Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng blended learning trong tổ chức dạy học chủ đề “một số lực trong thực tiễn” – chương trình vật lí 10 với sự hỗ trợ của facebook nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh
PREMIUM
Số trang
167
Kích thước
28.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1181

Vận dụng blended learning trong tổ chức dạy học chủ đề “một số lực trong thực tiễn” – chương trình vật lí 10 với sự hỗ trợ của facebook nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

7

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MẬU THẮNG

VẬN DỤNG BLENDED LEARNING TRONG TỔ

CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ LỰC TRONG

THỰC TIỄN” – CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 VỚI

SỰ HỖ TRỢ CỦA FACEBOOK NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ

Đà Nẵng – Năm 2022

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN MẬU THẮNG

VẬN DỤNG BLENDED LEARNING TRONG TỔ

CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ LỰC TRONG

THỰC TIỄN” – CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 VỚI

SỰ HỖ TRỢ CỦA FACEBOOK NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí

Mã số: 8.14.01.11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. LÊ THANH HUY

Đà Nẵng – Năm 2022

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được

công bố, sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu nào

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến TS Lê Thanh

Huy đã định hướng đề tài, động viên, tận tâm giúp đỡ tác giả bằng tất cả sự tận tâm và

nhiệt huyết trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo Trường Đại học

Sư phạm- Đại học Đà Nẵng; Ban lãnh đạo và các giảng viên khoa Vật lí – Trường Đại

học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng; Ban Giám hiệu trường THPT Phan Châu Trinh –

Thành phố Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu cho bản luận văn của các

thầy cô, đồng nghiệp, các nhà khoa học của chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy

học Vật lí Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, sự giúp đỡ và tạo mọi điều

kiện của quý thầy cô và các em HS nơi tác giả đến điều tra, lấy số liệu và thực nghiệm

sư phạm.

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và các thân hữu đã luôn giúp

đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn.

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT. Các từ viết tắt Viết đầy đủ

1. BL : Blended learning

2. CNTT : Công nghệ thông tin

3. ĐC : Đối chứng

4. DH : Dạy học

5. GD : Giáo dục

6. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

7. GV : Giáo viên

8. HS : Học sinh

9. KQHT : Kết quả học tập

10. KTĐG : Kiểm tra đánh giá

11. MXH : Mạng xã hội

12. NL : Năng lực

13. NLTH : Năng lực tự học

14. ND : Nội dung

15. PC : Phẩm chất

16. PPDH : Phương pháp dạy học

17. QTDH : Quá trình dạy học

18. SGK : Sách giáo khoa

19. TB : Trung bình

20. TH : Tự học

21. THCS : Trung học cơ sở

22. THPT : Trung học phổ thông

23. TNg : Thực nghiệm

24. TNSP : Thực nghiệm sư phạm

25. YC : Yêu cầu

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................... iii

MỤC LỤC .....................................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................................3

3. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4

4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................4

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................4

6. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5

8. Đóng góp của đề tài ............................................................................................5

9. Cấu trúc luận văn ................................................................................................6

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC VẬN DỤNG BLENDED

LEARNING TRONG DẠY HỌC HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA FACEBOOK ...........................................7

1.1. Khái niệm, cấu trúc và các biểu hiện hình vi của năng lực tự học...........................7

1.1.1. Khái niệm năng lực tự học............................................................................7

1.1.2. Cấu trúc và các biểu hiện hành vi của năng lực tự học ................................9

1.1.3. Các nguyên tắc để hình thành và phát triển NLTH ....................................11

1.2. Mô hình dạy học BL theo hướng phát triển NLTH................................................12

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của BL...................................................................12

1.2.2. Các thành phần của BL...............................................................................13

1.2.3. Các mô hình dạy học trong BL...................................................................14

1.2.4. Lịch sử ra đời của mô hình Blended- Learning..........................................19

1.2.5. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học theo mô hình Blended- Learning

.......................................................................................................................................20

1.2.6. Ưu và nhược điểm của mô hình Blended- Learning ..................................22

1.3. Mạng xã hội Facebook trong mô hình BL .............................................................23

1.3.1. Các tính năng của Facebook .......................................................................24

v

1.3.2. Sử dụng Facebook để tạo lớp học trực tuyến .............................................27

1.3.3. Ưu và nhược điểm của Facebook so với các công cụ dạy học khác ..........29

