Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về hàm phân hình chung nhau hai tập hợp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ LAN HƯƠNG
VỀ HÀM PHÂN HÌNH CHUNG NHAU
HAI TẬP HỢP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ LAN HƯƠNG
VỀ HÀM PHÂN HÌNH CHUNG NHAU
HAI TẬP HỢP
Chuyên ngành: GIẢI TÍCH
Mã số: 60.46.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Người hướng dẫn khoa học
TS HÀ TRẦN PHƯƠNG
Thái Nguyên - Năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
Mục lục
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Chương 1. KIẾN THỨC CƠ SỞ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1. Các hàm Nevanlinna . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2. Định lý cơ bản thứ nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3. Định lý cơ bản thứ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.4. Định lý 5 điểm của Nevanlinna . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Chương 2. VỀ HÀM PHÂN HÌNH CHUNG NHAU HAI
TẬP HỢP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.1. Một số khái niệm và kí hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.2. Tập xác định duy nhất các hàm phân hình . . . . . 21
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
Vấn đề nghiên cứu sự xác định duy nhất của các hàm hay ánh xạ phân
hình thông qua ảnh ngược của một tập hữu hạn thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà Toán học trong và ngoài nước: G.Pólya,
R.Nevanlinna, F. Gross,... và thu được nhiều kết quả quan trọng. Năm
1926, R.Nevanlinna đã chứng minh: Nếu hai hàm phân hình f và g chung
nhau 5 giá trị phân biệt, tức là tồn tại các giá trị phân biệt a1, a2, . . . , a5 ∈
C = C ∪ {∞} sao cho
f
−1
(aj ) = g
−1
(aj ) với mọi j = 1, 2, . . . , 5
thì f ≡ g. Kết quả này của Nevanlinna cho thấy một hàm phân hình phức
được xác định một cách duy nhất bởi ảnh ngược, không kể bội, của 5 giá
trị phân biệt. Công trình này của Ông được xem là khởi nguồn cho các
công trình nghiên cứu về sự xác định duy nhất hàm hay ánh xạ phân hình.
Một vấn đề tự nhiên được đưa ra bởi F. Gross (xem [4]), đó là không
xét ảnh ngược của các điểm rời rạc mà xét ảnh ngược của một tập hợp
điểm. Từ đó đến nay, vấn đề này được nghiên cứu một cách liên tục và
mạnh mẽ với những kết quả của H. Fujimoto, W. Stoll, L. Smiley, M. Ru,
Z. Tu, C. C. Yang, G. Frank, M. Reinders,. . . .
Kí hiệu F là một họ hàm nào đó xác định trên C lấy giá trị trên C. Với
f ∈ F và S ⊂ C, đặt
E(S, f) = [
a∈S
{(z, n) ∈ C × N : f(z) = a với bội n}.
Tập S ⊂ C được gọi là tập xác định duy nhất (kể cả bội), kí hiệu là URS,
cho họ hàm F nếu với hai hàm khác hằng f, g ∈ F thỏa mãn điều kiện
E(S, f) = E(S, g) thì f ≡ g.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn