Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ NHUNG
VẬN DỤNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
TOÁN LỚP 3
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
ĐÀ NẴNG, NĂM 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ NHUNG
VẬN DỤNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
TOÁN LỚP 3
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NAM HẢI
ĐÀ NẴNG, NĂM 2021
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả muốn bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả được học tập, nghiên cứu hoàn thành các chuyên đề của bậc đào tạo
Sau đại học.
- Các giảng viên, các nhà khoa học giáo dục đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
- Tác giả xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Tiến sĩ Hoàng Nam Hải - người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu hoàn thành luận văn.
- Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, quý thầy cô và các em
học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh – Thành phố Đà Nẵng cùng gia đình, bạn
bè đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợiđể tác giả hoàn thành luận văn
nghiên cứu.
Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
quý thầy cô và các bạn đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 7 năm 2021
Tác giả
Trần Thị Nhung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
MHTT Mô hình tương tác
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
TT Tương tác
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
Tên sơ đồ Trang
2.1 Các chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học 22
2.2 Các mối quan hệ tương tác chính trong dạy học 29
4.1 Quy trình tổ chức dạy học môn Toán lớp 3 vận dụng mô
hình tương tác để phát triển năng lực học sinh
74
4.2 Mô hình hợp tác giải quyết vấn đề 92
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Bảng đánh giá thái độ của GV và HS khi tương tác trong
dạy học
67
3.2 Khảo sát GV về mức độ cần thiết của các nội dung liên
quan đến vận dụng mô hình tương tác trong dạy học cho
học sinh
68
3.3 Khảo sát mức độ thường xuyên vận dụng mô hình day học
tương tác trong GV
69
3.4 Những khó khăn GV gặp phải khi vận dụng mô hình tương
tác trong dạy học toán tiểu học.
69
4.1 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp của HS. 81
4.2 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác của HS. 82
4.3 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán
học của HS.
88
4.4 Bảng các tiêu chí đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn
đề toán học của HS.
93
5.1 Kết quả bài kiểm tra “Gấp một số lên nhiều lần” 103
5.2 Kết quả bài kiểm tra “Chu vi hình vuông” 103
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn .............................................................................................5
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..............................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..............................................................11
1.3. Kết luận chương 1........................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................15
2.1. Đặc điểm của học sinh tiểu học...................................................................15
2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học ...............................................15
2.1.2. Đặc điểm học tập của học sinh tiểu học .....................................................16
2.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 3 ....................................................16
2.2.1. Số học..........................................................................................................17
2.2.2. Đại lượng và đo đại lượng..........................................................................17
2.2.3. Yếu tố hình học ...........................................................................................18
2.2.4. Giải bài toán có lời văn ..............................................................................18
2.3. Năng lực và năng lực học tập toán của học sinh tiểu học ........................18
2.3.1. Khái niệm năng lực.....................................................................................18
2.3.2. Năng lực học tập toán của học sinh tiểu học..............................................20
2.4. Tương tác trong dạy học .............................................................................21
2.4.1. Khái niệm tương tác....................................................................................21
2.4.2. Khái niệm dạy học ......................................................................................22
2.4.3. Khái niệm tương tác trong dạy học ............................................................23
2.4.4. Bản chất của tương tác trong dạy học........................................................24
2.4.5. Các dạng tương tác trong dạy học .............................................................27
2.5. Dạy học tương tác ........................................................................................34
2.5.2. Khái niệm dạy học tương tác..................................................................34
2.5.3. Bản chất của dạy học tương tác .............................................................34
2.5.3.1. Bình diện vĩ mô - Quan điểm dạy học.................................................34
2.5.3.2. Bình diện trung gian - Phương pháp dạy học cụ thể ...........................35
2.5.3.3. Bình diện vi mô - Kĩ thuật dạy học tương tác .....................................35
2.5.4. Đặc trưng của dạy học tương tác...........................................................36
2.5.5. Điều kiện dạy học tương tác...................................................................37
2.5.5.1. Về phía người dạy ...............................................................................37
2.5.5.2. Về phía người học ...............................................................................38
2.5.5.3. Về phía môi trường..............................................................................38
2.6. Mô hình dạy học tương tác .........................................................................39
2.6.1. Khái niệm mô hình..................................................................................39
2.6.2. Khái niệm mô hình dạy học ....................................................................39
2.6.3. Nguyên tắc xây dựng mô hình ................................................................40
2.6.3.1. Đảm bảo sự ảnh hưởng tích cực từ môi trường dạy học .....................40
2.6.3.2. Đảm bảo sự tương tác tích cực giữa người dạy, người học và môi
trường ...............................................................................................................41
2.6.3.3. Đảm bảo vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá
trình tham gia các tương tác sư phạm để tạo dựng kiến thức...........................41
2.6.3.4. Đảm bảo vai trò chủ đạo của người dạy trong việc tổ chức, điều khiển
các tương tác sư phạm. .....................................................................................41
2.6.3.5. Đảm bảo tính thực tiễn hoạt động dạy học..........................................42