1.3.4. Vai trò của Facebook trong mô hình BL ....................................................30

1.4. Thực trạng của việc bồi dưỡng NLTH của HS khi sử dụng MXH Facebook........30

1.4.1. Thực trạng việc sử dụng MXH Facebook trong dạy và hoc.......................30

1.4.2. Biện pháp bồi dưỡng NLTH cho HS với sự hỗ trợ của MXH Facebook...35

1.5. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình BL nhằm phát triển NLTH của HS với sự

hỗ trợ của Facebook trong dạy học ...............................................................................36

1.5.1. Nguyên tắc xây dựng bài học/chủ đề theo mô hình BL nhằm phát triển

NLTH.............................................................................................................................36

1.5.2. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình BL hướng phát triển NLTH của

HS với sự hỗ trợ của Facebook trong dạy học vật lí .....................................................39

1.6. Rubric đánh giá NLTH theo mô hình BL với sự hỗ trợ của facebook trong DH Vật

lí.....................................................................................................................................40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................42

Chương 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DH THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG

LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH MỘT SỐ KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ

LỰC TRONG THỰC TIỄN” – CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 10 THEO MÔ HÌNH

BLENDED LEARNING VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA FACEBOOK............................43

2.1. Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” ........................43

2.1.1. Vị trí chủ đề ................................................................................................43

2.1.2. Cấu trúc chủ đề “Một số lực trong thực tiễn”- chương trình Vật lí 10 (kết

hợp với chương trình hiện hành đang giảng dạy)..........................................................43

2.1.3. Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” ............43

2.2. Thiết kế kế hoạch bài dạy một số kiến thức chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” –

chương trình Vật lí 10 theo mô hình BL với sự hỗ trợ của facebook nhằm phát triển

NLTH của HS................................................................................................................47

2.2.1. Kế hoạch dạy chủ đề...................................................................................47

2.2.2. Hình thức tổ chức dạy học chủ đề ..............................................................50

2.2.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo mô hình BL dưới sự hỗ trợ của Facebook

.......................................................................................................................................52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................................86

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................87

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................................87

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.............................................................................87

vi

3.4. Thời gian thực nghiệm sư phạm.............................................................................88

3.5. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm .......................................................89

3.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm...............................................................................89

3.5.2. Quan sát giờ học .........................................................................................89

3.5.3. Làm bài kiểm tra .........................................................................................89

3.6. Đánh giá về mặt định tính..............................................................................89

3.7. Đánh giá về mặt định lượng ...................................................................................92

3.7.1. Đánh giá NLTH ..........................................................................................92

3.7.2. Đánh giá kết quả học tập ............................................................................97

3.7.3. Kết luận.....................................................................................................101

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................101

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI.......................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................104

PHỤ LỤC ..................................................................................................................PL1

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1. Bảng cấu trúc của năng lực tự học 11

1.2.

Rubric đánh giá NLTH theo mô hình BL với sự hỗ trợ

của Facebook

40

2.1.

Bảng kế hoạch dạy học chủ đề “Một số lực trong thực

tiễn”

48

2.2. Bảng tổng quan hệ thống các trạm học tập của chủ đề 52

3.1.

Bảng phân phối điểm sô bài kiểm tra giữa kì 1 môn Vật

lí trước TN

87

3.2.

Bảng phân loại theo học lực bài kiểm tra giữa kì 1 môn

Vật lí trước TN

88

3.3. Bảng kế hoạch TNSP 88

3.4. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 92

3.5.

