Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa truyền thống việt nam nửa sau thế kỷ xix - nửa đầu xx qua cách nhìn của người pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
Ọ
Ờ Ọ
Ị
KHÓA UẬ Ố Ệ Ọ
t i
Văn hóa truyền thống Việt am từ nửa sau
thế kỷ X X - nửa đầu XX qua cách nhìn của
người háp
Nẵng, 05/2016
inh viên thực hiện : guyễn hị oa
Chuyên ngành : ư phạm ịch sử
ớp : 12SLS
gười hướng dẫn : h . ê hị hu iền
ii
Ụ Ụ
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. í do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 2
3. ục đích nghiên cứu................................................................................... 4
4. ối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
5.1. Nguồn tài liệu............................................................................................. 5
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
6. óng góp của đề tài..................................................................................... 6
7. ấu trúc đề tài ............................................................................................. 7
hương 1: Ổ QU VỀ V Ệ V Ữ Á Ả
Ờ Á V Ế VỀ VĂ Ó V Ệ U Ế Ỷ
XIX - ẦU Ế Ỉ XX ...................................................................... 8
1.1. Bối cảnh Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ XX .................... 8
1.1.1. Chính trị.................................................................................................. 8
1.1.2. Kinh tế - xã hội...................................................................................... 10
1.1.2.1. Kinh tế ................................................................................................ 10
1.1.2.2. Xã hội................................................................................................. 13
1.1.3. Văn hóa ................................................................................................. 14
2.2. Những tác giả tiêu biểu người Pháp viết về văn hóa Việt Nam giai đoạn
nửa sau XIX - nửa đầu XX.............................................................................. 18
2.2.1. Léopold Michel Cadière (1863 - 1955) ................................................ 18
2.2.2. Léopold Pallu (1828 - 1891)................................................................. 19
2.2.3. Henri Joseph Oger (1885 - 1936).......................................................... 20
2.2.4. Charles - Edouard Hocquard (1853 - 1911).......................................... 21
hương 2: VĂ Ó V Ệ U Ế Ỷ X X -
ẦU XX D Ớ Ã QU Ủ Ờ Á ............................... 22
iii
2.1. Văn hóa vật thể....................................................................................... 22
2.1.1. Ẩm thực................................................................................................. 22
2.1.2. Trang phục............................................................................................. 25
2.1.2.1. Y phục ................................................................................................ 25
2.1.2.2. Trang sức, giày dép và để tóc............................................................. 25
2.1.3. Nhà ở ..................................................................................................... 28
2.1.4. Phương tiện đi lại .................................................................................. 29
2.1.5. Mỹ thuật người An Nam....................................................................... 31
2.2. Văn hóa phi vật thể ................................................................................ 38
2.2.1. Phong tục............................................................................................... 38
2.2.1.1. Hôn nhân ............................................................................................ 38
2.2.1.2. Tang ma.............................................................................................. 40
2.2.1.3. Lễ tết................................................................................................... 43
2.2.1.4. Tục nhuộm răng và tục ăn trầu........................................................... 46
2.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.................................................................. 48
2.2.3. Tính cách người An Nam...................................................................... 51
2.3. hận xét - đánh giá ................................................................................ 53
2.3.1. Các tác giả viết về văn hóa Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến nửa
đầu thế kỉ XX chủ yếu là giáo sĩ linh mục và binh lính.................................. 53
2.3.2. Phản ánh đa dạng và phong phú các lĩnh vực ....................................... 55
2.3.3. Phong tục và ẩm thực là hai khía cạnh khía cạnh được quan tâm nhiều
nhất.................................................................................................................. 56
2.3.4. Một số nhận định chưa chính xác và có phần phiến diện về văn hóa
Việt Nam ......................................................................................................... 58
2.3.5. Những ghi chép của các tác giả người Pháp về có giá trị lớn về mặt tư
liệu................................................................................................................... 58
Ế UẬ .................................................................................................... 60
ỆU Ả ............................................................................ 62
iv
Ụ Ụ Ả : ột số hình ảnh về văn hóa truyền thống Việt am từ
nửa sau thế kỉ X X – đến nửa đầu thế kỉ XX qua cách nhìn của người
Pháp................................................................................................................ 66
Phụ lục 1: Hình ảnh về trang phục phụ nữ Bắc Kỳ ........................................ 66
Phụ lục 2: Hình ảnh về phong tục ................................................................... 67
1
Ở ẦU
1. í do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của một quốc gia đa tộc người, gồm 54 sắc
thái của 54 tộc người, tạo nên sự đa dạng trong chỉnh thể văn hóa Việt Nam thống
nhất. Sự đa dạng ấy được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực về vật chất lẫn tinh thần,
bao trùm lên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tôn giáo, tín ngưỡng cho đến phong tục
tập quán, lễ hội... Nó được đúc kết qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của
tổ tiên kết hợp với tinh hoa của văn hóa nhân loại, từ đó tạo nên nét đặc trưng văn
hóa nổi bật, được tiếp thu và phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính sự
phong phú và đặc sắc đó mà Việt Nam đã sớm thu hút sự chú ý của những người
nước ngoài, đặc biệt là của những người Pháp.
Sau thế kỷ XVI, có rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp đã đặt
chân lên nước ta, và càng về sau thì số người Pháp đến nước ta ngày càng đông.
Trong quá trình đến Việt Nam, họ hết sức quan tâm đến văn hóa của người Việt.
Ban đầu, sự quan tâm đó là để thực hiện các mục đích truyền đạo và buôn bán, về
sau còn có mục đích khác, đó là thăm dò tình hình nhằm phục vụ mục đích xâm
lược cho thực dân Pháp. Qua những tác phẩm và ghi chép của một số giáo sĩ,
thương nhân và quân lính, ta có thể thấy rằng nền văn hóa của Việt Nam được miêu
tả hết sức tỉ mỉ và qua đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người Pháp đối với
nền văn hóa Việt Nam. Những ghi chép của các giáo sĩ, thương nhân, bác sĩ... lúc
bấy giờ là nguồn tài liệu, là kết quả của quá trình thăm dò, tìm hiểu tình hình ở Việt
Nam của người châu Âu, mở đường cho thực dân Pháp xâm lược nước ta vào giữa
thế kỉ XIX. Tuy nhiên, nằm ngoài những ý đồ trên của thực dân phương Tây, những
ghi chép, những bức thư, các bài báo cáo của các giáo sĩ, thương nhân đã để lại
nhiều công trình có giá trị để nghiên cứu về văn hóa Việt Nam lúc bấy giờ.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta rất coi trọng việc giữ gìn và phát huy nền văn
hóa của dân tộc. Trong các văn kiện hội nghị hay các diễn đàn phát triển đất nước,
văn hóa là vấn đề luôn được chú trọng và quan tâm đến. Văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ XI đã nhấn mạnh: "Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
2
dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào
toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh
quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm
giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng
cao"[9,tr 75,76]. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc, giúp chúng ta nhận thức lại những
giá trị văn hóa cổ truyền để gìn giữ và xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài“Văn hóa truyền thống Việt Nam nửa
sau thế kỉ XIX - nửa đầu XX qua cách nhìn của người Pháp” làm đề tài khóa luận của
mình.
2. ịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa của người Việt Nam.
