Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân Lào hiện nay
PREMIUM
Số trang
162
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1031

Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHĂM PHON BUN NA DI

HÀ NỘI, năm 2014

HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

KHĂM PHON BUN NA DI

: 62.22.80 05

:

HÀ NỘI, năm 2014

L I CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây công trinh nghiên c u cua riêng tôi. Cac sô liêu

trong luân an la trung th c, co nguôn gôc ro rang. Cac kêt luân khoa hoc

cua luân an chưa t ng c công bô trên bât ky công trinh nao khac.

LUÂN AN

KHĂM PHON BUN NA DI

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………… 1

I. Tính cấp thiết của luận án…………………………………........ 1

II. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………………………… 4

III. Mục đích và nhiệm vụ của luận án……………………………… 4

Chương 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

I. Tình hình nghiên cứu ở Lào………………………………. …... 6

……………………………… 17

Chương 2:

NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO

2.1. Chế độ dân chủ nhân dân những gợi ý củacác nhà kinh điển 23

2.1.1: Những gợi ý của C. Mác-Ph.Ănggen-V.I. Lênin………………… 24

2.1.2: Về chế độ dân chủ nhân dân ở một số nước châu Âu……… 25

2.1.3: Về chế độ dân chủ nhân dân ở Trung Quốc……………….. 30

2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan niệm của Đảng cộng sản

Việt Nam tại Đại hội II vềchế độ dân chủ nhân dân………. 34

2.2.1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân dân………. 34

2.2.2: Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội II …… 38

2.2.3: Một số nội dung chủ yếu của chế độ dân chủ nhân dân

ở Việt Nam ……………………………………………………… 50

2.3. Tư tưởng của Tổng bí thư Kay sỏn Phômvihản về chế độ dân chủ

Nhân dân ở Lào……………………………………………… 62

Chương 3:

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO

3.1. Xây dựng vùng giải phóng quy mô quốc gia và mô hình nhà nước

Dân chủ nhân dân………………………………………. 71

3.2. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời…………… 78

3.3.Tiếp tục xây dựng Chế độ dân chủ nhân dân theo đường lối 80

3.3.1.Bối cảnh quốc tế và trong nước…………………………………… 80

3.3.2.Về đường lối đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào… 84

3.3.3.Nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của chế độ dân chủ

Nhân dân theo đường lối đổi mới…………………………… 87

3.4. Thực trạng xây dựng chế độ Dân chủ nhân dân ở Lào trong

những năm qua ……………............................................ 92

3.4.1: Về kinh tế :thành tựu và hạn chế………………………… 92

3.4.2: Về chính trị : thành tựu và hạn chế………………… 98

3.4.3: Về văn hóa – xã hội :thành tựu và hạn chế……………… 105

3.4.4: Về hoạ tđộng đối ngoại :thành tựu và hạn chế………… 110

3.4.5: Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế ……………… 112

3.4.6. Một số vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm chủ yếu…… 113

Chương 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỀ TIẾP TỤC

PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở LÀO

4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế……………………………… 120

4.2. Nhóm giải pháp về chính trị…………………………… 120

4.3. Nhóm giải pháp về xã hội……………………………… 128

4.4. Nhóm giải pháp về văn hóa………………………… 129

4.5. Nhóm giải pháp về phát triển con người………………. 133

6. Nhóm giải pháp về an ninh, quốc phòng và đối ngoại………… 138

PHẦN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN………………… 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………… 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………… 149

1

MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết củađề tài luận án

Sau chiến tranh thế giới thứ II, dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng

sản, nhiều nước ở Đông Âu và một số nước ở Đông Á, sau khi cách mạng

giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các

nước này đã đi theo con đường xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền

đề tiến lên chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn đó, vấn đề lý luận và thực tiễn về

chế độ dân chủ nhân dân được bàn nhiều ở các nước nói trên, nhất là ở

Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Lào, trên tinh thần đổi mới, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã

đưa đất nước đi vào con đường xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân

dân. Đến nay đã gần 30 năm nước Lào xây dựng chế độ dân chủ nhân dân

theo đường lối đổi mới và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất

cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và

đối ngoại. Đồng thời cũng biểu hiện những khó khăn, vướng mắc và hạn

chế nhất định. Yêu cầu đặt ra là phải chú trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết

thực tiễn về xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào để tạo

bước tiến mới trong công cuộc phát triển đất nước.

Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã được Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào khẳng định từ thời kỷ tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

và gọi giai đoạn cách mạng đó là giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân, thực hiện hai nhiệm vụ, là: giải phóng dân tộc và thực hiện dân chủ.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng (1975), do chủ quan nóng vội,

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã sớm lãnh đạo cả nước đi vào trực tiếp

tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua 10 năm thực hiện đã

làm cho đất nước vấp phải những khó khăn trở ngại. Từ thực tiễn đó, Đại

hội IV (1986) của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới. Trên tinh thần đổi mới,

nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IV (tháng 2 - 1989) đã sớm thay đổi

chủ trương trên và đến Hội nghị Trung ương 7 khóa IV (tháng 2 - 1989) xác

định: Cách mạng Lào trong giai đoạn mới là giai đoạn tiếp tục xây dựng và

2

phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Đại hội V (1991) của Đảngtuyên bố:

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế

độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Điều

đó có nghĩa là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xuất phát từ đặc điểm thực

tế của đất nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ, xác định bước tiến trên con

đường phát triển đất nước phù hợp với trình độ của nhân dân, phủ hợp với

đặc điểm, tình hình và trình độ phát triển của đất nước.

Có thể nói, trong những năm qua, công cuộc xây dựng và phát triển

chế độ dân chủ nhân dân của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã đạt được

những thành tựu quan trọng trên mọi phương diện của đời sống xã hội, cả

kinh tế và chính trị lẫn văn hoá, xã hội. Sau kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (2001

- 2005) đến nay, năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã

tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực, phát huy

được thế mạnh của từng ngành, từng vùng; chất lượng tăng trưởng đã có sự

cải thiện; các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Lào đang thích nghi ngày

càng tốt hơn với thị trường quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường đã bước đầu

hình thành và vận hành có hiệu quả. Những cơ chế, chính sách được thực

hiện trong những năm qua đã đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, thu

hút cao hơn các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đặc biệt là bước đầu cho

phép phát huy tối đa nguồn nội lực để chủ động hướng vào các mục tiêu

đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ

cấu kinh tế. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thế giới đánh giá là nước

có sự ổn định cao về chính trị, là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, những khó khăn và thách thức đối

với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong tiến trình xây dựng xã hội mới là

hết sức to lớn.Cũng như Việt Nam, điểm xuất phát của Lào khi bước vào

thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là rất thấp. Thực tế cho thấy, quy mô

sản xuất của Lào còn nhỏ bé; thu nhập và tiêu dùng của dân cư chưa đủ tạo

sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường; hệ thống tài chính,

tiền tệ còn những yếu kém, bất cập. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa

3

đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá

xa so với các nước trong khu vực. Khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và

khu vực của các doanh nghiệp Lào còn thấp so với yêu cầu. Trình độ dân

trí thấp và trình độ phát triển giữa các tộc người không đồng đều. Chất

lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Hiệu lực quản lý của Nhà nước còn hạn chế... Trong bối cảnh toàn cầu hoá

và xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi

quốc gia dân tộc như hiện nay, những khó khăn đó của Lào càng lớn hơn

bao giờ hết cả về quy mô lẫn tính chất.

