Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ve dep ngon ngu trong truyen kieu cua nguyen du
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề bài: Vẻ đẹp ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Bài làm
Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, có giá trị về nhiều mặt. Một trong các
giá trị nghệ thuật Truyện Kiều là về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều có
sự kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học. Trong Truyện Kiều ta thấy Nguyễn Du vận dụng nhiều ngôn ngữ. Ta bắt gặp
không ít câu rất hồn nhiên gần với khẩu ngữ: - Bây giờ mới rõ tăm hơi
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!
- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai có tiếc gì với ai. Những câu thơ không kém phần sâu sắc:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho kỹ ngọn nguồn lạch sông. Được xây dựng như một chiêm nghiệm từ cuộc sống bình dị hàng ngày của
nhân dân với ngôn ngữ, thành ngữ vuông tròn và không gian ngọn nguồn lạch
sông, tỉnh, dò. Không có gì xa lạ với chúng ta mà sao qua cách sử dụng tài tình
sáng tạo của Nguyễn Du nó mang một ý nghĩa sâu sắc vô cùng về một quan
niệm nhân đúng đắn. Ta bắt gặp trong ca dao hình ảnh, cách nói:
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng. Đến Truyện Kiều của Nguyễn Du cách ví von so sánh đó được thể hiện:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi. Cách vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo:
Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu. Rằng: nàng muôn dặm một thân
Lại mang lấy tiếng dữ gần lành xa
Cũng là mướp đắng mạt cưa một phường
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau. Ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng lời
ăn tiếng nói của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Điều này cho ngôn ngữ, Truyện Kiều trở nên thân thuộc gần gũi với nhân dân và mang đậm tính dân
tộc. Mặt khác ngôn ngữ trong Truyện Kiều có tính bác học, là ngôn ngữ có chất cổ
điển. Với cách sử dụng từ ngữ trau chuốt điêu luyện. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều điển tích, sử dụng các từ Hán Việt làm cho nó có
tính bác học. Có thể nói các điển tích điển cố đó là rất nhiều:
Phải từng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cần làm chi
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.