Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vẻ đẹp nữ tính trong ngôn ngữ thơ xuân quỳnh.
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
737.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1735

Vẻ đẹp nữ tính trong ngôn ngữ thơ xuân quỳnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

VẺ ĐẸP NỮ TÍNH

TRONG NGÔN NGỮ THƠ XUÂN QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

VẺ ĐẸP NỮ TÍNH

TRONG NGÔN NGỮ THƠ XUÂN QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

Đà Nẵng, tháng 05/2014

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài những nỗ lực không ngừng

của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, người thân và bạn

bè. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Bùi Trọng Ngoãn, người trực

tiếp hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

đến các thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cũng như

cán bộ của thư viện nhà trường đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi. Cuối

cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh, động

viên và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt nhất công trình nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Phượng

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các kết quả

nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kì công trình nào khác. Nếu có điều gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Phượng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu đề tài................................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7

6. Đóng góp của đề tài............................................................................................7

7. Bố cục.................................................................................................................8

NỘI DUNG............................................................................................................9

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.............................................................9

1.1. Về “văn học nữ tính” và “văn học nữ quyền”.................................................9

1.2. Khái niệm nữ tính trong văn học và nữ tính trong ngôn ngữ.......................13

1.2.1. Nữ tính trong văn học ...............................................................................13

1.2.2. Nữ tính trong ngôn ngữ..............................................................................15

1.3. Thơ Xuân Quỳnh và ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh.........................................20

Chương 2. KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ LÀ BIỂU

HIỆN TÍNH NỮ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH...........................................24

2.1. Các phương tiện từ ngữ.................................................................................24

2.1.1. Những lớp từ biểu thị tâm lí - tình cảm......................................................24

2.1.2. Các đơn vị ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm ............................................25

2.2. Các phương tiện ngữ pháp ............................................................................28

2.2.1. Ít dùng câu có tính suy lí............................................................................28

2.2.2. Nghiêng về những kiểu câu giàu tính tình thái..........................................31

2.2.2.1. Câu đặc biệt.............................................................................................31

2.2.2.2. Câu danh là danh.....................................................................................33

2.2.2.3. Câu hỏi tu từ............................................................................................35

2.2.2.4. Câu ghép có kết từ...................................................................................38

2.3. Đặc điểm diễn đạt..........................................................................................40

2.3.1. Dùng hình thức nói gián tiếp......................................................................40

2.3.2. Các phép tu từ liên tưởng...........................................................................43

2.3.2.1. So sánh tu từ............................................................................................43

2.3.2.2. Ẩn dụ tu từ...............................................................................................45

Chương 3. VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ MANG SẮC THÁI

NỮ TÍNH TRONG THƠ XUÂN ......................................................................49

3.1. Hệ thống ngôn ngữ tương thích, phù hợp với hệ thống đề tài đời tư, tâm tình....49

3.2. Yếu tố ngôn ngữ giàu nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh làm nên giọng điệu

riêng cho thơ Xuân Quỳnh...................................................................................53

3.3. Vai trò của các yếu tố ngôn ngữ nữ tính góp phần xây dựng một phong cách

nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh .................................................................................56

KẾT LUẬN.........................................................................................................62

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................64

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Có thể nói so với các thể loại khác thì thơ là thể loại có nhiều ưu điểm để

người đọc dễ nhớ, dễ cảm. Bởi với thơ cảm xúc chân thành luôn là cốt lõi, mà sự

thật còn con đường nào ngắn hơn bằng sự chân thành để trái tim hòa điệu với trái

tim. Những vần thơ có thể không vần, không điệu nhưng xuất phát từ một trái

tim chân thành tha thiết yêu thương cũng đủ sức lay động lòng người. Và thế

giới thơ Xuân Quỳnh là một trường hợp điển hình như vậy.

