Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vè đẹp của ngôn ngữ tục ngữ trong việc phả ánh nét văn hóa Nông nghiệp Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
185.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1434

Vè đẹp của ngôn ngữ tục ngữ trong việc phả ánh nét văn hóa Nông nghiệp Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

51(3): 28 - 33 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009

VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ TỤC NGỮ

TRONG VIỆC PHẢN ÁNH NÉT VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngô Thị Thanh Quý (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên)

Trong điều kiện phát triển nhanh chóng

của khoa học công nghệ và các phương tiện

thông tin đại chúng, kho tàng tục ngữ cổ

truyền vẫn luôn có sức sống độc lập. Nó gắn

liền với khẩu ngữ, xâm nhập vào văn học

thành văn, hiện hình trên những trang sách,

trang báo, vận động trong các loại hình văn

học dân gian và phát huy tác dụng mạnh mẽ

trong lời ăn tiếng nói quần chúng. Có lẽ vì thế

mà tục ngữ đã được sự quan tâm của nhiều

nhà khoa học trong những năm qua. Nghiên

cứu về ngôn ngữ, cấu trúc và thi pháp tục ngữ

cũng đã có nhiều tác giả đề cập như: Nguyễn

Thiện Giáp, Nguyễn Thái Hòa, Phan Thị

Đào… Nhưng xem xét vẻ đẹp của ngôn ngữ

tục ngữ để thấy được nét văn hóa nông nghiệp

Việt Nam là một tầng vỉa mới cần được khai

thác. Qua sự nghiên cứu, chúng ta có thể tìm

thấy sự chi phối, sự hiện diện của văn hóa

nông nghiệp trong tục ngữ. Từ đó cũng thấy

được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ tục ngữ

được ứng dụng trong đời sống, được nhân dân

sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày.

Ngôn ngữ trong tục ngữ xưa nay được xem

như ngôn ngữ nghệ thuật có tính chất cổ điển

biểu đạt tri thức cuộc sống của người bình

dân. Ở một góc độ nào đó tính chất nông

nghiệp, tư duy nông nghiệp đều có sự chi phối

đến ngôn ngữ của thể loại tục ngữ. Ở đâu có

tục ngữ là ở đó có kinh nghiệm cuộc sống,

ngôn ngữ trong tục ngữ đã phản ánh một cách

cô đọng nhất những tri thức, ứng xử của con

người với tự nhiên và xã hội. Tục ngữ không

chỉ phản ánh, đúc kết những kinh nghiệp được

nhìn thấy, nghe thấy từ các giác quan bên

ngoài, mà cơ bản khi nói tục ngữ, khi dùng tục

ngữ là người ta muốn nói tới chiều sâu của ý

nghĩa, của sự dồn nén, chất chứa suy nghĩ ở

bên trong cái vỏ ngôn từ của tục ngữ. “Tục ngữ

diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời

sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân

dân” [5].

Tục ngữ phản ánh cái gì - điều đó thuộc về

phương diện nội dung! Tục ngữ phản ánh

bằng cách nào là thuộc về hình thức biểu đạt.

Các thể loại văn học truyền thống khác chỉ

phản ánh một mảng nào đó của cuộc sống con

người, ví dụ: ở thể loại thần thoại chủ yếu

phản ánh nhận thức và lí giải các hiện tượng

tự nhiên có ảnh hưởng tới cuộc sống con

người; Thể loại truyền thuyết hướng về các

quan hệ cộng đồng, nguồn gốc dân tộc, đánh

giá các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử;

Thể loại cổ tích hướng về những vấn đề nhân

sinh, những quan hệ đời thường. So với các

thể loại nói trên thì sự phản ánh tri thức trong

tục ngữ về văn hóa nông nghiệp rất phong

phú, không hạn hẹp trong một phạm vi nào

của cuộc sống. Ở một số thể loại văn học dân

gian, đối tượng phản ánh chỉ có giới hạn nhất

định thì đề tài phản ánh của tục ngữ về văn

hóa nông nghiệp lại khá rộng. Cả một khối

lượng lớn kiến thức được nén chặt trong

những tác phẩm rất ngắn. Tục ngữ giống như

một cái túi nhỏ mà sự bao chứa của nó thật

diệu kỳ. Nó “Ép chặt từng từ như xiết ngón

tay thành quả đấm (…) dè sẻn từng tiếng làm

cho lời nói cô đọng, giàu ý nghĩa” [3].

Đây cũng là mối quan hệ giữa nội dung và

hình thức của tục ngữ. Lời ít mà ý nhiều. Tục

ngữ phản ánh được nội dung ngoài chữ nghĩa,

lời nén chặt mà nghĩa rộng mở. Điều đó hợp

với quy luật tồn tại khách quan của tục ngữ

trong nghệ thuật truyền khẩu. Tục ngữ trở

thành một hình thức thanh lọc trong sáng tạo

nghệ thuật của quần chúng nhân dân qua yếu

tố tỉnh lược. Thể loại tục ngữ không làm loãng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!