Các công trình đó đã đi sâu vào tìm hiểu và làm sáng tỏ nét đặc sắc của văn hóa
người Việt qua các thế kỷ. Trong đó, có một số công trình nghiên cứu về văn hóa
của người Việt Nam qua con mắt của người Pháp, cụ thể như sau:
Nhân dịp kỷ niệm năm thánh của giáo hội công giáo Việt Nam và 55 năm ngày
mất của linh mục - học giả Leopold Cadiere (1955 - 2010), Ủy Ban Văn Hóa hội
đồng giám mục Việt Nam và Tòa Tổng giám mục Huế đã tổ chức Hội thảo về Thân
thế và sự nghiệp Leopold Cadiere, một linh mục thừa sai Paris, đồng thời cũng là
một nhà bác học lỗi lạc, một nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà khảo cổ. Trong hội thảo
đã có nhiều bài nghiên cứu của các học giả nói về sự nghiệp và thân thế của vị Linh
mục Cadiere, bên cạnh đó còn có một số đề tài nghiên cứu về văn hóa người Việt,
cụ thể là nghiên cứu về phong tục tập quán và tín ngưỡng của Việt Nam qua con
mắt của Cadire.
Tiêu biểu có bài:“Gia đình Việt Nam theo L.Cadiere” của tiến sĩ Hoàng Mai
Khanh đã trình bày lại những ghi nhận L. Cadiere đối với cái nhìn đầy cảm thông về
3
đạo Hiếu. Theo đó, “gia đình” bao gồm cả ông bà tổ tiên và những người đã khuất,
nhưng vẫn luôn hiện diện trong gia đình. Việc thờ cúng tổ tiên mang tính tôn giáo.
Do đó luôn phải có con trai để nối dõi, có những trường hợp không có con trai, đích
thân người vợ cả đi cưới vợ hai cho chồng. Trong một gia đình, người phụ nữ đóng
một vai trò rất quan trọng, là nội tướng có nhiệm vụ quán xuyến mọi công việc
trong nhà, là tay hòm chìa khóa. Phụ nữ lo tần tảo buôn bán ngược xuôi, nhưng vẫn
có trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, T.S Hoàng Mai Khanh trong
một phạm vi nhất định chỉ mới nghiên cứu về “gia đình” Việt Nam theo L. Cadiere
mà chưa nghiên cứu sâu về các vấn đề trong phong tục tập quán, tín ngưỡng của
người Việt Nam dưới con mắt của học giả L. Cadiere.
Trong hội thảo Khoa học quốc tế Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, năm
2010, tác giả Trương Anh Thuận - giảng viên trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã
có bài viết với đề tài "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt dưới nhãn quan
của một số giáo sĩ phương Tây - những nghiên cứu và suy ngẫm". Bài viết góp phần
tái hiện lại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt qua cách nhìn của các giáo sĩ
phương Tây, trong đó có những người Pháp, làm rõ những thay đổi trong cách nhìn
nhận, đánh giá của họ đối với tín ngưỡng này trong một khoảng thời gian tương đối
dài từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX. Đồng thời qua việc nghiên cứu vấn đề trên, đưa ra
những suy nghĩ về việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong đó có tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, cũng như vấn đề hội nhập và giao lưu văn hóa trong thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, bài viết chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt qua nhãn quan của các giáo sĩ phương Tây chứ chưa đi sâu
nghiên cứu về các thành tố văn hóa khác trong văn hóa của Việt Nam mà nhiều
người phương Tây, cụ thể là người Pháp đã đề cập đến.
Trong cuốn sách “Gửi thương về Huế” của tác giả Võ Quang Yến, tập V, tác
giả viết về văn hóa Huế qua con mắt người nước ngoài với mục đề “Huế 1886 qua
mắt bác sĩ Hocquard”. Ở đây, tác giả đã trình bày những ghi chép và nhận xét về
phong tục tập quán, tín ngưỡng của người Huế qua con mắt của bác sĩ Hocquard,
khi vị bác sĩ này tiến hành chuyến đi của mình vào Huế để khảo sát những cuộc nổi
loạn và vấn đề giáo dục. Qua những ghi chép của tác giả Võ Quang Yến, ta có thể
thấy rằng mặc dù chỉ ở Huế vỏn vẹn trong vòng 4 tháng nhưng vị bác sĩ này đã ghi