2.6.4. Các mô hình dạy học tương tác..............................................................42
2.6.4.1. Mô hình dạy học tương tác theo kiểu thông báo - thu nhận................42
2.6.4.2. Mô hình dạy học tương tác theo kiểu làm mẫu - luyện tập.................47
2.6.4.3. Mô hình dạy học tương tác theo kiểu kiến tạo - tìm tòi ......................52
2.6.4.4. Mô hình dạy học tương tác theo kiểu khuyến khích-tham gia ............56
2.6.4.5. Mô hình dạy học tương tác theo kiểu tình huống - nghiên cứu ..........61
2.7. Kết luận chương 2........................................................................................65
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC TRONG
DẠY HỌC TOÁN LỚP 3 .......................................................................................66
3.1. Mục đích khảo sát........................................................................................66
3.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................66
3.3. Tổ chức khảo sát ..........................................................................................66
3.3.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................66
3.3.2. Chuẩn bị tài liệu khảo sát.......................................................................66
3.3.3. Tiến hành khảo sát..................................................................................67
3.4. Phân tích kết quả khảo sát..........................................................................67
3.5. Kết luận chương 3........................................................................................72
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
TOÁN LỚP 3 ...........................................................................................................73
4.1. Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 để phát triển
năng lực giao tiếp và hợp tác (năng lực chung) ...............................................79
4.1.1. Mục tiêu của việc vận dụng ....................................................................79
4.1.2. Quy trình thực hiện.................................................................................80
4.1.3. Cách đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh ...................81
4.1.4. Ví dụ thiết kế quy trình vận dụng mô hình tương tác để phát triển năng
lực giao tiếp và hợp tác ...................................................................................83
4.2. Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 để phát triển
năng lực giải quyết vấn đề toán học (năng lực toán học)................................85
4.2.1. Mục tiêu của việc vận dụng ....................................................................85
4.2.2. Quy trình thực hiện.................................................................................86
4.2.3. Cách đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học ..............................88
4.2.4. Ví dụ thiết kế quy trình vận dụng mô hình tương tác để phát triển năng
lực giải quyết vấn đề toán học..........................................................................88
4.3. Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3 để phát triển
năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học. ...................................................88
4.3.1. Mục tiêu của việc vận dụng ....................................................................90
4.3.2. Quy trình thực hiện.................................................................................91
4.3.3. Cách đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học .................93
4.3.4. Ví dụ thiết kế quy trình vận dụng mô hình tương tác để phát triển năng
lực hợp tác giải quyết vấn đề toán học............................................................94
4.4. Kết luận chương 4........................................................................................96
CHƯƠNG 5:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..........................................................97
5.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................97
5.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................97
5.3. Tiêu chí đánh giá thực nghiệm ...................................................................97
5.4. Tổ chức thực nghiệm ...................................................................................98
5.4.1. Đối tượng thực nghiệm...........................................................................98
5.4.2. Thời gian và địa điểm thực nghiệm........................................................98
5.4.3. Hình thức thực nghiệm ...........................................................................98
5.4.4. Phương pháp thực nghiệm .....................................................................99
5.5. Phân tích tiên nghiệm................................................................................100
5.6. Phân tích kết quả thực nghiệm.................................................................100
5.6.1. Phân tích định tính ...............................................................................100
5.6.2. Phân tích định lượng ............................................................................103
5.7. Kết luận chương 5......................................................................................105
KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật dẫn
đến sự phát triển tương xứng của mọi lĩnh vực đời sống. Để bảo đảm phát triển bền
vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và
năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo
dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo
dục và Đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ
yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,
ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học” (nghị quyết số 29-NQTW, chương III, điều 2).
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi
mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người
và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến
thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa
đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”[4]
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ
nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng
việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người
học. Khi đó, giáo viên (GV) sẽ là người gợi mở vấn đề, định hướng và đánh giá quá
trình học tập của người học. Còn học sinh (HS) phải là người chủ động tìm tòi, phát
2
hiện, kiểm chứng và tổ chức kiến thức thu nhận được thành hệ thống tri thức hữu
ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải
cách phương phápdạy học ở nhà trường.
Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS và
giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều
đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ. Trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến
bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ
thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất,
năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lý, sinh lý của người
học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển
của phẩm chất, năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình
hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.
Chương trình toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng trong việc đặt nền móng
cho sự hình thành và phát triển tư duy cho HS. Trên cở sở cung cấp những tri thức
khoa học ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân và các đại lượng cơ bản,
môn Toán là công cụ để học tập các môn học khác và cũng là điểm tựa về lĩnh vực
tính toán, đo lường trong cuộc sống hằng ngày của con người. Trong chương trình
dạy học toán ở tiểu học, thì chương trình toán lớp 3 đóng vai trò trọng yếu. Lớp 3 là
kết thúc giai đoạn đầu của cấptiểu học, phải chuẩn bị kiến thức cơ sở để HS học tốt
giai đoạn cuối của cấptiểu học và tiếp các cấp học sau này.
Theo xu thế phát triển chung của giáo dục, cấp học nền tảng như tiểu học cũng cần
sớm được triển khai những cách thức dạy học mới nhằm hình thành những phẩm
chất và kỹ năng tích cực cho HS. Dạy học dựa vào tương tác (TT) được xem là một
trong những cách tiếp cận dạy học như thế.
Việc dạy và học được thực hiện dựa trên sự tác động qua lại giữa các thành tố
của quá trình dạy học, trong đó quan trọng nhất là sự tác động qua lại giữa người
học, người dạy và môi trường. Trong quá trình dạy học đó, vai trò mỗi thành tố
3
được được nhìn nhận đúng vị trí của nó. TT của GV và HS là tồn tại tất yếu trong
quá trình dạy học. Song sự TT trong dạy học là quá trình TT nhiều mặt, do đó
không chỉ có sự tương tác giữa GV và HS mà còn bao gồm có cả sự TT giữa HS với
nhau trong hình thức học nhóm, nghiên cứu theo nhóm, thảo luận lớp, tổ… hay giữa
HS với tài liệu học tập, phương tiện dạy học… Như vậy không còn lối truyền đạt
một chiều nữa mà HS được tham gia một cách chủ động vào quá trình học, được
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi kiến thức lẫn nhau, đồng thời hình thành và
phát triển ở HS các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày và giải quyết vấn đề, tạo
môi trường học tập cởi mở, thân thiện và tích cực.Trong quá trình dạy học hiện đại,
quan hệ TT được xem như là nguyên tắc then chốt của quá trình dạy học. Tức là dù
cho đối tượng học là ai, dạy nội dung gì, thì để học tập có hiệu quả đều cần có sự
TT tích cực giữa người học và các thành tố khác.
Dạy học TT được xác định là một cách tiếp cận với nhiều ưu điểm nổi bật, phù hợp
với yêu cầu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, việc vận dụng nó vào dạy học ở tiểu học
vẫn còn hết sức khiêm tốn. Nguyên nhân là do nhiều GV hiện nay vẫn còn bị ảnh
hưởng quá nhiều của lối dạy học truyền thống và chưa tạo ra được những tình
huống dạy học tích cực. HStiểu học còn thiếu một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng
giao tiếp, tương tác, do đó hoạt động phối hợp và liên kết giữa HS, GV và các thành
tố môi trường không phát huy được hiệu quả.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, đề tài: “Vận dụng mô hình
tương tác trong dạy học toán lớp 3” được lựa chọn giúp GV nắm vững việc vận
dụng MHTT trong dạy học và giúp tạo ra những hoạt động học tập tích cực cho HS,
qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của mô hình tương táctrong dạy học nói chung, dạy học toán
nói riêng.
- Từ đó, đề xuất cách thức vận dụng mô hình tương tác trong dạy học môn Toán
lớp 3.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và quan điểm của lý thuyết dạy học tương tác
trong dạy học toán (Phương pháp nghiên cứu lý thuyết).
- Khảo sát thực trạng, xử lý kết quả để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của mô
hình trên (Phương pháp điều tra, quan sát, nghiên cứu thực trạng, thống kê toán
học)
- Nghiên cứu về việc vận dụng mô hình tương tác vào dạy học các nội dung toán
lớp 3 (Phương pháp nghiên cứu lý thuyết)
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nếu đề xuất được cách thức vận dụng mô hình
tương tác trong dạy học toán lớp 3 sẽ không chỉ nâng cao được năng lực toán cho
HS mà còn nâng cao chất lượng dạy học toán trong các trường tiểu học.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học toán ở trường tiểu học và nhiệm vụ dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực HS.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Vận dụng mô hình tương tác trong dạy học toán lớp 3.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các giáo trình, tài liệu, tạp chí; sách giáo khoa toán lớp 3; sách tham
khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra - khảo sát
Khảo sát tình hình dạy học của GV và học tập của HS trong dạy học toán lớp 3 ở
trường tiểu học thông qua phiếu điều tra.
6.3. Thực nghiệm sư phạm