Bảng điểm tổng hợp sau khi mã hóa từ bảng 1.1 của 40

HS lớp TN

93

3.6. Bảng điểm đánh giá NLTH theo mô hình BL của 5HS 94

3.7. Bảng phân phối tần suất của bài kiểm tra sau TN 98

3.8. Bảng phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm sau TN 99

3.9. Bảng phân loại theo học lực của bài kiểm sau TN 100

3.10. Bảng các tham số thống kê 100

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình Tên hình Trang

1.1. Sơ đồ biểu hiện của NLTH 9

1.2. Sơ đồ biểu hiện của người có NLTH 10

1.3. Biểu hiện của người có NLTH 10

1.4. Lý thuyết Blended learning 13

1.5. Các thành phần của BL [8]. 14

1.6. Các kiểu dạy học trong BL[9] 15

1.7. Kiểu trạm xoay vòng 16

1.8. Kiểu phòng chuyên biệt xoay vòng 16

1.9. Kiểu lớp học đảo ngược 17

1.10. Kiểu xoay vòng cá nhân 17

1.11. Kiểu mô hình linh hoạt 18

1.12. Kiểu mô hình tự kết hợp 18

1.13. Kiểu mô hình học ảo 18

1.14. Biểu đồ khảo sát khả năng TH của HS 31

1.15. Biểu đồ trao đổi thông tin của HS trong học tập 32

1.16. Biểu đồ khảo sát tình hình sử dụng MXH của HS 33

1.17. Biểu đồ khảo sát tình hình sử dụng MXH của GV 34

1.18. Biểu đồ tần suất sử dụng MXH Facebook của GV

trong DH 35

1.19. Quy trình tổ chức dạy học theo mô hình BL 39

2.1. Sơ đồ cấu trúc chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” 43

2.2. Sơ đồ hệ thống trạm 1 50

2.3. Sơ đồ hệ thống trạm 2 57

2.4. Sơ đồ hệ thống trạm 3 73

3.1. HS thảo luận hệ thống trạm 1 ở giai đoạn 2 90

ix

Số hiệu hình Tên hình Trang

3.2. HS làm việc với phiếu học tập 90

3.3. HS thực hiện nhiệm vụ tại các trạm 91

3.4. Sản phẩm của các nhóm ở hệ thống trạm 2 91

3.5. Đại diện các nhóm lên báo cáo 91

3.6. GV đặt câu hỏi cho các nhóm trong quá trình báo cáo 91

3.7. Đồ thị phân phối tần suất của bài kiểm tra sau TN 99

3.8. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của bài kiểm tra sau

TN 99

3.9. Biểu đồ phân loại theo học lực của bài kiểm sau TN 100

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Học tập trong thời đại kỹ thuật số trở nên vô cùng quan trọng bởi thông tin trong

thời đại này tăng trưởng theo cấp số nhân mà khả năng tìm hiểu cũng như tốc độ học tập

của mỗi người đều có giới hạn. Do đó, theo Alvin Toffler, người mù chữ trong thế kỹ 21

không phải là những người không thể đọc và viết mà là những người không chịu học và

không thể học lại [22]. Để giải quyết những thách thức này đòi hỏi mỗi người phải có tư

duy mới về cách tiếp thu kiến thức và kĩ năng, cũng như thích ứng để theo kịp với nền

kinh tế tri thức. Vì vậy, nhiều mô hình học tập cũ gặp phải các hạn chế nhất định.

Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện

nay đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới

căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội

hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát

triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và

đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,

góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt”

[10]. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 cũng đã

định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất

lượng cao là một đột phá chiến lược" [3]. Theo đó, chiến lược phát triển GD đã quán

triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới GD&ĐT. Xuất phát từ thực tiễn

của nước ta, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như hiện nay.

Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD là chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu

trang bị kiến thức sang phát triển NL và PC người học. NLTH là một trong những NL

chung quan trọng cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua hoạt động DH ở

các môn học, các cấp học. NLTH giúp HS có khả năng học tập, tự học suốt đời để có

thể tồn tại, phát triển trong xã hội tri thức và hội nhập quốc tế. Do đó, hình thành và

phát triển NLTH cho HS là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong DH ở trường phổ thông.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT,

với CNTT cuộc sống của chúng ta trở nên nhanh, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn so

với trước đây. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra hiện nay đó chính

là kỷ nguyên vạn vật được kết nối bởi Internet. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt

Nam cũng đang từng bước chuyển mình để bắt kịp với xu hướng giáo dục của thế giới.

Một trong những mô hình học tập ứng dụng CNTT và truyền thông đã được phát

triển mạnh mẽ là mô hình E-learning, với E-learning người học có thể học bất cứ lúc

nào và bất cứ nơi đâu. Để sử dụng E-learning, người học chỉ cần có một thiết bị kết nối

2

được với Internet. Người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng xã hội,

thư điện tử, diễn đàn... Ưu điểm lớn nhất của E-learning là tác động được đến nhiều

giác quan của người học thông qua hình ảnh, âm thanh, đoạn phim..., góp phần tạo

hứng thú rất lớn cho người học. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt bậc của E￾learning, vẫn còn tồn tại những bất cập khó tránh khỏi. Đối với những môn học cần

yếu tố kĩ năng và thực nghiệm như Vật lí, Hóa học, Âm nhạc, v.v, thì dường như mô

hình E-learning vẫn còn gặp nhiều trở ngại so với mô hình DH truyền thống. Trong

Vật lí, HS không những phải nắm nội dung và yêu cầu cần đạt mà còn phải thành thạo

các thao tác thí nghiệm, biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm, biết sử dụng các thiết bị

thí nghiệm một cách hiệu quả, đó là điều mà E-learning chưa thể đáp ứng được.

Sau nhiều thập kỷ vận dụng E-learning vào DH, để khắc phục những nhược điểm

của E-learning, mô hình BL được đưa ra như là một sự kết hợp giữa DH truyền thống

và E-learning. BL hội tụ đầy đủ các ưu điểm của hai cách dạy nói trên. Nếu như trong

DH truyền thống HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, thì với mô hình BL HS

đóng vai trò là trung tâm và làm chủ kiến thức của mình. GV có vai trò là người hướng

dẫn cho HS cũng như giúp đỡ HS, khi HS gặp những vướng mắc trong quá trình học.

Bên cạnh đó, để mô hình BL phát huy hết tiềm năng vốn có của nó, đồng thời cũng là

kênh tương tác giữa người dạy và người học thì trên thị trường hiện nay xuất hiện khá

nhiều nền tảng và công cụ để hỗ trợ, phải kể đến như: MXH Facebook, Google

Classroom, SHup Classroom, Edmodo, Moodle,... Nhưng nhìn chung, mạng xã hội

Facebook chưa được nhiều người dùng săn đón và sử dụng. Bởi vì ít người biết đến

các tính năng của mạng xã hội Facebook trong việc tổ chức dạy học nhằm phát triển

NLTH cho HS.

Kiến thức Vật lí ngày càng có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống,

sản xuất,….Vì vậy yêu cầu của việc DH Vật lí là phải gắn liền với thực tiễn, khơi dạy

cảm hứng học tập cho HS, giúp HS tự lĩnh hội kiến thức cho mình.

Với phần “Động lực học” chương trình Vật lí lớp 10:

- Việc tổ chức dạy học chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” có thể thực hiện

thông qua tiến trình DH bao gồm chuỗi các hoạt động học, là sự kết hợp giữa các hoạt

động học trực tuyến với các hoạt động học trực tiếp.

- Các nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề phù hợp với việc phát triển cho HS

các NLTH, tự chủ; trãi nghiệm, khám phá, giải quyết vấn đề…

Xuất phát từ yêu cầu DH và những nguyên nhân, lí do trên, tác giả chọn đề tài

nghiên cứu: “Vận dụng Blended learning trong tổ chức dạy học chủ đề “Một số

lực trong thực tiễn” – chương trình Vật lí 10 với sự hỗ trợ của Facebook nhằm

phát triển năng lực tự học của học sinh”

3

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học và công nghệ, nhiều

phương thức DH hiện đại ra đời. E-learning là một phương thức DH mới dựa trên

CNTT và truyền thông. Với E-learning, người học có thể học bất cứ lúc nào và bất cứ

nơi đâu…. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho

phương thức DH truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặc dù, E￾learning có nhiều ưu điểm so với phương thức DH truyền thống nhưng nó cũng không

thể thay thế hoàn toàn phương thức DH truyền thống. Bởi vì, đối với các môn học

mang tính thực nghiệm, E-learning không thể đáp ứng yêu cầu môn học; không rèn

được cho người học thao tác thực hành thí nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.

BL chính là một giải pháp hiệu quả khắc phục những hạn chế của E-learning.

Trong các nghiên cứu về BL của các tác giả như: Wu, J. H., Tennyson, R. D., &

Hsia, T. L. (2010), thì BL được coi là một phương pháp học tập hiệu quả, nó thúc đẩy

việc tiếp thu kiến thức và kỹ năng trong nhiều lĩnh vực [23]. Cũng theo Graham(2006),

một trong những lợi ích chính của BL là quản lý, tạo và thúc đẩy học tập hợp tác và

tương tác [16]. Bên cạnh đó, theo Holley & Oliver (2010); để thành công trong môi

trường dạy học theo mô hình BL HS phải thoải mái sử dụng các công nghệ thông tin

như điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc Máy tính bảng, iPod, iPad để tăng

cường tương tác [17]. Kết quả các công trình nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả của

mô hình BL trong việc truyền thụ tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng thực

hành, ôn tập, KTĐG...