Để bảo đảm thành công trong công cuộc xây dựng và phát triển chế

độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, như

trên đã nói, vấn đề đặt ra là phải chú trọng nghiên cứu lý luận tổng kết thực

tiễn để làm sáng tỏ cả trên phương diện nhận thức lý luận lẫn phương diện

thực tiễn cũng như cần được quán triệt và thấm sâu vào nhận thức, hành

động của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong những vấn đề

như là: Tại sao Lào phải đặt ra vấn đề xây dựng và phát triển chế độ dân

chủ nhân dân? Bản chất của chế độ dân chủ nhân dân là gì? Nội dung cốt

lõi của nó trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội như thế

nào? Các nước như Trung Quốc và Việt Nam đã có những bài học kinh

nghiệm gì về xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong chặng đường đầu

tiên khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Xây dựng và phát

triển chế độ dân chủ nhân dân trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu

hoá và hội nhập quốc tế hiện nay như thế nào?... Đó là một loạt vấn đề lý

luận và thực tiễn cấp bách đòi hỏi phải được giải quyết nhằm tạo cơ sở

khoa học cho tiến trình phát triển đất nước Lào trong thời gian tới. Trên

thực tế, vấn đề lý luận và thực tiễn về chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hãy

còn ít có công trình, đề tài nghiên cứu, cho nên cần phải tiếp tục nghiên cứu

sâu hơn nữa. Trên tinh thần đó, luận án tiến sĩ với đề tài “Vấn đề xây dựng

chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay” nhằm góp phần nghiên cứu lý

luận, tổng kết thực tiễn và cung cấp những luận cứ khoa học cho việc tiếp

4

tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề từng bước

tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Lào hiện nay.

II. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luậncủa luận án là những quan điểm của C.Mác,

Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là quan điểm đi lên chủ nghĩa xã hội

của những nước tiểu nông kém phát triển như là nước Lào; quan điểm của

KaySỏn Pômvihản và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về chế độ dân chủ

nhân dân ở Lào và con đường xây dựng chế độ đó.

Cơ sở thực tiễn của luận án là kinh nghiệm của Việt Nam và Trung

Quốc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và thực trạng xây dựng chế

độ dân chủ nhân dân Lào từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân

tích - tổng hợp; Phương pháp lôgíc - lịch sử;phương pháp so sánh; phương

pháp đi từ lý luận đến thực tiễn và các phương pháp điều tra thực tế.

III. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là trên cơ sở làm rõ những tiền đề lý luận và thực

tiễn cho việc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân Lào, luân án tập

trung nhiên cứu quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở

Lào và một số giải pháp để tiếp tục phát triển chế độ đó.

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ chủ yếu sâu đây:

Thứ nhất, tập trung làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễn của việc

xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào.

Thứ hai, nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển chế độ dân chủ

nhân dân ở Lào.

Thứ ba, trình bày một số giải pháp để tiếp tục phát triển chế độ dân chủ

nhân dân ở Lào hiện nay.

5

Đối tượng nghiên cứu,nghiên cứu tiền đề lý luận và thực tiễn của việc

xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào; quá trình xây dựng chế độ dân chủ

nhân dân Lào và một số giải pháp chủ yếu để phát triển chế độ đó.

Phạm vi nghiên cứu,giai đoạn đầu từ 1965 – 1975 (giai đoạn xây dựng

vùng giải phóng quy mô quốc gia) và giai đoạn từ đổi mới đến nay (từ 1986

đến nay).

6

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

I. Tình hình nghiên cứu ở Lào

Những năm qua, vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã được

một số nước xã hội chủ nghĩa, như Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đề cập nhiều. Tại Lào, các Hội nghị Trung

ương 5, 7, 10 khoá IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã bàn về chế

độ dân chủ nhân dân.

