Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa trong phong trào duy tân ở việt nam đầu thế kỷ xx.
MIỄN PHÍ
Số trang
57
Kích thước
655.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1392

Văn hóa trong phong trào duy tân ở việt nam đầu thế kỷ xx.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ỌC N N

ỌC SƯ P M

K OA LỊC SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Văn hóa trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu

thế kỷ XX

Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Trang

Người hướng dẫn : Nguyễn ữu iang

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

2

P ẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một giai đoạn có

nhiều biến động. Thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) năm

1896, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt vai trò phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi

và Tôn Thất Thuyết khởi xướng đứng đầu. Việt Nam biến thành một nước bị đô hộ,

chia cắt, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cuộc khai thác thuộc địa quy mô của

thực dân Pháp cuối XIX - đầu XX, càng làm cho cuộc sống nhân dân ta tăm tối, rơi

vào vòng lệ thuộc. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày

càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân

tộc.

Trong hoàn cảnh bế tắc của xã hội Việt Nam bấy giờ, một số nhà ái quốc nước

ta đã phải đi tìm lấy cuộc sống ẩn dật chờ thời, có kẻ quay lại hợp tác với bọn xâm

lược, hay xem việc lớn đã qua, mang tâm trạng bi quan, bế tắc. Tuy thế, không ít sĩ

phu vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp cứu dân, cứu nước, họ là những tri thức tư sản

hóa, đêm ngày trăn trở đi tìm con đường cứu nước và phát triển xã hội. Đây chính là

động cơ đặc biệt giúp các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX nhanh chóng đón nhận, tiếp

xúc và chịu ảnh hưởng của “Tân thư”, “Tân văn” với những tư tưởng khuynh hướng

tiến bộ từ bên ngoài dội vào. Thông qua Tân thư, Tân văn (từ sách vở Trung Quốc),

những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây của Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ được giới

thiệu với các sĩ phu Việt Nam, giúp họ khắc phục nhanh chóng sự luyến tiếc chế độ

phong kiến, cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư tưởng chính trị và truyền cho

họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả châu Á xuất hiện

phong trào “châu Á bừng tỉnh”. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là sự vùng lên của phong

trào “châu Á bừng tỉnh” đều có bóng dáng ảnh hưởng ít nhiều từ phong trào Minh Trị

Duy tân (1868). Thành công của nước Nhật trên con đường cải cách và công nghiệp

hóa sau Minh Trị Duy tân, rồi chiến thắng của người Nhật trong cuộc chiến tranh Nga

- Nhật (1904 - 1905), đã cổ vũ các dân tộc phương Đông về khả năng khắc phục tình

trạng lạc hậu và khả năng phục hưng của mỗi nước.

Trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, đứng đầu là các nhà

khoa bảng lớn. Phong trào lan rộng từ Bắc chí Nam, khuấy động cả rất nhiều vùng

nông thôn hẻo lánh, chưa có mầm mống gì của kinh tế và xã hội tư sản, lôi cuốn cả

3

nước như một ngọn thủy triều khí thế ngất trời: chống vua quan, tư sản hóa. Một trong

những khuynh hướng nổi bật trong giai đoạn này đó là các nhà trí thức khởi xướng

phong trào Duy Tân, với 3 nhà lãnh đạo chủ chốt là Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp,

Huỳnh Thúc Kháng. Hoạt động cơ bản của phong trào là nhằm cổ vũ ý thức tự cường

dân tộc, thúc đẩy những cải cách văn hóa và xã hội trước hết là cải cách giáo dục và

thi cử. Trọng tâm của phong trào đặt vào sự đổi mới đầu óc của mọi người, đổi mới tri

thức, từ bỏ cái học cũ và những tri thức lỗi thời cổ xưa để hướng tới nền học vấn Âu

Tây trong khoa học kỹ thuật, thức tỉnh dân tộc ta ra khỏi sự mê muội của nọc độc

chuyên chế của thực dân, phong kiến. Phong trào đề cao nâng cao dân trí, dân khí và

kêu gọi các tầng lớp nhân dân cải cách phong tục, hăng hái tham gia vào những hoạt

động kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, nhằm đạt mục đích tối

cao của cách mạng Việt Nam là: khôi phục độc lập dân tộc, khôi phục lại chủ quyền

đất nước.

Phong trào Duy Tân cùng với những cải cách trên các lĩnh vực tư tưởng, văn

hóa, giáo dục, kinh tế, tạo ra những chuyển biến mới trong nhận thức tư tưởng và hình

thái đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, chuyển hướng mạnh mẽ từ

hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ và làm dấy lên sức mạnh tiềm tàng của

dân tộc theo xu hướng tư tưởng tiến bộ của thời đại lúc bấy giờ. Hoạt động của phong

trào và sự nghiệp cũng như hoài bão của các sĩ phu yêu nước đã gióng lên một hồi kèn

vang vọng, mãi thúc giục những ai là người Việt yêu nước muốn canh tân đất nước

không chỉ trong thời gian đó mà cả hôm nay cùng mai sau.

Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Văn hóa trong phong trào Duy Tân ở

Việt Nam đầu thế kỷ XX” để nghiên cứu. Qua đó, tôi muốn làm nổi bật và khẳng định

vai trò của cải cách văn hóa, là một vấn đề rất quan trọng, chủ yếu trong phong trào

Duy Tân, tạo nên sự hiệu quả của phong trào.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đây là vấn đề thuộc phạm vi lịch sử dân tộc, từ trước đến nay có nhiều công

trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề “Văn hóa trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam

đầu thế kỷ XX” nhưng chưa thực sự toàn diện và đầy đủ. Trong các nghiên cứu này đã

đi vào các góc độ khác nhau, có cuốn đề cập đến những vấn đề chung của phong trào

Duy Tân, có cuốn là những tập hợp đánh giá về các lãnh tụ trong phong trào này, có

cuốn chỉ nhắc tới con đường cứu nước của Phan Châu Trinh một cách sơ lược…

4

Ngoài ra còn có nhiều những bài viết đăng trên một số tạp chí chuyên ngành lịch sử,

các Website với số lượng không nhỏ.

Trong tác phẩm: “Phong trào Duy Tân” (1995) của Nguyễn Văn Xuân đã trình

bày một cách cụ thể các hoạt động của phong trào. Đây là một cuốn sách khảo cứu

nhưng được viết với một bút pháp riêng, những vấn đề sâu sắc đã được lý giải đầy sức

thuyết phục, làm sống lại bao nhiêu mảng màu sắc của cuộc đời thực.

Tác phẩm: “Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước - nhìn từ góc độ

văn hóa” (2002), Nguyễn Q.Thắng đã đề cập đến nhiều vấn đề văn hóa của mảnh đất

Quảng Nam, từ buổi sơ khai lập đất, quá trình củng cố và phát triển vùng đất, các cuộc

vận động yêu nước, trong đó có phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX. Trong công trình

này, tác giả đã trình bày khá chi tiết các gương mặt chiến sĩ và lãnh tụ phong trào, sự

khủng bố trắng của thực dân Pháp đối với những người tham gia phong trào.

Tác phẩm: “Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam. Miền Nam đầu thế kỷ XX￾Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân” (2009), Sơn Nam đã trình bày một số vấn đề của

phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, tuy không đầy đủ tất cả các vấn đề

của phong trào, nhưng cũng đã cung cấp cho độc giả một số hoạt động của phong trào.

Tác phẩm: “Phan Châu Trinh- qua các tài liệu mới” (2001), Phan Thị Minh đã

tập hợp những tài liệu mới được bà sưu tầm tại Pháp. Đây là những ghi chép của mật

vụ Pháp khi theo dõi Phan Châu Trinh, góp phần giúp độc giả có cái nhìn đầy đủ hơn

về con đường cứu nước giành độc lập dân tộc mà Phan Châu Trinh đã lựa chọn…

Như vậy các tài liệu này đã đề cập tới mức độ nào đó của vấn đề cải cách văn

hóa trong phong trào Duy Tân, song chưa có cuốn nào nghiên cứu chuyên biệt về

“Văn hóa trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”. Tuy vậy, những tài

liệu nói trên là nguồn tư liệu cần thiết mà tôi có thể tham khảo trong quá trình thực

hiện đề tài này, góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu khi giảng dạy lịch sử dân tộc

đầu thế kỷ XX.

3. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài: Nhằm cung cấp những thông tin về những nội

dung của vấn đề văn hóa trong phong trào Duy Tân, qua đó làm rõ hơn những vấn đề

về văn hóa trong phong trào, đánh giá khách quan đúng đắn đóng góp về mặt văn hóa

của phong trào đối với phong trào yêu nước giành độc lập đân tộc.

5

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là văn hóa trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam

và những hoạt động trong phong trào này.

3.3. ối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nội dung của cải cách văn hóa, hoạt

động văn hóa trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trước hết là phương pháp luận lịch sử để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng, hoàn

cảnh nhất định. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp logic để tìm hiểu mối quan hệ

qua lại giữa các sự kiện lịch sử.

Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các phương pháp chung như: so sánh, đối chiếu,

phân tích, tìm ra mối quan hệ giữa các sự kiện nhằm tiếp cận vấn đề một cách chân

thực nhất.

5. Nguồn tài liệu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi dựa vào nguồn tư liệu thành văn là: sách, báo, tạp

chí “Nghiên cứu lịch sử”, “Triết học”, “Xưa và nay”, một số kỷ yếu hội thảo khoa học

về Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng, các trang Website, cũng như khai thác tài

liệu từ phòng Học liệu khoa, thư viện nhà trường và thành phố.

6. óng góp của đề tài

Đây là một đề tài đã được khá nhiều sách, báo, Website đề cập đến, vì vậy

mong muốn của tôi chỉ là dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi

trước để khai thác, tổng hợp lại, từ đó có đóng góp thêm những vấn đề về văn hóa

trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Do hạn chế về tài liệu tham khảo, trình độ nghiên cứu, thời gian nghiên cứu,

nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài; rất mong

được sự giúp đỡ, góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thành

tốt hơn. Tôi hi vọng đây sẽ là nguồn tư liệu có giá trị cho những ai quan tâm đấn vấn

đề này, phục vụ hữu ích trong quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 2

chương:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!