Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ.
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
778.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1199

Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu hồ dzếnh trong tập truyện chân trời cũ.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

VẺ ĐẸP NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU HỒ

DZẾCH TRONG TẬP TRUYỆN CHÂN TRỜI CŨ

Người hướng dẫn:

TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hà

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tác phẩm văn chương bao giờ cũng được hiện tồn bằng văn bản nghệ

thuật, tiếp cận với nó trước hết là tiếp xúc với văn bản nghệ thuật. Do đó, tìm

hiểu về vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu của một tác phẩm chính là

công việc đầu tiên quan trọng nhất để giải mã toàn bộ thế giới nghệ thuật của

tác phẩm. “Lấy một chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ”, thế nên ngôn ngữ

trong tác phẩm văn học thường được sử dụng một cách có chọn lọc và mang

nhiều ý nghĩa.

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Hồ Dzếnh

mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài

hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lí như Nam Cao, Hồ Dzếnh nhẹ

nhàng và tinh tế. Đến với tác phẩm của ông mà nhất là với truyện ngắn, người

đọc cảm nhận được về một ngòi bút luôn dạt dào xúc cảm trước cuộc sống

muôn màu. Ngôn ngữ nhẹ nhàng và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc

trưng cơ bản trong truyện ngắn của ông mà rõ nhất là qua tập Chân trời cũ.

Mỗi truyện ngắn ở đây như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận

con người nghèo khổ và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa của tình người.

Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Hồ Dzếnh cảm thông với những

mảnh đời đó, tìm ra ở họ những nét đẹp chân thành và hướng người đọc tới sự

thanh cao của cái đẹp, cái thiện.

Hiện nay, dạy học luôn hướng tới việc tạo tâm thế chủ động cho học

sinh. Giáo viên dạy Văn bây giờ không còn là người cảm hộ mà còn là người

hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm. Chính vì vậy, là những

sinh viên sư phạm Ngữ văn, chúng tôi hiểu rằng, việc nắm vững kiến thức về

ngôn ngữ khi đang ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng để hướng cho học

sinh cảm thụ tác phẩm văn học một cách đúng đắn, có trọng tâm và ấn tượng.

3

Xuất phát từ những điều nói trên, chúng tôi chọn đề tài “Vẻ đẹp ngôn ngữ

nghệ thuật và giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện Chân trời cũ” làm đề

tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ

giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nét đặc sắc của truyện ngắn Hồ Dzếnh về ngôn

ngữ và giọng điệu. Đồng thời, quá trình thực hiện cũng sẽ giúp người thực

hiện từng bước hoàn thiện nền tảng kiến thức lí luận về ngôn ngữ, giọng điệu

trong tác phẩm văn học cũng như các kĩ năng cần thiết khi xử lí một vấn đề

khoa học.

2. Lịch sử vấn đề

Trong văn đàn văn học Việt Nam, cái tên Hồ Dzếnh xuất hiện đã lâu

nhưng lại ít được các nhà phê bình nhắc đến có lẽ bởi tác phẩm của ông để lại

không nhiều. Thế nhưng, nhà văn mang trong mình hai dòng máu Hoa – Việt

này cũng đã kịp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi hai tác phẩm

lớn là tập truyện Chân trời cũ và tập thơ Quê ngoại. Tìm hiểu lịch sử vấn đề

xung quanh đề tài Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu Hồ Dzếnh

trong tập truyện Chân trời cũ, chúng tôi điểm lại được những nhận định sau:

Trần Hữu Tá khi biên soạn mục “Hồ Dzếnh” trong Từ điển Văn học đã

cho rằng: “Do từ nhỏ sống nhiều với mẹ, với làng quê, với những người nông

dân Việt Nam nghèo khổ nhưng có nhiều đức tính cao quý, Hồ Dzếnh có

nhiều trang viết thiết tha xúc động”, văn xuôi của ông theo Trần Hữu Tá

“mang đậm sắc thái trữ tình hiện thực”. [ 8, tr.315]

Tác giả Lâm Quế Phong trong cuốn “Tủ sách văn học trong nhà

trường” cũng nhận xét: “Với tập Quê ngoại nhất là truyện ngắn Chân trời cũ,

Hồ Dzếnh đã tạo ra một vị trí vững vàng cho văn học trước 1945”.[23, tr.110]

Trong cuốn Từ điển Văn học do Đỗ Dức Hiểu chủ biên, tác giả Lâm

Thị Hảo viết “Tập Chân trời cũ viết dưới dạng tự truyện có truyện chỉ như

một lời tâm tình của người viết với nhân vật và hầu như sự kiện, chi tiết ít.

4

Cái gắn kết mạch văn là tiếng nói tình cảm của những suy tư của cái tôi chủ

thể với câu chuyện. Tuy nhiên từ tiếng nói trữ tình đầy sắc thái hoài niệm đó,

những vấn đề lớn mang tính thời đại vẫn bộc lộ rõ. Cuộc sống cực nhọc của

người dân, sự chi phối sâu đậm của cả cái đẹp lẫn cái lạc hậu trong truyền

thống thẫm mỹ đạo đức phương Đông cổ truyền cũng như mặt mạnh, mặt yếu

của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã được ngòi bút tài hoa của Hồ Dzếnh

diễn đạt sắc sảo”. [8, tr.241]

Cũng viết về văn xuôi Hồ Dzếnh, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh

trong cuốn Văn học Việt Nam hiện đại, những gương mặt tiêu biểu đã nói

rằng: “Văn Hồ Dzếnh có thể xếp vào cái dòng tôi gọi là thứ văn xuôi trữ tình

rất khó phân biệt là hiện thực hay lãng mạn – cái dòng của Thạch Lam, Thanh

Tịnh”. Bên cạnh đó, ông cũng nói đến chất thơ trong tập Chân trời cũ của Hồ

Dzếnh: “Sự thật, cảnh thật, người thật lọc qua tâm hồn của Hồ Dzếnh bao giờ

cũng thành thơ. Một chất thơ gắn chặt với đất, với người, với sự sống còn

nhiều gian lao vất vả còn nhiều oan khiên của những người nghèo khổ. Có thể

tìm thấy hầu như trên mọi trang viết của Hồ Dzếnh những ý thơ, tứ thơ đầy

xúc động phổ vào những dòng chữ rung lên những âm điệu bổng trầm”. [16,

tr.300]

Trên Nhịp cầu thế giới online nhân ngày kỉ niệm 90 năm ngày sinh và

15 năm ngày mất của Hồ Dzếnh (24.11.2006) đã có bài viết về tác giả này:

“Cạnh những vần thơ đã khiến ông nổi tiếng, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn

với nhiều truyện ngắn man mác, nhè nhẹ và đẹp, trong sáng đến mức có thể

đưa vào sách giáo khoa về văn phạm Việt Nam. Hồ Dzếnh thường chỉ kể, chỉ

thuật lại sự việc một cách giản dị, không màu mè, hoa hòe hoa sói nhưng chất

thơ và cảm xúc tràn ngập trong mỗi câu văn của ông đã khiến cho một số

đoạn văn của ông trở thành hình mẫu trong văn chương tiền chiến”.

5

Nói về chất thơ của truyện ngắn Hồ Dzếnh, tác giả Phạm Thị Minh

Thái trong cuốn Đánh đường tìm hoa cho rằng mối đồng cảm giữa Hồ Dzếnh

với những người phụ nữ dường như không bao giờ vơi cạn trong sáng tác của

ông. “Nó cũng khiến ông có phong cách viết truyện ngắn rất riêng, một lối

truyện ngắn thơ với chất truyện đầy chi tiết văn xuôi nhưng lại với giọng kể

trữ tình trong thơ”…Ở cuốn sách này, bà cũng nhắc đến “những chi tiết

truyện ngắn làm nên sắc thái riêng của nhân vật và những đoạn trữ tình ngoại

đề mà bao giờ cũng được Hồ Dzếnh viết thẳng vào truyện ngắn như thể ông

không kìm nén được mà phải xổ tung ra cái lòng thương của mình những lúc

nhân vật đau đớn đến cao trào”. [26, tr.43 – 44]

Vương Trí Nhàn trong cuốn Những kiếp hoa dại cũng đã có bài “Hồ

Dzếnh, người lữ hành đơn độc trong nửa thế kỉ văn học” viết về Hồ Dzếnh. Ở

đó, ông nhận xét rằng: “Bằng một giọng kể ngậm ngùi chân chất, các trang

sách như luôn thì thầm với những ai đang đọc nó, rằng cuộc đời thật oái oăm,

thật nhiều đớn đau buồn thảm, cuộc đời là dâu bể, con người chỉ có cách nhẫn

nại cam chịu mà sống cho qua ngày. Nhưng nó vẫn không quên giả thiết rằng

trong sự nhẫn nại và cam chịu ấy, từ mỗi con người lại ánh lên vẻ đẹp cao

quý, đây chính là lí do làm cho ta đáng sống và lờ mờ thấy hình như cuộc

sống còn có ý nghĩa nào đó”. [22, tr.25-26]

Thạc sĩ Ngô Thị Hy ở trường Đại học An Giang trong bài Nghệ thuật

trần thuật trong văn xuôi Hồ Dzếnh đăng trên trang web nguvandhag.com

cũng viết về giọng văn của tác giả này như sau “Chân trời cũ là một tập văn

xuôi mang tính tự truyện, kể theo phương thức chủ quan nên lời trực tiếp của

tác giả xuất hiện nhiều để bộc lộ cảm xúc suy tư hoặc những lời tự vấn…Có

thể nói mạch truyện trong Chân trời cũ thường dừng lại nhường cho những

lời trực tiếp của tác giả xuất hiện nhiều dưới hình thức những lời trữ tình

ngoại đề hoặc những lời nói mang tính chất triết lí”.

6

Như vậy có thể thấy rằng, các công trình trên đã nói đến vị trí cũng như

một vài nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của nhà văn Hồ Dzếnh một cách

khá thống nhất. Các tác giả đều cho rằng văn xuôi Hồ Dzếnh nổi tiếng hơn

thơ ông, truyện ngắn của ông thì thuộc dòng truyện ngắn trữ tình và đầy chất

thơ.

Tuy nhiên, các bài nghiên cứu nói trên đề cập đến vẻ đẹp ngôn ngữ và

giọng điệu Hồ Dzếnh còn chung chung, khái quát chứ chưa qua khảo sát cụ

thể tập truyện Chân trời cũ. Song cũng cần khẳng định, các công trình nói

trên là những tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích mang tính định hướng

cho đề tài đang thực hiện. Hi vọng với đề tài “Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật

và giọng điệu Hồ Dzếnh qua tập truyện Chân trời cũ” chúng tôi sẽ góp phần

làm bật lên giá trị của tập truyện, về phong cách của tác giả cũng như đóng

góp một tiếng nói, một cảm nhận của bản thân về tác giả này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật và

giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện Chân trời cũ.

Phạm vi nghiên cứu là 11 truyện ngắn trong tập Chân trời cũ được lấy

từ cuốn Hồ Dzếnh – Tác phẩm chọn lọc(1988), Nxb Văn học.

Dưới đây là danh sách 11 truyện ngắn mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát:

Lòng mẹ

Ngày gặp gỡ

Người chị dâu tôi

Trong bóng rừng

Con ngựa trắng của ba tôi

Chú Nhì

Sáng trăng suông

Anh Đỏ Phụ

Em Dìn

Chị Yên

Người anh xấu số

7

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thấy được vẻ đẹp ngôn ngữ và giọng điệu Hồ Dzếnh trong Chân

trời cũ, luận văn sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại. Người viết sử dụng phương

pháp này để khảo sát thống kê tần số xuất hiện và phân loại các phương thức

biểu hiện của ngôn ngữ và giọng điệu trong 11 truyện ngắn của tập Chân trời

cũ.

- Phương pháp tổng hợp, khái quát. Sử dụng phương pháp này để tìm thấy

những nét chung nhất về những giá trị nghệ thuật của nhà văn để từ đó có cái

nhìn khái quát hơn về phong cách tác giả.

- Phương pháp phân tích, chứng minh. Phương pháp này được người viết

sử dụng để chỉ ra ý nghĩa và làm rõ các giá trị của những đặc sắc về ngôn ngữ

và giọng điệu của tập truyện ngắn này.

Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng các phương pháp khác như

phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống để hỗ trợ các phương

pháp trên. Từ đó có một cái nhìn toàn diện, khách quan về phong cách Hồ

Dzếnh cũng như những đóng góp của ông đối với văn học nước nhà.

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài

- Chương 2: Vẻ đẹp ngôn ngữ và giọng điệu Hồ Dzếnh trong tập truyện ngắn

Chân trời cũ.

- Chương 3: Vai trò của ngôn ngữ và giọng điệu trong Chân trời cũ đối với

việc thể hiện phong cách Hồ Dzếnh.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!