Hội nghị Trung ương 5 khóa IV (tháng 1 - 1988) của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào đã tập trung bàn về chính sách cơ cấu kinh tế. Hội nghị phân

tích sâu sắc thực trạng kinh tế của Lào, đó là kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên,

tự cung tự cấp. Để chuyển kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hóa, cần

phải có cơ cấu kinh tế phù hợp. Hội nghị khẳng định: cơ cấu nền kinh tế phù

hợp với nền kinh tế của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là một cơ cấu kết hợp

giữa nông - lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, trong đó lấy

nông - lâm nghiệp làm cơ sở; là nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế Nhà nước,

kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế liên doanh với nước

ngoài và kinh tế cổ phần... tất cả các thành phần kinh tế này đều bình đẳng trước

pháp luật.

Từ cơ cấu kinh tế nói trên, nếu xét trên phương diện của học thuyết về

hình thái kinh tế - xã hội, thì rõ ràng nó sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu xã

hội và chính sách xã hội. Trên cơ sở đó, việc xây dựng và phát triển chế độ

dân chủ nhân dân là một tất yếu và nó phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành

phần, nhiều hình thức sở hữu và kinh doanh; phù hợp với trình độ phát triển

của kinh tế - xã hội của Lào trong giai đoạn hiện nay.

Hội nghị Trung ương 7 khoá IV (tháng 2 - 1989) của Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào xác định: Cách mạng Lào trong giai đoạn mới là giai đoạn

tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân. Hội nghị đã giải

thích rõ lý do tại sao phải chuyển từ trực tiếp xây dựng và cải tạo xã hội chủ

nghĩa sang tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân như sau:

7

Thứ nhất, xuất phát điểm đi lên của đất nước Lào quá thấp, chưa có

tiền đề để trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, do trước đây nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi

lên chủ nghĩa xã hội chưa đúng, nên đã vội vàng tiến hành cải tạo xã hội chủ

nghĩa theo khuôn mẫu cũ, như xóa bỏ sở hữu tư nhân, xóa bỏ chợ, thực hiện

chế độ quản lý theo kiểu tập trung, quan liêu và độc quyền. Bây giờ phải đổi

mới về quan điểm và khẳng định tiến lên chủ nghĩa xã hội từng bước từ chỗ

xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

Thứ ba, trong thời kỳ tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân

chỉ mới hoàn thành cơ bản về nhiệm vụ giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ dân

chủ thì chưa làm được bao nhiêu; do đó, cần phải tiếp tục tiến hành nhiệm vụ

đó khi chuyển sang giai đoạn cách mạng mới.

Hội nghị lần này đã bàn sâu về nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân

chủ nhân dân ở Lào. Về nội dung kinh tế, Hội nghị cho rằng, cơ sở kinh tế

dưới chế độ dân chủ nhân dân là kinh tế nhiều thành phần, bao gồm: kinh tế

cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cổ phần, kinh tế nhà

nước, kinh tế gia đình của các cán bộ, công nhân và các xã viên, kinh tế liên

doanh với nước ngoài. Các thành phần kinh tế đó liên kết, liên doanh với nhau

trở thành hệ thống kinh tế xã hội với cơ cấu nhiều hình nhiều vẻ, trong đó

kinh tế nhà nước làm nòng cốt, xuyên suốt mọi lĩnh vực với nhiều hình thức,

nhiều mức độ khác nhau.

Hội nghị Trung ương 10 khóa IV (tháng 1 - 1991) đã tiếp tục đi sâu

phân tích nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào được

đưa ra ở Hội nghị Trung ương 7. Những luận điểm quan trọng đáng chú ý ở

đây là:

Thứ nhất, về kinh tế, khẳng định kinh tế nhiều thành phần; hình thành

kinh tế thị trường và từng bước phát triển. Từng bước chuyển kinh tế tự nhiên

thành kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra thị trường thống nhất, thông suốt trong

cả nước gắn với thị trường quốc tế và khu vực. Do điểm xuất phát quá thấp,

nên con đường tiến tới sản xuất hàng hóa hiện đại ở Lào là tương đối lâu dài,

8

phải trải qua nhiều bước từ thấp lên cao. Tiếp tục xóa bỏ cơ chế quản lý tập

trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý theo cơ chế quan hệ hàng

hóa, tiền tệ, có sự điều tiết của Nhà nước.

