Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở việt nam (1930 - 1945).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
PHẠM THỊ ANH
Văn hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930 - 1945)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, chứng minh sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam
trong việc chèo lái con thuyền cách mạng và giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của chủ
nghĩa thực dân. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành, không chỉ có sự
nổ lực của một giai cấp, tầng lớp trong xã hội mà là của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân
ta đã đồng lòng, đồng sức chiến đấu, đem hết của cải và sức lực ra để xây dựng nên nhà
nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh phúc. Trong thời kì kháng chiến Đảng ta chủ
trương mở nhiều mặt trận chiến đấu với kẻ thù như: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,…
Tuy nhiên, trong các mặt trận đó, phải kể đến mặt trận văn hóa văn nghệ, luôn được Đảng
ta xác định là: “Phải soi đường cho quốc dân đi” [17, tr.64].
Văn hóa văn nghệ cũng là mặt trận kháng chiến của Đảng và nhân dân ta trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng luôn xem đây là một mặt trận không thể đứng ngoài
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân. Tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức đóng một
vài trò quan trọng, góp phần làm cho mặt trận này thực sự trở thành một vũ khí sắc bén,
bằng các bài báo, thơ văn cách mạng, thành lập các tổ chức văn hóa… với nội dung tuyên
truyền, cổ động cho các chính sách, chủ trương của Đảng đến quần chúng nhân dân biết
và hiểu về cuộc cách mạng mà Đảng lãnh đạo. Thông qua các bài viết, đã thể hiện tiếng
nói và ý thức dân tộc của một tầng lớp trí thức trong xã hội đòi tự do ngôn luận và muốn:
“Xóa bỏ phong kiến, đánh đuổi đế quốc Pháp, xây dựng một nước Việt Nam độc lập dân
chủ” [17, tr.63].
Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, văn hóa văn nghệ có một nhiệm vụ rất
quan trọng là phục vụ chính trị, phục vụ nhân dân lao động: “Phụng sự kháng chiến,
phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân lao động, trước hết là công, nông, binh” [17, tr.7].
Còn các văn nghệ sĩ được xem là các chiến sĩ, và phải: “Đặt lợi của kháng chiến, của Tổ
quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [17, tr.8]. Văn hóa văn nghệ còn là một vũ khí
cách mạng nên có tác dụng: “Giáo dục cổ vũ đanh thép, thấm sâu vào lòng người, lôi
cuốn tập hợp, tổ chức toàn thể nhân dân vùng lên đuổi giặc, cứu nước, xóa bỏ áp bức bóc
lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa” [25, tr.63].
3
Tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề văn hóa văn nghệ với cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945, không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về những chủ trương của Đảng trong giai đoạn này về lĩnh vực văn hóa văn nghệ, mà
còn góp phần làm rõ hơn những đóng góp của văn hóa văn nghệ vào thắng lợi to lớn của
cách mạng tháng tám 1945.
Vì vậy, với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa văn nghệ
trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930 - 1945)”, làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa văn nghệ là một bộ phận khăng khít của sự nghiệp cách mạng giải phóng
dân tộc Việt Nam. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ những năm 1930 - 1945, là một cuộc
cách mạng toàn dân, toàn diện, bên cạnh các lĩnh vực đấu tranh như quân sự, chính trị,
kinh tế,… thì văn hóa văn nghệ luôn là mặt trận tích cực và là một vũ khí sắc bén cho
công cuộc giải phóng dân tộc, góp phần làm nên cách mạng tháng Tám thành công. Do
đó, vai trò của văn hoá văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong
giai đoạn 1930 - 1945, đã được một số tác giả chú ý và đề cập trong một số các tác phẩm
như:
Tác giả Nam Mộc với tác phẩm Luyện thêm chất thép cho ngòi bút (1978), là một
tác phẩm tập hợp một số bài viết nói về quan điểm mỹ học của Mác - Lênin và của Đảng
về đường lối văn nghệ, về sáng tác, nghiên cứu văn học, nghệ thuật, giáo dục chủ nghĩa
anh hùng cách mạng… Nhìn chung, tác phẩm đã nêu lên được nhiệm vụ của văn hóa văn
nghệ, vai trò của văn nghệ sĩ trong công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Tác phẩm Văn nghệ vũ khí của cách mạng (1982), của Nhà xuất bản sự thật. Đây
là một tác phẩm nói lên sự nghiệp của văn học, văn nghệ chính là sự nghiệp của Đảng,
con đường của văn nghệ phải đi theo con đường phục vụ cách mạng, phục vụ chính trị và
phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, tác phẩm vẫn chưa làm rõ được vị trí, vai trò của văn hóa
văn nghệ trong công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ những năm 1930 - 1945.
