Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa và tiểu thuyết Việt Nam 1960 - 1975 trên phương diện kiểu nhân vật trung tâm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đoàn Đức Hải Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 93 - 100
93
VĂN HỌC HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
1960 - 1975 TRÊN PHƯƠNG DIỆN KIỂU NHÂN VẬT TRUNG TÂM
Đoàn Đức Hải
*
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam 1960 – 1975 nói chung và tiểu thuyết về đề tài
xây dựng chủ nghĩa xã hội nói riêng, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa chất sử thi với chất tiểu thuyết
trong việc xây dựng cấu trúc hình tượng nhân vật, tạo ra những điển hình văn học của loại hình
tiểu thuyết sử thi hiện đại- nhân vật “con người mới” . Cấu trúc hình tượng nhân vật đã phản ánh
chân thực hiện thực lịch sử và thỏa mãn yêu cầu nghệ thuật của phương pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa, nó bắt rễ sâu xa trong truyền thống văn học dân tộc và được gặp gỡ với mô hình
tiểu thuyết Nga – Xô viết, kết hợp với đặc điểm lịch sử của thời đại chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cái khác biệt nhất của con người mới so với những nhân vật
văn học trước đó là khả năng làm chủ: làm chủ tập thể và làm chủ bản thân, con người mới tồn tại
đồng thời cùng với quá trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, họ chiến đấu và lao
động quên mình vì bản thân, vì dân tộc mình và vì cả nhân loại.
Cái nhìn lý tưởng hóa đã xây dựng nên hình tượng nhân vật trung tâm với tư thế và vẻ đẹp hào
hùng. Họ chính là hóa thân của một dân tộc anh hùng trong thời đại anh hùng. Họ mang trong
mình những phẩm chất phi thường: giản dị, bình thường mà phi thường về sức mạnh tinh thần. Vì
vậy, họ được ghi nhận, được mô tả như những con người đẹp nhất, lớn lao nhất, giàu tính chiến
đấu nhất… Họ là những con người sống có lý tưởng, có mục đích, “hiểu việc mình làm và con
đường mình đang đi”. Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên thì nhân vật con người mới còn nặng
về tính khuân mẫu nên ít nhiều hạn chế trong phản ánh dưới góc độ cá nhân.
Từ khóa: Con người mới, nhân vật trung tâm, văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa
KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC HIỆN THỰC
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
*
Tìm hiểu bất kì một nền văn học, một hiện
tượng văn học nào cũng phải đặt trong mối
tương quan của các yếu tố đồng đại và lịch
đại. Trong lịch sử văn học nhân loại, mỗi giai
đoạn, mỗi thời kì có những dòng văn học và
phương pháp sáng tác riêng đóng vai trò chủ
đạo. Ở mỗi thời đại và tùy vào bước đi của
mỗi quốc gia, văn học dự phần tích cực vào
việc thay đổi diện mạo đời sống tinh thần.
Cho đến trước thế kỉ XX, văn học Việt Nam
đi trong xu thế chung của khu vực là chủ
nghĩa Cổ điển. Đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa
hiện thực phê phán và chủ nghĩa Lãng mạn
phương Tây đã vào Việt Nam, đưa văn học
nước ta gia nhập quỹ đạo văn học hiện đại thế
giới. Đêm trước của cuộc cách mạng do giai
cấp vô sản lãnh đạo, trong địa hạt văn
chương, ở thế kỉ XIX, nhất là từ những năm
40 trở đi, nhu cầu miêu tả cuộc sống như
chính nó vốn có đã được các nhà văn đặt ra
bằng các sáng tác theo khuynh hướng hiện
*
Tel: 0913 089612
thực và với cảm hứng phê phán. Ở đó, các
nhà văn đặt ra vấn đề tái tạo đời sống “trong
những hình thức của bản thân đời sống” và
văn học thế giới đã ghi nhận những tên tuổi
sáng giá của dòng văn học hiện thực như
Bandắc, Gôgôn, L. Tônxtôi, Đốtxtôiépxki
v.v… Đến giữa thế kỉ XX, lịch sử nhân loại
chuyển mình, việc tồn tại hệ thống xã hội chủ
nghĩa đối trọng với tư bản chủ nghĩa đã dẫn
đến sự ra đời dòng chủ lưu của văn học các
nước xã hội chủ nghĩa mà phương pháp sáng
tác mới nhất được khẳng định lúc ấy là Chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Chủ nghĩa
hiện thực XHCN). Vào những thập niên đầu
thế kỉ XX chủ nghĩa hiện thực vẫn tiếp tục
đảm đương vai trò trọng yếu của nó đối với
văn chương thế giới, tuy vậy, sự xuất hiện của
trào lưu hiện thực XHCN đã tạo được thế đối
trọng với các phương pháp sáng tác mới, chủ
yếu được trọng dụng ở nước tư bản phương
Tây khác biệt về thể chế chính trị. Vào thời
điểm Chủ nghĩa hiện thực XHCN ra đời và
vào những năm phát triển nhất, nó được văn
học các nước XHCN coi là một phương pháp
ưu việt của ý thức vô sản, của nhân sinh quan
cộng sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn