Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung
MIỄN PHÍ
Số trang
17
Kích thước
350.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
700

Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt

động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho

học sinh trung học phổ thông trong dạy học

bài thơ "Vội Vàng" của Xuân Diệu

Trần Thị Trang Nhung

Trường Đại học Giáo dục

Luận văn ThS. ngành: Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng

Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng hệ thống câu hỏi tích cực

hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ

thông. Cách thức vận dụng câu hỏi hướng dẫn học sinh làm việc chủ động, tích

cực, sáng tạo để chiếm lĩnh giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của

bài thơ "Vội vàng". Thiết kế thể nghiệm dạy học bài thơ "Vôi vàng" theo hướng

vận dụng câu hỏi tích cực hóa hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.

Keywords. Ngữ văn; Phương pháp dạy học; Phổ thông trung học

Content

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1.Tình hình sử dụng câu hỏi trong giờ dạy văn hiện nay

Câu hỏi có vai trò quan trọng trong tiến trình dạy học của giáo viên nhưng thực tế hiệu

quả của việc sử dụng các câu hỏi này còn nhiều hạn chế. Nội dung của phần lớn các câu

hỏi nghiêng về khai thác nội dung ý nghĩa văn học, nhiều, câu hỏi quá đơn giản, không có

giá trị phát huy trí lực của học sinh,chưa kích thích được học sinh làm việc một cách thực

sự để tự mình chiếm lĩnh tác phẩm để đạt đến những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái

độ của bài học.

1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của người học, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Chuyển từ cách dạy

truyền thụ một chiều sang dạy và học tích cực. Trong cách dạy và học này, giáo viên trở

thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!