Nhà thơ Tố Hữu với tác phẩm Phấn đấu vì một nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa
(1982), với nội dung xây dựng một nền văn nghệ mới cho nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, đòi hỏi văn nghệ phải phục vụ đất nước một cách tích cực hơn. Tác phẩm chủ yếu
nói về thời kì sau khi đất nước giành được độc lập nên chưa đ áp ứng được nội dung của
đề tài.
4
Phạm Văn Đồng - Tố Hữu có viết tác phẩm Sự nghiệp văn nghệ và sứ mạng của
người nghệ sĩ (1984), nói lên vai trò của các văn nghệ sĩ trong kì mới, các anh chị em phải
chiến đấu như thế nào trên mặt trận văn hóa và mặt trận chính trị, làm thế nào để sáng tác
nghệ thuật có giá trị cao… Tuy nhiên, vẫn chưa làm rõ sự phát triển của văn hóa văn nghệ
trong cuộc cách mạng dân chủ.
Ngoài ra, còn một số các tạp chí như Tạp chí Văn hóa Thông tin, tạp chí Xưa và
Nay…, và một số website có đề cập đến vấn đề này.
Tóm lại, trên đây là một số tác phẩm đã có nói đến sự phát triển và vai trò của văn
hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ những năm 1930 - 1945, nhưng hầu
hết vẫn chưa đầy đủ, làm rõ được vấn đề. Tuy vậy, đây là những tài liệu tham khảo quan
trọng phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
3. Mục đích nghiên cứu
- Chủ trương của Đảng trong công tác văn hóa văn nghệ phục vụ nhân dân, phục
cách mạng.
- Công tác văn hóa văn nghệ phục vụ cách mạng dân tộc dân chủ.
- Vai trò của văn hóa văn nghệ đối trong thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân (1930 - 1945).
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác văn hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930
-1945), các chủ trương, chính sách của Đảng với văn hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam (1930 - 1945).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi không gian và thời gian là những đóng góp của văn
hóa văn nghệ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam những năm
1930 - 1945.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu thành văn, tài liệu
sách báo ở các thư viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các thư viện ở các tỉnh, thành
phố khác.
- Các bài viết trong các tạp chí xưa và nay, tạp chí nghiên cứu văn hóa,…
5
- Các bài viết, thông tin trên mạng internet có liên quan tới đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa trên quan điểm s ử học Mácxít để tiến hành
nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp lịch sử, phương pháp
logic. Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng và kết hợp với các phương pháp như:
Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,
đánh giá,… nhằm mở rộng thông tin và làm phong phú nguồn tư liệu để nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
6. Đóng góp của đề tài
Văn hóa văn nghệ là phương tiện của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phận hợp thành đời sống xã
hội của dân tộc ta là khả năng sáng tạo của nhân dân lao động và tầng lớp trí thức văn
nghệ sĩ. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, văn hóa văn nghệ luôn là mặt trận tiên
phong, mở đường cho tư tưởng, cách thức đi của các chủ trương, chính sách của Đảng
đến với quần chúng nhân dân. Do đó, đề tài được hoàn thành sẽ làm sáng tỏ thêm vai trò
của văn hóa văn nghệ đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ
luôn được đánh giá cao, một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng
vạch con đường cho các nghệ sĩ sử dụng ngòi bút của mình như vũ khí sắc bén trong sự
nghiệp phò chính trừ tà và gắn nghệ thuật với tổ quốc và nhân dân, gắn tự do sáng tạo với
tự do nhân dân, hướng tới những giá trị nhân đạo cao cả của con người. Vì vậy, đi sâu
nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy được những đóng góp lớn lao của lớp văn
nghệ sĩ thời kì trước trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, lí tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, dũng cảm vượt qua bao khó khăn, thử thách, lăn lộn với cuộc chiến đấu
nhân dân, không sợ hy sinh xương máu đem hết trí tuệ và tài năng sáng tạo của mình cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Với việc hoàn thành đề tài này, không chỉ giúp cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm
vụ làm khóa luận tốt nghiệp mà còn làm tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn
đề này.
6
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài chia làm 2
chương:
Chương 1: Lí luận chung về văn hóa văn nghệ và cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở Việt Nam (1930 - 1945)
Chương 2: Văn hóa văn nghệ với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt
Nam (1930 - 1945)