Trong nước, có nhiều luận văn thạc sĩ nghiên cứu về mô hình BL, phải kể đến

như: “Vận dụng mô hình BL vào dạy học một số kiến thức chương “các định luật bảo

toàn”-Vật lí 10 THPT” (Đỗ Như Thiên, 2015). Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất

qui trình vận dụng mô hình BL vào dạy học chương “các định luật bảo toàn’ để phát

triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS và tác giả sử dụng phần mềm Moodle để làm

kênh tương tác giữa HS và GV. Luận văn thạc sĩ: “Vận dụng mô hình BL vào dạy học

chương “cảm ứng điện từ”-Vật lí 11 THPT với sự hỗ trợ của Google Classroom nhằm

phát triển NLTH của HS” (Nguyễn Đoàn Thanh Trúc, 2018). Trong luận văn này, tác

giả đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận về năng lực nói chung và NLTH nói riêng; đồng

thời xây dựng được các tiến trình dạy học chương “cảm ứng điện từ” thông qua việc

vận dụng hai trong số 7 kiểu dạy học của mô hình BL đó là xoay vòng theo trạm và

lớp học đảo ngược với sự hỗ trợ của Google Classroom. Ngoài ra, các bài báo khoa

học nghiên cứu về mô hình BL như: “Dạy học kết hợp-Một số hình thức tổ chức dạy

học tất yếu của nền giáo dục hiện đại” (Tô Nguyên Cương, 2012). Trong bài báo này,

tác giả đã đưa ra những luận điểm chứng minh mô hình BL sẽ là xu thế tất yếu cần

4

được nghiên cứu và phát triển nhằm tối ưu hóa quá trình học tập của HS, từ đó nâng

cao chất lượng dạy và học. Bài báo: “Vận dụng BL trong tổ chức dạy học chương

“Các định luật bảo toàn” (Vật lí 10) với sự hỗ trợ của Facebook theo hướng phát triển

năng lực tự học của HS” (Lê Thanh Huy, Nguyễn Thị Huyền Trang, 2018). Trong bài

báo này, các tác giả đã thiết kế tiến trình dạy học và đã tạo ra được môi trường học tập

không bị giới hạn bởi thời gian và không gian, HS có thể thoải mái trao đổi thảo luận,

GV có thể quản lí, hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời hoạt động của HS. Việc dạy học

với sự hỗ trợ của Facebook góp phần rèn luyện kĩ năng tự học, giúp HS tích cực, chủ

động trong học tập.

Có thể nói rằng, mặc dù đã có không ít tác giả đề cập đến việc phát triển NLTH

của HS thông qua mô hình dạy học BL. Tuy vậy, do các điều kiện khách quan và chủ

quan nên việc nghiên cứu và sử dụng hình thức DH này cần được tiếp tục triển khai.

Trong đó, vận dụng mô hình BL trong giảng dạy Vật lí ở bậc phổ thông vẫn cần có

thêm các nghiên cứu nhằm từng bước giúp hình thức DH này ngày càng trở nên khả

thi, phổ biến và hiệu quả hơn.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng được tiến trình tổ chức dạy học và vận dụng được vào tổ chức dạy học

các kiến thức trong chủ đề “Một số lực trong thực tiễn” theo mô hình Blended￾Learning với sự hỗ trợ của Facebook nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh.

4. Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được tiến trình và tổ chức dạy học chủ đề “Một số lực trong thực

tiễn”- chương trình Vật lí 10 theo mô hình Blended- Learning với sự hỗ trợ của

Facebook thì sẽ góp phần phát triển năng lực tự học cho học sinh.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động dạy và học chủ đề “Một số lực trong thực tiễn”- chương trình Vật lí 10

nhằm phát triển NLTH của HS thông qua mô hình BL với sự hỗ trợ của Facebook.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung:

+ Nghiên cứu về năng lực tự học của học sinh.

+ Xây dựng các biện pháp và qui trình tổ chức mô hình BL trong DH chủ đề

“Một số lực trong thực tiễn”- chương trình Vật lí 10 với sự hỗ trợ của Facebook

- Địa bàn: Tổ chức TNSP tại trường THPT Phan Châu Trinh, thành phố Đà Nẵng

để đánh giá kết quả nghiên cứu.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!