Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng mô hình của david kolb trong tổ chức học tập trải nghiệm môn toán lớp 2 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ CẨM LỆ
VẬN DỤNG MÔ HÌNH CỦA DAVID KOLB TRONG TỔ CHỨC
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỂ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ CẨM LỆ
VẬN DỤNG MÔ HÌNH CỦA DAVID KOLB TRONG TỔ CHỨC
HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 8140101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hưng
Đà Nẵng - 2022
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ....................................................... iii
THE INFORMATION OF MASTER THESIS..............................................iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ...............................................................xi
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học........................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
7. Cấu trúc của luận văn .....................................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................8
1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài......................................................................8
1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ....................................................................20
1.3. Kết luận chương 1 .....................................................................................28
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................30
2.1. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học...............................................30
2.1.1. Đặc điểm về thể chất.....................................................................30
2.1.2. Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học....................................30
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động học tập của học sinh tiểu học ..................32
2.2. Phân tích chương trình môn Toán lớp 2....................................................33
2.2.1. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán lớp 2....33
2.2.2. Nội dung chương trình môn Toán lớp 2 ........................................34
2.3. Học tập qua trải nghiệm, mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb.............37
2.3.1. Các khái niệm ................................................................................37
2.3.2. Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb ...............................40
2.4. Năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề toán học .......45
2.4.1. Năng lực.........................................................................................45
vi
2.4.2. Năng lực giải quyết vấn đề ............................................................47
2.4.3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học..............................................47
2.5. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề toán học trong Toán 2 .............50
2.5.1. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề toán học .......................50
2.5.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề toán học trong Toán 2..52
2.6. Các phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát
triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2...........................52
2.6.1. Các phương pháp dạy học trong hoạt động học tập trải nghiệm để
phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2 ..................53
2.6.2. Các kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm để phát triển
năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2...................................56
2.7. Thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2..57
2.8. Tiêu chí đánh giá hiệu quả vận dụng mô hình học tập trải nghiệm cho học
sinh lớp 2...........................................................................................................59
2.9. Kết luận chương 2 .....................................................................................61
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............62
3.1. Mục đích khảo sát......................................................................................62
3.2. Nội dung khảo sát......................................................................................62
3.2.1. Khảo sát biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của học sinh lớp 2... 62
3.2.2. Khảo sát tình hình tổ chức các hoạt động theo hướng học tập trải nghiệm.... 62
3.2.3. Khảo sát hiệu quả tiết học học tập trải nghiệm..............................63
3.3. Tổ chức khảo sát........................................................................................63
3.3.1. Đặc điểm về địa bàn khảo sát ........................................................63
3.3.2. Tiến hành khảo sát .........................................................................65
3.4. Phân tích kết quả khảo sát .........................................................................65
3.4.1. Đặc tính thành phần mẫu ...............................................................65
3.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động theo hướng học tập trải nghiệm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh............................66
3.4.3. Hiệu quả việc vận dụng mô hình học tập trải nghiệm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2...................................74
3.5. Kết luận chương 3 .....................................................................................77
CHƯƠNG 4. VẬN DỤNG MÔ HÌNH CỦA DAVID KOLB TRONG TỔ
CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 2 ĐỀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TOÁN HỌC CHO
HỌC SINH .............................................................................................78
vii
4.1. Nguyên tắc vận dụng mô hình của David Kolb trong tổ chức
học tập trải nghiệm môn Toán để phát triển năng lực giải quyết vấn đề
toán học cho học sinh lớp 2................................................................... 78
4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................78
4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển...............................................80
4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .................................................80
4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính trải nghiệm và phát huy tính tích cực chủ
động cho học sinh.............................................................................................81
4.1.5. Nguyên tắc đảm bảo vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.....82
4.2. Quy trình vận dụng mô hình của David Kolb trong tổ chức học
tập trải nghiệm môn Toán để phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán
học cho học sinh lớp 2 ....................................................................... 83
4.2.1. Quy trình vận dụng mô hình của David Kolb................................83
4.2.2. Điều kiện vận dụng quy trình học tập trải nghiệm của David Kolb..............88
4.3. Tổ chức học tập trải nghiệm môn Toán theo mô hình của David Kolb để
phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học cho học sinh lớp 2.........................89
4.3.1. Xây dựng kế hoạch ........................................................................89
4.3.2. Thực nghiệm mẫu ..........................................................................90
4.3.3. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch........................................................90
4.3.4. Ví dụ xây dựng hoạt động trải nghiệm mẫu theo quy trình ở
mục 4.2 ............................................................................................. 90
4.4. Kết luận chương 4 .....................................................................................93
CHƯƠNG 5. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................94
5.1. Mục đích thực nghiệm...............................................................................94
5.2. Nội dung thực nghiệm...............................................................................94
5.3. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................94
5.3.1. Đối tượng thực nghiệm..................................................................94
5.3.2. Thời gian thực nghiệm...................................................................95
5.3.3. Quy trình và hình thức đánh giá ....................................................95
5.4. Kết quả thực nghiệm..................................................................................97
5.4.1. Kết quả biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm .......................................97
5.4.2. Kết quả biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của nhóm
đối chứng trước và sau thực nghiệm ................................................................99
5.4.3. Kết quả biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của nhóm
thực nghiệm trước và sau thực nghiệm ..........................................................101
5.4.4. Kết quả biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề toán học của nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm.........................................104
viii
5.4.5. Nghiên cứu mô tả trường hợp minh họa kết quả thực nghiệm....106
5.5. Kết luận chương 5....................................................................................108
KẾT LUẬN .....................................................................................................110
CÁC CÔNG TRÌNHKHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.1112
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................1113
PHỤ LỤC ......................................................................................................... P1
ix
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 CS Chỉ số
3 ĐTB Điểm trung bình
4 DH Dạy học
5 GD Giáo dục
6 GQVĐ Giải quyết vấn đề
7 GV Giáo viên
8 HS Học sinh
9 MD Trị số khác biệt về điểm trung bình
10 TN Trải nghiệm
11 NL Năng lực
12 NLGQVĐTH Năng lực giải quyết vấn đề toán học
15 PPDH Phương pháp dạy học
16 Sig Mức ý nghĩa
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Yêu cầu cơ bản của NL GQVĐTH của HS lớp 2 52
2.2 Thang đo đánh giá năng lực GQVĐ toán học cho HS lớp 2 58
2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình vận dụng mô hình HTTN 59
3.1 Đặc tính thành phần mẫu nghiên cứu (Giáo viên) 66
3.2 Số lượng GV đánh giá số lượng HS đạt yêu cầu thông qua quan sát 72
3.3 Số lượng và tỉ lệ GV lựa chọn các phương pháp trong việc dạy toán 73
5.1 Bảng quy đổi các biểu hiện thành điểm số 96
5.2 Số lượng HS, ĐTB, hệ số t của 2 lớp trước khi thực nghiệm phân theo
các biểu hiện NLGQVĐTH
98
5.3 Số lượng HS, ĐTB, hệ số t của nhóm đối chứng phân theo các biểu
hiện NLGQVĐTH
100
5.4 Số lượng HS, ĐTB, hệ số t của nhóm thực nghiệm phân theo các biểu
hiện NLGQVĐTH
102
5.5 Số lượng HS, ĐTB, hệ số t của HS sau thực nghiệm phân theo biểu
hiện NLGQVĐTH
105
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
HÌNH
Số hiệu hình Tên hình Trang
1.1 Mô hình học tập trải nghiệm John Dewey 10
1.2 Mô hình học tập trải nghiệm của Kurt Lewin 11
1.3 Mô hình học tập và phát triển nhận thức của Jean Piaget 12
1.4 Mô hình học tập trải nghiệm David Kolb (1984) 13
1.5 The Kolb learning style inventory - version 4.0 14
2.1 Mô hình học tập trải nghiệm David Kolb 40
2.2 Phân loại năng lực theo Bộ GDĐT 2018 46
2.3 Mô hình cấu trúc năng lực GQVĐTH của Wu M.L. (2003) 49
BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ Tên biểu đồ Trang
3.1 Số lượng GV đánh giá tính cần thiết giáo dục NLGQVDTH
cho HS lớp 2
67
3.2 Số lượng GV đánh giá tính phù hợp của giáo dục NLGQVDTH
cho HS lớp 2
68
3.3 Tần suất thiết kế hoạt động theo hướng học tập trải nghiệm 69
3.4 Số lượng học sinh đạt yêu cầu trong quá trình tham gia hoạt
động theo hướng trải nghiệm
71
3.5 Các yếu tố gây cản trở GV thực hiện hoạt động theo hướng HTTN 74
3.6 Mức độ đạt được của 10 tiết dự giờ quan sát GV 75
3.7 Mức độ NLGQVĐ của HS thông qua quan sát 76
4.1 Hệ thống Học tập trải nghiệm 79
5.1 Kết quả biểu hiện NLGQVĐTH của học sinh trước thực nghiệm 97
5.2 Kết quả biểu hiện NLGQVĐTH của học sinh nhóm đối chứng 99
5.3 Kết quả biểu hiện NLGQVĐTH của học sinh nhóm thực nghiệm 101
5.4 Kết quả biểu hiện NLGQVĐTH của học sinh sau thực nghiệm 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Dạy học phát triển năng lực là một yêu cầu tất yếu trong thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay
Tại Đại hội lần XIII, Đảng ta xác định kế hoạch định hướng phát triển đất nước
giai đoạn 2020 - 2030: “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo (GDĐT) đáp
ứng yêu cầu về nhân lực có chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và hội nhập quốc tế” [9]. Nguồn nhân lực có chất lượng cao được đề cập đến năng
lực (NL) đáp ứng yêu cầu của công việc ở xã hội công nghiệp 4.0. Đứng trước đòi hỏi
của thực tiễn, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quan điểm chỉ đạo cho ngành
giáo dục (GD): “Phát triển GDĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình GD từ hình thức chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học…” [8]. Trước những thách thức về
công nghệ và hội nhập, đào tạo nguồn nhân lực phải có NL đáp ứng tốt đó chính là
mục tiêu mà ngành GD cần phải thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì
vậy, dạy học (DH) theo các tiếp cận nội dung đã không còn đáp ứng nhu cầu phát triển
NL người học. Việc thay đổi cách tiếp cận sang DH theo phát triển NL là một tất yếu
của quá trình phát triển.
Trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về GDĐT, việc thay đổi cách tiếp
cận sẽ quyết định nội dung GD. DH tiếp cận NL là dạy học hướng tới việc học sinh
(HS) có thể làm được gì sau khi lĩnh hội kiến thức. Chính vì thế, DH theo phát triển
NL hướng tới những mục tiêu cụ thể là phát triển từng NL thành phần của người học
như: NL tìm kiếm, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề (GQVĐ),… thông qua các
môn học trong chương trình phổ thông. Như vậy, phát triển NL, phẩm chất của người
học được coi như là kim chỉ nam cho quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT ở
nước ta hiện nay.
1.2. Mô hình học tập qua trải nghiệm của David Kolb phù hợp với xu hướng đổi
mới của giáo dục nước ta
David Kolb là một nhà giáo dục người Mỹ, ông là người đầu tiên đặt nền móng
cho “Mô hình học tập trải nghiệm”. Khi nghiên cứu về lí thuyết học tập trải nghiệm
(HTTN), David Kolb cho rằng, học tập là quá trình tri thức được kiến tạo thông qua sự
2
chuyển hóa của kinh nghiệm. Đây chính là nền tảng và tư tưởng để ông phát triển mô
hình HTTN và mối quan hệ của nó với phong cách học tập của cá nhân. Mô hình học
tập qua trải nghiệm (TN) của David Kolb có bản chất là một hình xoắn ốc mô tả quá
trình học tập gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, hình
thành khái niệm, thử nghiệm tích cực.
Bản chất của mô hình học tập dựa trên kinh nghiệm của David Kolb chính là việc
ông xem NL của người học là nền tảng của việc GD. Muốn DH thành công, người
giáo viên (GV) phải dựa trên NL của HS để xây dựng phương pháp dạy học (PPDH)
cho phù hợp. Việc đặc biệt nhấn mạnh về kinh nghiệm cụ thể của người học, được
xem như là điểm xuất phát của quá trình học tập. Trải qua mỗi chu trình học tập, kinh
nghiệm về tri thức hoặc kĩ năng sẽ được huy động trước làm chất liệu nền tảng nhằm
thực hiện thành công các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó, tri thức mới, NL mới được
hình thành và củng cố kinh nghiệm cũ. Như vậy, học tập dựa trên kinh nghiệm chính
là con đường hữu hiệu trong việc hình thành và phát triển NL cho HS [15].
Mô hình HTTN hướng tới những NL cần đạt được của người học thông qua quá
trình TN. Mô hình HTTN đòi hỏi người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định để
đạt được hiệu quả cao trong hoạt động học tập. Thông qua TN, người dạy tạo cơ hội
cho người học được tham gia vào quá trình học tập thông qua việc đặt câu hỏi, tìm tòi,
GQVĐ và tự tìm kiếm mở rộng GQVĐ. Từ đó, những NL mới được hình hành một
cách có chủ đích ở phía người học. Mục đích hướng đến của mô hình HTTN rất phù
hợp với quan điểm của Bộ GDĐT đề ra trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện
GDĐT ở nước ta hiện nay.
1.3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học là một trong những năng lực cần được
hình thành và phát triển trong dạy học môn Toán ở tiểu học
Toán học là một môn học rất quan trọng trong chương trình phổ thông. Toán học
góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, NL chung, NL toán học cho
HS. Nội dung toán được xác định: “Nội dung môn Toán thường mang tính logic, trừu
tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ
thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào
GQVĐ cụ thể” [5]. Như vậy, điều kiện cần của chương trình toán phổ thông chính là
sự đảm bảo tính cân đối giữa lí thuyết và sự vận dụng kiến thức của HS vào cuộc sống.