MÔĐUN VỚI EPI-ACC
Chuyên ngành: Đại số và lý thuyết số
Mã số: 60.46.01.04
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐH ĐÀ NẴNG
——————————–
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Văn Thuyết
Phản biện 1: PGS. TS. Trương Công Quỳnh
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đạo Dõng
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
ngành Đại số và Lý thuyết số họp tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà
Nẵng vào ngày 26 tháng 10 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý thuyết vành và môđun là 1 bộ phận của lý thuyết đại số kết hợp, đã
và đang được phát triển mạnh mẽ với sự quan tâm của nhiều nhà toán học.
Một trong các hướng nghiên cứu của lý thuyết này là việc nghiên cứu môđun
và vành Noether và Artin. Năm 1921, Noether đã giới thiệu điều kiện dãy
tăng ACC trên iđêan trong 1 vành giao hoán. Sau đó, Noether đã định nghĩa
khái niệm này cho môđun trên vành không giao hoán và mở rộng vài kết quả
trên vành giao hoán với ACC trên iđêan đến môđun với ACC trên môđun
con. Môđun với ACC trên môđun con ngày nay được gọi là môđun Noether.
Từ tài liệu của Noether, nhiều nhà toán học khác cũng nghiên cứu về môđun
Noether. Một vài trong số họ đã mở rộng những khái niệm này.
Trong luận văn này, tôi nghiên cứu sự mở rộng của ACC theo nghĩa sự tồn
tại toàn cấu trên dãy các môđun con, đó là epi-co rút được trên dãy các môđun
con. Lớp các môđun epi-co rút được là 1 lớp con của các môđun con co rút
được, được giới thiệu bởi Khuri năm 1979. Một R-môđun M được gọi là co rút
được nếu với mọi môđun con khác không N của M, tồn tại một đồng cấu khác
không từ M vào N. Ghorbani và Vedadi đã định nghĩa khái niệm môđun epico rút được. R-môđun M được gọi là epi-co rút được nếu mọi môđun con của
M là một ảnh đồng cấu của M. Ta xét các môđun có tính chất này trên dãy
các môđun con. Ta nói rằng một R-môđun M thỏa epi-co rút được trên dãy
2
tăng các môđun con (epi-ACC trên các môđun con) nếu trong mọi dãy tăng
các môđun con của M, trừ một số hữu hạn, mỗi môđun trong dãy là một ảnh
đồng cấu của môđun kế tiếp. Liệu các tính chất của môđun Noether có đúng
với môđun với epi-ACC hay không? Dựa vào hai bài báo chính: A. Ghorbani
and M. R. Vedadi (2009), Epi-retractable modules and some applications,
Bulletin of the Iranian Mathematical Society Vol. 35 No. 1, pp 155-166 và R.
Dastanpour and A. Ghorbani (2017), Modules with epimorphism on chains
of submodules, Journal of Algebra and Its Application Vol. 16, No. 6, nhằm
tìm hiểu về vấn đề này, tôi chọn đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là “VỀ
MÔĐUN VỚI EPI-ACC (On modules with epi-acc)”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về môđun với epi-ACC và các môđun liên quan.
- Trước tiên là tổng quan các kết quả từ các bài báo, sách và sau đó làm
tường minh các chứng minh, trình bày lại một cách có hệ thống.
- Mở rộng một số kết quả đã có của môđun Noether sang môđun với
epi-ACC.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về định nghĩa, tính chất của môđun với epi-ACC, một số
môđun với epi-ACC đặc biệt.
- Nghiên cứu điều kiện epi-co rút được với môđun xạ ảnh, môđun nội xạ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở đã biết về môđun, môđun Noether, môđun Artin... cùng
với nghiên cứu các tài liệu đặc biệt là các bài báo khoa học liên quan đến
môđun với epi-ACC.
3
- Trao đổi, thảo luận với người hướng dẫn. Trao đổi thông qua xêmina
của nhóm.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn được chia thành 2 chương
- Chương 1: Kiến thức chuẩn bị. Chương này trình bày một số khái niệm
và kết quả liên quan đến môđun để làm cơ sở cho chương sau.
- Chương 2: Môđun và vành với epi-ACC. Chương này trình bày nội
dung chính của luận văn, trình bày epi-co rút được, môđun với epi-ACC.
4
Chương 1
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
1.1. Định nghĩa môđun
Định nghĩa 1.1.1. Cho R là một vành có đơn vị (không nhất thiết giao
hoán). Một R-môđun phải M là:
(1) Một nhóm cộng Abel, cùng với
(2) Ánh xạ:
M × R → M
(m, r) 7→ mr
được gọi là phép nhân môđun thoả mãn các điều kiện sau: ∀m1, m2 ∈
M, r1, r2 ∈ R
(i) có tính chất kết hợp: (mr1)r2 = m(r1r2)
(ii) có tính chất phân phối: (m1 + m2)r = m1r + m2r
m(r1 + r2) = mr1 + mr2
(iii) thoả quy tắc unita m1 = 1m = m
trong đó m, m1, m2 là các phần tử tùy ý của M, r1, r2 ∈ R.
Lúc đó R được gọi là vành cơ sở. Nếu M là một R-môđun phải ta thường
kí hiệu M = MR. Tương tự ta cũng định nghĩa khái niệm R-môđun trái.
5
Định nghĩa 1.1.2. Cho M là R-môđun phải. Tập con A của M được gọi
là môđun con của M (kí hiệu A ≤ M hay AR ≤ MR), nếu A là R-môđun
phải với phép toán cộng và nhân môđun hạn chế được trên A.
Cho MR và N ≤ MR. Vì N là nhóm con của nhóm cộng aben M nên
nhóm thương của nó M/N là một nhóm aben hoàn toàn xác định. Các phần
tử của nó là các lớp ghép x + N của N trong M và phép cộng trong M/N
là
(x + N) + (y + N) = x + y + N
Ta phải xác định phép nhân môđun để M/N trở thành R-môđun phải.
Định lý 1.1.3. Cho MR và N ≤ M.
(i) Quy tắc
M/N × R → M/N
(m + N, r) 7→ (m + N).r = mr + N
là phép nhân môđun.
(ii) Nhóm aben M/N cùng với phép nhân môđun này trở thành một
R-môđun phải.
Định nghĩa 1.1.4. M/N xác định như trong Định lý 1.1.3 được gọi là
môđun thương của môđun M trên môđun con N của nó.
1.2. Môđun tự do
Định lý 1.2.1. Cho FR là R-môđun phải. Các điều kiện sau là tương
đương:
(1) F có cơ sở là S.
(2) F = ⊕
s∈S
As và với mọi s ∈ S, RR
∼= As
.
Định nghĩa 1.2.2. R-môđun phải F thỏa một trong các điều kiện trên
6
được gọi là tự do.
1.3. Môđun xạ ảnh và nội xạ
Định nghĩa 1.3.1. Cho PR là một môđun. Lúc đó P được gọi là xạ ảnh
trong trường hợp với mọi toàn cấu β : B → C, với mọi B, C và mỗi đồng
cấu ψ : P → C tồn tại một đồng cấu λ : P → B sao cho ψ = βλ, nghĩa
là, biểu đồ sau giao hoán
P
λ
~~
ψ
B β
/C /0
Ta có đặc trưng sau của môđun xạ ảnh:
Mệnh đề 1.3.2. Cho P là R-môđun phải. Lúc đó các điều kiện sau là
tương đương.
(1) P là xạ ảnh.
(2) Mỗi toàn cấu ϕ : B → P đều chẻ ra, nghĩa là Ker(ϕ) là hạng tử
trực tiếp của môđun B.
(3) Mọi toàn cấu β : B → C thì ánh xạ
HomR(1P , β) : HomR(P, B) → HomR(P, C)
là một toàn cấu.
Định nghĩa 1.3.3. Cho QR là một môđun. Lúc đó Q được gọi là nội xạ
trong trường hợp với mọi đơn cấu f : KR → MR, với mọi KR, MR và mỗi
đồng cấu υ : KR → QR tồn tại một R-đồng cấu υ : M → Q sao cho