Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học hiện đại Đức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC - kì 3
Lương Văn Hồng
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI ĐỨC
Kì 3
II.THỜI KỲ HƯNG THỊNH CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
1910-1930
Bối cảnh lịch sử
Từ năm 1910 đã hình thành thế hệ thứ hai của những nhà văn hiện đại . Công nghiệp hóa phát triển tới mức, hình như con người cghỉ còn là nô lệ của máy móc. Cuộc sống ở thành phố lớn có những
đặc trưng như: số đông trở nên vô nhân xưng (không ai biết họ là ai), con người phải sống theo nhịp điệu công nghiệp, quản lý có tính máy móc, không có tình người. Giao thông tấp nập vội vã. Lượng thông
tin do phim ảnh và báo chí cung cấp tràn ngập mọi nơi, mọi chỗ. Rồi cuối cùng con người thấy mình ngày càng rời xa văn hóa truyền thống.
Đặc điểm văn học
Thành phố lớn hình thành thì cũng hình thành lớp công chúng đông đảo. Lập tức những họat động văn hóa, thể thao dành cho lớp công chúng này cũng xuất hiện: khắp nơi hát ca khúc mới thời thượng
(Schlagermusik), các nhà xuất bản lớn với nhà máy in riêng hình thành , nó chuyên in tạp chí và báo ảnh (báo có tranh minh họa, biếm họa) và lọai sách ba xu . Báo chí, công nghiệp thông tin và giải trí hợp
nhất với nhau thành những tổ hợp kinh tế đầy quyền lực như Hugenberg, như Ufa.
Đời sống văn hóa ngày càng tập trung ở Berlin. Ở đây người ta thấy rất rõ nét cái mâu thuẫn giữa nghệ thuật và kinh doanh.
Tác giả thời kỳ hưng thịnh của văn học hiện đại
Chủ nghĩa biểu hiện 1910-1925
Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionismus) với tư cách là một trào lưu văn học xuất hiện trước tiên ở Đức vào những năm đầu thế kỷ XX (từ Expressionismus được Ch. Walden dùng lần đầu vào năm 1911
trên tạp chí Sturm), rồi lan rộng ảnh hưởng sang Aùo, Bỉ, các nước bắc Âu, Hungary, Rumami, Ba Lan, Mỹ Nga. Nó là thái độ phản ứng trước sự khủng hoảng xã hội trầm trọng ở châu Âu do chiến tranh thế
giới lần thứ nhất –1914-1918- cùng với những chấn động dữ dội của các cuộc cách mạng.
Các nhà văn thơ chủ nghĩa biểu hiện (ở Đức là nhà thơ Georg Trakl, tiểu thuyết gia Robert Musil, kịch gia Frank Wedekind v.v.) phản đối chiến tranh, chống lại (sự vật chất hoá cuộc sống) tình trạng vô hồn
hoá cuộc sống. Số đông xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản. Sự phê phán xã hội của họ thường trừu tượng, ước lệ, xa lạ với đông đảo quần chúng. Đứng trước cảnh tàn phá của chiến tranh đế quốc, họ thấy