Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục đại học ở việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
355.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
884

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo dục đại học ở việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Vận dụng cơ chế thị trường trong phát triển giáo

dục đại học ở Việt Nam

Hoàng Văn Mạnh

Trường Đại học Kinh tế

Luận văn ThS ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Hệ thống hóa lý luận chung về cơ chế thị trường (CCTT), những tác động của

nó đến hoạt động giáo dục đại học (GDĐH) và một số vấn đề về GDĐH trong CCTT.

Kinh nghiệm vận dụng CCTT trong phát triển GDĐH ở một số nước điển hình trên thế

giới. Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng CCTT trong GDĐH Việt Nam. Đề xuất

quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng CCTT trong phát triển

GDĐH Việt Nam.

Keywords: Kinh tế chính trị; Giáo dục đại học; Cơ chế thị trường; Việt Nam

Content

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh thế giới đang thực hiện bước quá độ sang nền kinh tế tri thức thì đội ngũ

lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ cao về khoa học-công nghệ (KH-CN) giữ vai trò

quyết định. Để có được đội ngũ này, kinh nghiệm của các nước phát triển sớm cho thấy cần phải

có một nền giáo dục phát triển, đặc biệt là giáo dục đại học (GDĐH). Đó là bởi vì GDĐH có vai

trò quyết định đến việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp

phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) ở mọi quốc gia.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam dần chuyển đổi sang kinh tế thị trường

(KTTT). Sự chuyển đổi này đem lại nhiều kết quả quan trọng, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc

độ cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện...Tuy nhiên, Việt

Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển và thu nhập bình quân đầu người ở mức rất thấp,

nguy cơ tụt hậu trong phát triển KT-XH vẫn hiện hữu, tiềm lực về KH-CN cũng như sức cạnh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!