Việc đọc thơ Xuân Quỳnh rồi cảm thơ Xuân Quỳnh, yêu thích, ca ngợi thơ

Xuân Quỳnh…hầu như thế hệ nào cũng có. Những lời lẽ đẹp nhất, hay nhất cũng

đã được bao lớp người đọc ưu ái dành tặng cho thơ Xuân Quỳnh. Nên việc

chúng tôi lật trở lại những trang thơ của bà dễ bị cho là thừa và lặp nhưng thiết

nghĩ: một nhà thơ tài hoa, một hồn thơ đa mang như Xuân Quỳnh thì bao nhiêu

là đủ? Đồng nghĩa với việc khai phá thơ bà là cả một chặng đường dài không

điểm cuối.

Xuất phát từ suy nghĩ đó, chúng tôi tìm hiểu đến tận cùng cái chúng tôi

được biết: Từ Hồ Xuân Hương có lẽ đến Xuân Quỳnh chúng ta mới mới lại bắt

gặp một tâm hồn nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạng của hồn thơ được thể hiện ở

một tầm cỡ đáng kể như vậy. Vẻ đẹp trong thơ Xuân Quỳnh được tạo ra một

cách tự nhiên bởi chất thiên tính nữ dồi dào xuất phát từ chính thiên chức làm vợ

làm mẹ của nhà thơ. Cuộc sống đời thực với những mối lo toan, khó khăn và sự

đỗ vỡ hạnh phúc gia đình phần nào lại mang đến cho thơ bà chiều sâu chiêm

nghiệm, chất thâm thúy của một tâm hồn phụ nữ từng trải. Cái chất nữ tính ấy,

nữ sĩ không chủ ý giấu giếm hay phủ nhận mà ngược lại trực tiếp bộc lộ qua

ngôn ngữ; không trau chuốt bóng bẩy mà đơn giản như vốn tự nhiên nó đã thế.

Nói như Nguyễn Thị Bích Ngọc: “Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên như đã gọi là phụ

nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy”.

2

Trong cuộc sống đôi khi cái gì gần gũi quá, quen thuộc quá lại khiến người

ta khó nhận ra. Với thơ xuân Quỳnh cũng vậy, từng câu chữ, từng cách diễn đạt

trong thơ Xuân Quỳnh tự bản thân nó cũng đã mang đậm dấu ấn của một người

đàn bà muôn thuở nhưng người đọc phải thật tinh tế lắm mới nhận ra được. Và

sẽ thật thiếu sót nếu đến với thơ Xuân Quỳnh mà không chạm đến vẻ đẹp nữ tính

trong ngôn ngữ thơ bà.

Hơn nữa, tính nữ và ngôn ngữ mang tính nữ là đề tài không hề mới nhưng

hầu như chưa được nghiên cứu và xác lập thành một khái niệm hay một cách

nhìn hoàn chỉnh. Trong văn chương Việt Nam có không ít tác giả nữ với tiếng

nói về nữ tính nữ quyền và có những tác giả đại diện cho các thời đại như Hồ

Xuân Hương, Anh Thơ, Ngân Giáng, Xuân Quỳnh…nhưng nghiên cứu về biểu

hiện ngôn ngữ của tính nữ trong thơ họ hầu như chưa được quan tâm nhiều.

Là một sinh viên chuyên ngành nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu một đối

tượng mang tính khoa học bao giờ cũng cần thiết trên cả hai phương diện tri thức

và kĩ năng.

Chính những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vẻ đẹp nữ tính trong ngôn

ngữ thơ Xuân Quỳnh”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Xuân Quỳnh sáng tác nhiều thể loại nhưng nhắc đến Xuân Quỳnh người ta

nói nhiều đến thơ tình của bà, nhắc đến những vần thơ tự bao giờ ăn sâu vào tâm

trí những lứa đôi yêu nhau:

Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nỗi mình/ Sóng tìm ra tận bể

(Sóng)

Hay:

Chỉ có thuyền mới biết/ Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu

(Thuyền và biển)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!