Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa nước Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế
MIỄN PHÍ
Số trang
68
Kích thước
363.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1368

Văn hóa nước Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI MỞ ĐẦU.

Quá trình toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, hoạt động kinh doanh quốc tế càng được

đẩy mạnh hơn.Tuy nhiên môi trường kinh doanh quốc tế hết sức phức tạp, và gây nhiều khó

khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, của doanh nghiệp mà nguyên nhân

chủ yếu là sự đa dạng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc trên thế giới. Vậy văn hóa là

gì, kinh doanh quốc tế là gì, mối quan hệ hữu cơ giữa chúng ra sao?Đó chính là mục đích tìm

hiểu của chúng em trong bài nghiên cứu này, đặc biệt chúng em đi sâu về nước Đức- một cường

quốc hùng mạnh trong Liên minh Châu Âu, một đất nước đa dạng về văn hóa.Trên cơ sở đó áp

dụng phương pháp, cách thức kinh doanh của Việt Nam vào Đức để đẩy mạnh hoạt động kinh tế

nước nhà.

Trước hết, văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác

nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. văn hóa được tạo ra

và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Văn hóa được thể hiện qua ngôn

ngữ, tôn giáo, trang phục……Còn kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao

dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của

các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức quốc tế. Văn hóa có tác động rất lớn đến kinh doanh

quốc tế, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tại thị trương một nước thì phải am hiểu được

văn hóa nước đó, con người nước đó như thế mới có thế thâm nhập vào thị trường để nắm bắt

được nhu cầu, thị hiếu làm cơ sở để tiến hành sản xuất, kinh doanh. Như vậy muốn hoạt động

kinh doanh quốc tế hiệu quả thì không thể tách rời với các yếu tố văn hóa mà phải nghiên cứu

nó thật rõ.

Nhận thấy tầm quan trọng này nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu đề tài “Văn hóa nước

Đức và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh quốc tế”.

Bài làm của chúng em không tránh những sai sót, rất mong sự đóng góp của cô để bài chúng

em được hoàn thiện và chính xác hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

I. LÝ THUYẾT CHUNG:

1.Văn hoá là gì?

- Văn hoá là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi

mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.

- Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận vá đánh

giá khác nhau.

- Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau:

Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri

thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn

học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức

tin.

Nhìn chung, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao

động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung

quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với

các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người

nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

1.1. Các yếu tố văn hoá

1.1.1. Ngôn ngữ:

Là sự thể hiện rõ rệt của văn hoá vì đó là phương tiện truyền thông và ý tưởng.

Sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương có hữu ích cho các nhà doanh nghiệp về 4 vấn đề:

- Giúp hiểu rõ về tình huống đang xảy ra.

- Giúp trực tiếp tiếp cận người dân địa phương

- Sự hiểu biết rõ về ngôn ngữ cho phép nhận biết sắc thái, nhấn mạnh ý nghĩa, và những thông tin

không trình bày rõ ràng.

- Ngôn ngữ giúp con người hiểu văn hoá tốt hơn.

1.1.2. Tôn giáo:

Có một số tôn giáo chủ yếu trên thế giới bao gồm: Thiên Chúa, Tin Lành, Do Thái, Hồi giáo, Ấn

Độ, Phật giáo, và Khổng giáo…

- Tôn giáo ảnh hưởng đến cách sống, niềm tin, giá trị, thái độ và có thể ảnh hưởng đáng kể đến

cách cư xử của con người trong xã hội với nhau và với xã hội khác.

- Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến thói quen làm việc của mỗi người. Các quốc gia có các tôn giáo

khác nhau thì có thói quen, đạo đức làm việc khác nhau.

- Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến chính trị và kinh doanh. Niềm tin tôn giáo của mỗi quốc gia ảnh

hưởng đến các quyết định về chính trị và kinh tế của các nước.

1.1.3. Giá trị và thái độ

Giá trị là những niềm tin vững chắc làm cơ sở để con người đánh giá những điều đúng và sai, tốt

và xấu, quan trọng và không quan trọng.

Thái độ là những khuynh hướng không đổi của sự cảm nhận và hành vi theo một hướng riêng biệt

về một đối tượng.

- Giá trị ảnh hưởng đến văn hoá. Những quốc gia khác nhau hướng đến những giá trị khác nhau.

- Một cách để xem xét sự khác nhau của các nền văn hoá là thông qua việc dùng hệ thống thứ bậc

của giá trị.

Bảng hệ thống thứ bậc giá trị

Hệ thống thứ bậc giá trị Hệ thống giá trị thứ bậc

Một quan điểm của con người về

cơ bản thường là xấu

Một quan điểm của con người về

cơ bản thường là tốt.

Sự lẫn tránh hoặc sự đánh giá

tiêu cực của cá nhân

Khuyến khích cá nhân hành động

như bản chất

Quan điểm của một cá nhân là

không thay đổi

Sự đánh giá của cá nhân là một

tiến trình.

Sự khác biệt giữa việc phản

kháng và sợ hãi của cá nhân

Sự khác biệt giữa chấp nhận và lợi

dụng cá nhân.

Việc sử dụng một cá nhân về cơ

bản liên quan đến loại công việc.

Xem xét một cá nhân một cách

toàn diện.

Ngăn chặn sự biểu lộ cảm xúc Có thể biểu lộ cảm xúc một cách

thích hợp và sử dụng cảm giác.

Nguỵ trang và mưu đồ. Hành động trung thực.

Sử dụng ưu thế để duy trì quyền

lực và thanh danh.

Sử dụng uy thế cho những mục

đích xác đáng, tập thể.

Nghi ngờ mọi người. Tin cậy mọi người.

Lản tránh việc đối mặt với

những sự kiện.

Tạo thế đối đầu thích hợp.

