Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về hệ thống pháp luật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
12 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011
PGS.TS. NguyÔn Minh §oan *
1. Quan niệm về tính hệ thống của
pháp luật
Có thể khẳng định pháp luật của các nhà
nước đương đại luôn mang tính hệ thống,
điều này vừa do những điều kiện khách quan
vừa do những điều kiện chủ quan quyết định.
Nếu theo lí thuyết hệ thống thì hệ thống là
khái niệm được dùng để chỉ những chỉnh thể
(sự vật, hiện tượng) có kết cấu thống nhất,
được tạo thành từ các thành tố có mối liên hệ
chặt chẽ, có sự tác động qua lại với nhau và
được tập hợp theo những trật tự nhất định. Từ
quan niệm hệ thống như trên cho thấy tính hệ
thống của pháp luật có thể được xem xét ở
nhiều phương diện và cấp độ khác nhau.
a. Ở phương diện cấu trúc của các quy
định pháp luật
Ở phương diện này, các quy định pháp luật
có sự liên kết ở nhiều cấp độ khác nhau như:
- Cấp độ nhỏ nhất là quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là hệ thống được cấu
trúc từ các quy định pháp luật bao gồm bộ
phận giả định và bộ phận chỉ dẫn (quy định,
chế tài hoặc các biện pháp tác động khác).
Giữa bộ phận giả định với bộ phận chỉ dẫn
luôn có mối liên hệ gắn kết chặt chẽ với
nhau đến mức độ nếu thiếu đi bất kì bộ phận
nào đó thì quy phạm pháp luật không tồn tại.
- Cấp độ lớn hơn quy phạm pháp luật là
chế định pháp luật. Chế định pháp luật là hệ
thống được cấu trúc từ nhóm các quy phạm
pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã
hội có liên quan mật thiết với nhau thuộc
cùng một loại. Tính chất chung của mỗi
nhóm quan hệ xã hội đòi hỏi phải có nhóm
quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh
vì thế mà hình thành nên chế định pháp luật.
- Cấp độ lớn hơn chế định pháp luật là
ngành luật. Ngành luật là hệ thống được cấu
trúc từ một loại quy phạm pháp luật điều
chỉnh một loại quan hệ xã hội (những quan
hệ xã hội có chung tính chất thuộc lĩnh vực
nhất định của đời sống xã hội) bằng những
phương pháp nhất định.
- Cấp độ lớn hơn ngành luật là pháp luật
quốc gia. Pháp luật quốc gia là hệ thống
được cấu trúc từ nhiều thành tố khác nhau
như quy phạm pháp luật, chế định pháp luật,
ngành luật... của quốc gia đó. Cần chú ý là
việc xem xét pháp luật quốc gia với tư cách
là một hệ thống chỉ đặt ra với pháp luật của
các nhà nước đương đại. Sự thống nhất nội
tại là nguyên tắc rất quan trọng của hệ thống
pháp luật. Điều đó biểu hiện ở sự gắn bó hữu
cơ khăng khít với nhau giữa các quy định
pháp luật, ở những nguyên tắc của pháp luật,
ở xu hướng loại trừ dần những mâu thuẫn
giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật. Cơ
sở trực tiếp của sự thống nhất đó là sự thống
nhất về bản chất, về nội dung, về chức năng,
nhiệm vụ của mỗi thành tố cũng như của cả
hệ thống pháp luật.
* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội