Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Văn hóa hối lộ thời gian toàn cầu hóa - Kỳ 1 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Văn hóa hối lộ thời toàn cầu hóa
Văn Cường
Trong thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ hối lộ của các công ty toàn
cầu được đưa ra ánh sáng, như các vụ scandal của Siemens, Daimler,
BAE Systems, BHP Billiton... với số tiền hối lộ giao động từ vài trăm triệu
đến hàng tỷ USD. Một số nhà quan sát cho rằng hối lộ đang trở thành
một thứ “văn hóa xấu” trong hoạt động kinh doanh của các công ty toàn
cầu.
Kỳ 1: Một phần tất yếu của kinh doanh?
Trong một cuộc khảo sát năm 2009, viện KPMG có trụ sở tại Thụy
Sĩ cho biết có đến 2/3 lãnh đạo các công ty Anh và Hoa Kỳ hoạt động ở
nước ngoài tin rằng tại một số nước và vùng lãnh thổ họ không thể tiến
hành kinh doanh mà không đưa hối lộ.
Những scandal chấn động
Tháng 5-2007, cả thế giới chấn động trước tin tức tập đoàn Siemens
có trụ sở ở Đức bị nghi ngờ chi tới 1 tỷ EUR cho các hoạt động đút lót
xuyên quốc gia. Điều tra cho biết các lãnh đạo của Siemens từng ra lệnh lập
các quĩ đen phục vụ việc đưa hối lộ từ năm 1999, một tài khoản của Siemens
tại Salzburg (Áo) được rót vào 75 triệu USD mỗi năm chỉ để phục vụ việc
đưa hối lộ. Giám đốc cấp cao của Siemens Michael Kutschenreuter còn khai
rằng công ty đã dùng một loại mật mã để “mã hóa” những khoản tiền hối lộ.
Mật mã này xuất phát từ cụm “make profit” (tạo lợi nhuận) được đánh số
thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 cho 10 ký tự trong cụm “make profit”
(M=1, A=2,..., P=5,..., T=10). Vì thế, khi có một ghi chú “xử lý hồ sơ này
theo dạng APP” có nghĩa rằng mức hối lộ được cho phép là 2,55% doanh số
bán. Scandal hối lộ của Siemens liên quan đến rất nhiều nước như Ai Cập,
Cameroon, Hy Lạp, Indonesia, Kuwait, Saudi Arabia, Kazakhstan và cả Việt
Nam. Năm 2008, Siemens chấp nhận nộp phạt 800 triệu USD về tội hối lộ
các quan chức ở Argentina, Bangladesh, Iraq và Venezuela.
Tháng 4 vừa qua, một tòa án ở Washington (Hoa Kỳ) đã chấp nhận để
hãng xe hơi Daimler, công ty mẹ của Mercedes, nộp phạt 185 triệu USD vì