Lẩn tránh rủi ro Sẵn sàng chập nhận rủi ro.

Nhấn manh đến sự cạnh tranh. Nhấn mạnh hơn đến sự cộng tác.

Đa số các quốc gia phát triển phương Tây đang đang dần chuyển đổi hệ thống thứ bậc giá trị

sang cột bên phải, nhằm tạo ra sự bình đẳng cho mọi người nơi làm việc.

- Thái độ có những ảnh hưởng từ giá trị, và có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế. Thái độ

tích cực hay tiêu cực của nhân dân một nước đối với hàng hoá nước ngoài ảnh hưởng lớn đến

chiến lược sản xuất, marketing, phân phối sản phẩm tại nước đó.

1.1.4. Thói quen và cách ứng xử

Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước.

Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt.

Các công ty dựa váo thói quen và cách cư xử để có những chiến lược quảng cáo, tiếp thị thích

hợp.

1.1.5. Văn hoá vật chất

Văn hoá vật chất là những đối tượng con người làm ra.

Xem xét văn hoá vật chất là xem xét cách thức (kỹ thuật), và tình huống tạo ra chúng.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong một xã hội quan trọng, vì ảnh hưởng đến tiêu chuẩn mức sống

và giúp giải thích giá trị và niềm tin của xã hội đó. Ở những quốc gia có kỹ thuật phát triển,

những giá trị của hộ thiên về vật chất vì mức sống của họ cao. Các doanh nghiệp kinh doanh ở

những quốc gia này cần liên tục cải tiến sản phẩm tốt hơn, nhiều tiện ích hơn. Trong khi đó, ở

các quốc gai có kỹ thuật kém phát triển các sản phẩm này có thể khó để sử dụng vì vượt quá yêu

cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật.

1.1.6. Thẩm mỹ

Thẩm mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hoá.

Những quốc gia có cái nhìn về cái đẹp khác nhau thì xu hướng tiêu dùng của họ khác nhau.

1.1.7. Giáo dục

Giáo dục ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của văn hoá.

- Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hoá.

- Năng lực sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được quyết định chủ yếu bởi giáo dục.

1.2. Văn hoá và thái độ

Những khía cạnh văn hoá:

Theo Geert Hoftede, một nhà nghiên cứu Hà Lan, có 4 khía cạnh văn hoá khác nhau:

- Sự cách biệt quyền lực: Các tầng nấc quyền lực được chấp nhận giữa cấp trên và cấp dưới trong

tổ chức.

Trong những nền văn hoá có sự cách biệt quyền lực cao, nhà quản trị có những quyết định độc

tài và gia trưởng, thuộc cấp phải tuân thủ quyền lực vô điều kiện.

Ở những nước có sự cách biệt quyền lực ở mức trung bình đến thấp, người ta coi trọng giá trị

độc lập, nhà quản trị hỏi ý kiến thuộc cấp trước khi quyết định và có sự bình đảng hơn trong

công việc.

- Lẩn tránh rủi ro

Là khả năng con người cảm thấy sợ hãi bởi những tình huống rủi ro và cố gắng tạo ra những cơ

sở và niềm tin nhằm tối thiểu hoặc lẫn tránh những điều không chắc chắn.

- Chủ nghĩa cá nhân

Là khuynh hướng con người chú trọng đến bản thân họ và những điều liên quan trực tiếp họ.

Đối nghịch là chủ nghĩa tập thể, là khuynh hướng con người dựa váo nhóm để làm việc và trung

thành với nhau.

Theo quan sát của Hoftede, những quốc gia có kinh tế phát triển có khuynh hướng chú trọng chủ

nghĩa cá nhân hơn những nươc nghèo.

- Sự cứng rắn

Là loại giá trị thống trị xã hội bằng “sự thành công, tiền bạc, của cải”, khía cạch trái ngược là sự

mềm mỏng, đo lường bằng “sự nhận đạo và chất lượng cuộc sống”.

Những nước cúng rắn cao: Nhật, Úc, Mexico… đánh giá co tầm quan trọng của thu nhập, sự

thừa nhận, sự thăng tiến và sự thử thách. Những nền văn hoá này thường có hướng ủng hộ

những công ty có quy mô lớn và sự phát triển kinh tế được xem là rất quan trọng.

- Sự kết hợp những khía cạnh này: bốn khía cạnh trên ảnh hưởng đến nền văn hoá chung của xã hội

và dẫn đến một môi trường thống nhất.

Các khuynh hướng thái độ:

- Dựa trên sự tương đồng về những tiêu chuẩn cốt lõi nhất của mỗi nước về sự lãnh đạo, sự mô tả

vai trò và động lực, chia làm 5 nhóm nước khác nhau: các nước nói tiếng Anh, Bắc Âu, Nam

Mỹ, Châu Âu Latin và Trung Âu.

2.Kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế được hiểu là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa

các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ

chức quốc tế.

3.Sự ảnh hưởng của văn hoá quốc gia đến hoạt động kinh doanh quốc tế:

Các quốc gia khác nhau có những giá trị văn hoá khác nhau. Chính điều này tạo nên sự đa dạng,

đặc sắc trong văn hoá quốc tế. Tuy nhiên, cũng chính yếu tố văn hoá có những chi phối, ảnh

hưởng nhất định đến hoạt động giao thương giữa các nền kinh tế với nhau.

Môi trường văn hoá ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là:

- Marketing

Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường Marketing ảnh hưởng toàn diện đến marketing của

các doanh nghiệp, cụ thể:

Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa

chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn chiến lược marketing chung,

các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và marketing tại thị trường một quốc

gia, một khu vực cụ thể nào đó.

Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các sách lược, các chiến thuật, các biện pháp cụ

thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà kinh doanh tại thị trường.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!