Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hoá trong đàm phán kinh doanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chương 4:
Văn hoá trong đám phán kinh doanh
Văn hoá là khái niệm rất phức tạp và được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong
chương này nghiên cứu văn hoá như nền tảng của chủ đề giao dịch, đàm phán và văn hoá trong giao
dịch, đàm phán ; trình bày ảnh hưởng của văn hoá đối với hành vi của con người khi giao dịch, đàm
phán. Qua đó cho thấy chủ thể mang bản sắc văn hoá nào sẽ có hành vi ứng xử tương ứng. Trong
chương này cũng trình bày vận dụng sự khác biệt về văn hoá trong giao dịch, đàm phán.
4.1. Khái niệm văn hoá và các thành phần của văn hoá
4.1.1. Khái niệm văn hoá
Các chương trước cho thấy thế giới kinh doanh có thể được hiểu là một tập hợp của những
cuộc giao dịch, đàm phán liên tục và không bao giờ chấm dứt. Một doanh nghiệp đang hoạt động có
nghĩa là một doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành các cuộc giao dịch, đàm phán để thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương này xem xét ảnh hưởng của văn hoá đối với đàm phán kinh
doanh.
Văn hoá chi phối hành vi của con người và vì vậy ảnh hưởng quyết định đến hành vi của các
nhà kinh doanh trong giao dịch, đàm phán. Đối với các cuộc giao dịch, đàm phán giữa những nhà
doanh nghiệp khác nhau có cùng một nền văn hoá, các đặc điểm văn hoá về cơ bản có thể coi như
tương đồng. Không có sự khác biệt về cơ sở văn hoá là một điều kiện để một cuộc giao dịch, đàm
phán có thể diễn ra trôi chảy. Nhưng khi đàm phán được thực hiện giữa các bên đối tác có nền văn
hoá khác nhau, thậm chí là có những giá trị văn hoá khác nhau, thậm chí có những giá trị văn hoá mâu
thuẫn nhau, thì văn hoá lại là một nguồn gốc cơ bản cho sự bất đồng quan điểm trong đàm phán. Như
vậy, khi đề cập đến vấn đề văn hoá trong giao dịch, đàm phán kinh doanh, yếu tố văn hoá sẽ thực sự
trở thành một nhân tố quan trọng khi xem xét những cuộc giao dịch, đàm phán giữa những nhà kinh
doanh đại diện cho những giá trị, đặc điểm văn hoá khác nhau. Chương 4 này đưa ra một cách hiểu về
văn hoá và ảnh hưởng của văn hoá chéo đối với giao dịch, đàm phán kinh doanh.
Văn hoá là một khái niệm rộng và vì vậy có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Theo Philip R. Cateora và John L. Graham, hiểu một cách đơn giản, văn hoá tạo nên cách sống của
một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên và phương cách thoả mãn nhu cầu của
con người. Văn hoá bao gồm tổng thể kiến thức, đạo đức, đức tin, nghệ thuật, pháp luật, tập quán, thói
quen được các thành viên trong một cộng đồng thừa nhận. Nói một cách khác, văn hoá là tất cả những
gì, mà các thành viên trong xã hội có, nghĩ và làm.
Trong chương này, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ những di sản của loài người,
bao gồm tất cả kiến thức và vật chất của một xã hội. Văn hoá bao trùm lên tất cả các vấn đề từ cách
ăn uống đến trang phục, từ các tập quán trong gia đình đến các công nghệ sử dụng trong công nghiệp,
từ cách ứng xử của mỗi con người trong xã hội đến nội dung và hình thức của các thông tin đại chúng,
từ phong cách, cường độ làm việc đến các quan niệm về đạo đức xã hội. Mỗi cộng đồng dân cư có
những nền văn hoá riêng biệt. Văn hoá giữa các nước khác nhau là khác nhau. Văn hoá của một quốc
gia thuần khiết phương Đông như Việt Nam chắc chắn sẽ khác một nền văn hoá dân chủ tự do kiểu
Mỹ ở phương Tây. Đồng thời, ngay trong một nước các khu vực khác nhau với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cũng có thể tồn tại những văn hoá khác nhau. Văn hoá của dân tộc
Kinh ở Việt Nam có nhiều nét đặc trưng khác với văn hoá của các dân tộc ít người như Mường,
69