Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần
MIỄN PHÍ
Số trang
74
Kích thước
416.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1898

Vận dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ,vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ

trương lớn đã được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI và hoàn thiện từng bước

qua các kỳ đại hội Đảng lần thứ VII ,VIII ,IX ,X .Chủ trương này đã tác động tới

toàn bộ các tổ chức ,các lĩnh vực hoạt động kinh tế -xã hội ,trong đó có các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nước ta.

Sau nhiều thập kỷ thực hiện hình thức giao thầu xây dựng nói chung ,xây

dựng dân dụng nói riêng theo cơ chế kế hoạch tập trung ,lần đầu tiên tại Việt

Nam đã chính thức áp dụng hình thức đấu thầu theo Quyết định 183/TTg ngày

16/4/1994 của chính phủ về việc thành lập hội đồng xét thầu quốc gia và Nghị

định 43 CP ngày 16/7/1994 về quy chế đấu thầu đã đánh dấu một bước ngoặt của

việc thực hiện quá trình chuyển đổi lĩnh vực về tổ chức và quản lý xây dựng .Từ

đây ,các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cũng bắt đầu bước vào

một thời kỳ mới của sự phát triển,đó là thời kỳ cạnh tranh trong đấu thầu xây

dựng.

Những năm qua ,Nhà nước đã huy động nhiều loại nguồn lực để khôi

phục ,mở rộng và xây dựng mới hàng loạt các công trình xây lắp trên tất cả các

vùng , miền của đất nước .Chỉ tính riêng vốn nhà nước đầu tư cho phát triển cơ

sở hạ tầng xây lắp thì giai đoạn 1996-2000 đã đầu tư hơn 7 tỷ đồng ,giai đoạn

2001-2005 trên 37 tỷ đồng (gấp 5 lần giai đoạn 1996-2000); kế hoạch 2005-2010

dự tính đầu tư 85 nghìn tỷ đồng (gấp 2,3 lần giai đoạn 2001-2005); trong đó chỉ

tính riêng những công trình nhóm A đã tới trên 20 dự án chuyển tiếp ,trên 20 dự

án chuẩn bị khởi công và xây dựng mới.

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Mức tiết kiệm trong đầu tư vào các công trình xây lắp cầu đường được

quyết định nhiều nhân tố ,trong đó đấu thầu là một trong những nhân tố quan

trọng .Năm 2004,qua 28.644 gói thầu đã được đưa ra thực hiện đấu thầu thì giá

trị thầu thấp hơn giá gói thầu tới 487 triệu USD (4.599/5.086 triệu USD) đạt tỉ lệ

tại khâu này là 9,6%,trong đó có sự đóng góp của cạnh tranh đấu thầu của các

doanh nghiệp xây dựng.

Rõ ràng rằng ,cùng với sự ưu tiên của Nhà nước dành cho sự phát triển cơ

sở hạ tầng ,giao thông cầu đường ,dẫn đến việc làm tăng số lượng công trình và

tổng mức đầu tư với lĩnh vực này thì các doanh nghiệp xây dựng đang thực sự

đứng trước nhiều cơ hội và thách thức,trong đó cơ hội được dự thầu tăng lên ,còn

việc có trúng thầu hay không thì lại tùy thuộc chủ yếu vào khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp trước quá trình này.Trên thực tế, nhà thầu trúng thầu đã thắng

các đối thủ cạnh tranh của mình không phải bao giờ cũng là do năng lực thực sự

vượt trội ,đồng thời cũng đã xảy ra không ít trường hợp nhà thầu trúng thầu đã

lấp vào lỗ hổng năng lực cạnh tranh của mình bằng những cách thức “ma

mãnh”,đã trúng thầu bằng những cách thức cạnh tranh không “lành mạnh”.

Các Tổng công ty xây dựng Việt Nam được thành lập theo Quyết định

90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ là một loại hình doanh nghiệp

được xếp vào loại mạnh của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam.Trong quá trình

dự thầu các gói thầu xây dựng ở nước ngoài,nhiều Công ty hay Tổng công ty

trong số đã trúng thầu;tuy nhiên ,tại gói thầu trong nước ,các Công ty ,Tổng công

ty đã thua cuộc trước những đối thủ là những doanh nghiệp xây dựng nước

ngoài.Vấn đề nổi lên trong các cuộc thắng ,thua này ,xét về bản chất đó là vấn đề

năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp .Đây là một vấn đề thực tiễn đòi hỏi

phải nghiên cứu để cung cấp cho doanh nghiệp và những cơ quan hoạch định

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

chính sách của Nhà nước,những nghiên cứu khoa học để hình thành những quan

điểm và nhận thức đúng đắn ,đánh giá mặt được và chưa được của tình hình và

đề ra các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các

Công ty hay Tổng công ty .

Mặc dù là một yêu cầu vừa thiết thực,vừa cấp bách trước mắt,vừa cơ bản

lâu dài đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam,nhưng vấn đề nâng cao

năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp này cho tới nay vẫn

còn rất ít các công trình nghiên cứu.

Để góp phần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này,trong quá trình thực tập tại

Công ty cổ phần Xây dựng Miền Tây ,tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập

của mình là :”Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty

cổ phần Xây dựng Miền Tây qua chuỗi sản lượng tự thầu và một số nhân tố

khác”.

Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp mô tả thống kê, phân tích

logic , phần mềm kinh tế lượng View…

Kết cấu đề tài :

Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ

lục .Đề tài được kết cấu thành 3 phần.

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây

dựng của các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta.

Chương 2 : Giới thiệu và phân tích sơ bộ tình hình hoạt động sản xuất của

Công ty cổ phần Xây dựng Miền Tây.

Chương 3 : Vận dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá năng lực cạnh

tranh đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Miền Tây.

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Chương 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐẤU

THẦU XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA.

1.1 Khái niệm, đặc điểm xây dựng, phương thức và quá trình

đấu thầu xây dựng tham gia đấu thầu.

1.1.1 Khái niệm ,thực chất đấu thầu xây dựng

Đấu thầu là một phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan trong nền

kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải nắm bắt và vận dụng có hiệu quả trong

quá trình quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân.Trong cơ chế thị trường hoạt

động đấu thầu là một mắt xích vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình mua

sắm của chính phủ nói chung và trong việc thực hiện các dự án đầu tư nói

riêng.Mặt khác ,từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) với chủ trương

đổi mới cơ chế quản lý mở cửa nền kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

đặc biệt là khi có luật đầu tư ra đời ,nền kinh tế nước ta chuyển biến mạnh mẽ.

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước ,còn có các nguồn vốn từ các khoản

vay ,vốn viện trợ từ các tổ chức kinh tế ,xã hội và chính trị nước ngoài. Các tập

đoàn kinh tế ,các ngân hàng nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư vào nước ta ngày càng

nhiều ,nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.Đối với các dự án thuộc vốn đầu

tư nước ngoài thì việc đấu thầu là bắt buộc.Những năm qua ,dự án đầu tư thuộc

vốn trong nước cũng thông qua việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu ,xong

thể lệ và quy định còn chắp vá,chưa chuẩn mực,các nhà thầu được lựa chọn hoặc

trúng thầu nhiều khi chưa thực sự khách quan,thậm chí còn chưa tương xứng với

dự án.

Xuất phát từ đặc điểm trên,để tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý đầu tư xây

dựng cơ bản được tốt hơn và quy chuẩn việc chọn nhà thầu ,đồng thời tiếp cận

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

với thông lệ quốc tế.Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/1999/ND-CP

ngày1/9/1999,Nghị định số 14/2000/ND-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số

66/2003/ND-CP ngày 12/6/2003 về quy chế đấu thầu.Bên cạnh đó còn có Thông

tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/05/2000 của Bộ Kế hoạch và 88/1999 ND-CP

và Nghị định số 14/2000/ND-CP.

1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu xây dựng.

Đấu thầu xây dựng là phương thức mà chủ đầu tư sử dụng để tao ra cạnh

tranh giữa các đơn vị xây dựng với nhau nhằm lựa chọn nhà thầu có thực hiện tốt

các yêu cầu của chủ đầu tư.

Hoạt động xây dựng có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 : Khái quát hoạt động đấu thầu xây dựng

Giải thích sơ đồ: Các nhà thầu thông qua các yêu cầu của chủ đầu tư xây

dựng HSDT nhằm cho các nhà đầu tư biết được năng lực của các nhà thầu đưa ra

các biện pháp thi công .Chủ đầu tư thông qua bên tư vấn để lựa chọn nhà thầu

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chủ đầu tư Các nhà thầu

Lựa chọn nhà

thầu

Ký kết hợp đồng

Tư vấn

Yêu cầu

Năng lực và giải

pháp

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

đáp ứng được những yêu cầu của chủ đầu tư tốt nhất và hai bên đi ký hợp đồng.

Chủ đầu tư : là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách

nhiệm trực tiếp quản lý,sử dụng vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nhà thầu :là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu mà

đơn thầu đã được chủ công trình chấp nhận.

Hợp đồng: nghĩa là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu về việc thực thi

công trình,bao gồm các điều kiện,đặc điểm kỹ thuật,các bản vẽ của chủ công

trình và các bản vẽ của nhà thầu,các bảng mục đã được định giá và điền,đo

thầu ,thư chấp nhận và các điều kiện khác mà đã được thư chấp nhận gộp vào

một cách rõ ràng.

1.1.1.2 Thực chất của đấu thầu xây dựng.

Có nhiều quan niệm khác nhau về đấu thầu xây dựng:

a) Theo quan điểm của nhà thầu

Đấu thầu là một trong những phương thức chủ yếu để có được dự án giúp

cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Thực chất của đấu thầu đối với nhà thầu là một quá trình cạnh tranh với các

đối thủ,thương thảo với các chủ thầu làm rõ khả năng tiến hành công tác xây

dựng bảo đảm các yêu cầu về chất lượng,tiến độ để dành lấy hợp đồng thực hiện

dự án mà chủ thầu đưa ra.Đấu thầu là quá trình hết sức khó khăn,không ít rủi ro

nguy hiểm xảy ra.

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.2-Đấu thầu giữa các nhà thầu(NT)

Giải thích: Trong rất nhiều nhà thầu,để lựa chọn được nhà thầu phù hợp với

tính chất của công trình đầu tư chủ đầu tư tổ chức đấu thầu thông qua quy chế

đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.

b) Theo quan điểm của chủ đầu tư

Đấu thầu là hình thức (quá trình) lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu

của chủ đầu tư trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.Quy chế đấu thầu ban

hành theo Nghị định14/2000/ND-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ đã ghi

rõ”đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời

thầu.Mục tiêu của công tác đấu thầu là nhằm mục đích cạnh tranh công bằng và

minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp,bảo đảm hiệu quả kinh tế

của dự án.”

Có thể hiểu đấu thầu là hình thức thương thảo của hai bên,gồm:

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án

cần đấu thầu.

Các nhà thầu là các tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để

Đỗ Thị Thu Hương – Toán kinh tế

Quy chế

đấu thầu

Chủ đầu tư

NT1

NT2 NT

Trúng

Thầu

Đấu

Thầu

NTn

Dự án công trình

xây dựng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!