Thứ hai, về chính trị, là chế độ mà nhân dân các bộ tộc Lào là người

chủ thực sự, lấy công nhân, nông dân và trí thức làm cơ sở xã hội dưới sự lãnh

đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Xây dựng Nhà nước dân chủ nhân

dân, phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng để tạo ra

khối đại đoàn kết thống nhất của nhân dân các bộ tộc nhằm đạt mục tiêu xây

dựng nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thịnh vượng, tạo tiền đề về kinh

tế - xã hội để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong tương lai.

Thứ ba, về văn hóa - xã hội, là đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp

nhân dân, tôn giáo và các bộ tộc trong Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc. Thực

hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết giữa các bộ tộc. Kế thừa và phát triển

di sản văn hóa dân tộc và của các bộ tộc, xóa bỏ tập quán lạc hậu, tiếp thu tinh

hoa văn minh của nhân loại một cách có chọn lọc. Quan tâm đến phúc lợi xã

hội và thực hiện công bằng xã hội.

Những luận điểm quan trọng về nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa - xã

hội của chế độ dân chủ nhân dân mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đưa ra ở

Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 10 khóa IV là xuất phát từ

phân tích, đánh giá hiện thực, khách quan; từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã

hội cụ thể của Lào, là kết quả của sự vận dụng phương pháp duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử trong xem xét, đánh giá các vấn đề thực tế của Lào.

Những luận điểm đó phản ánh thực tế trình độ phát triển của đất nước Lào lúc

bấy giờ và nó đã trở thành cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chủ trương,

chính sách tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền

đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Trên cơ sở những luận điểm mà Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị

Trung ương 10 khóa IV đưa ra, đến Đại hội V (1991), Đảng Nhân dân Cách

mạng Lào chính thức khẳng định đường lối tiếp tục xây dựng và phát triển chế

độ dân chủ nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng V chỉ rõ: Xuất phát từ tình

9

hình thực tế của đất nước, từ thực tiễn xây dựng chế độ mới ở nước ta và từ

kinh nghiệm của các nước, Đảng ta xác định Hiện nay chúng ta đang trong

giai đoạn tiếp tục xây dựng và phát triển chế dộ dân chủ nhân dân, tạo tiền

đề từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Có thể nói được rằng, việc Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chuyển từ

trực tiếp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội sang tiếp tục xây dựng và phát

triển chế độ dân chủ nhân dân là một sự lựa chọn con đường phát triển đất

nước đúng đắn, là một sự cải biến mang tính cách mạng và khoa học.

Những quan niệm và luận điểm về chế độ dân chủ nhân dân được đề ra ở

các Nghị quyết của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào kể từ Hội nghị Trung

ương 5 khóa IV cho đến Đại hội V (1991), là kết quả của sự nghiên cứu tìm

tòi của Chủ tịch KaySỏn Phômvihản và tập thể Trung ương Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào. Trong những năm đó, Chủ tịch KaySon Phômvihan đã tập

trung nghiên cứu cả phương diện lý luận lẫn phương diện thực tiễn, kết hợp

với nghiên cứu, tổng kết đặc điểm và tình hình thực tế trong nước và tham

khảo, học tập kinh nghiệm của các nước bạn một cách có chọn lọc, đề tìm ra

con đường phát triển đất nước phù hợp với thực tế.

Những tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch KaySỏn Phômvihản về chế độ dân

chủ nhân dân được thể hiện tập trung ở hai tác phẩm tuyền tập của người (tập

3 và tâp 4).

Trong tập 3, tập trung phân tích về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ.

Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nêu rõ: chính sách cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu

xã hội và chính sách xã hội; và nó quyết định cơ chế quản lý kinh tế. Nếu

không có chính sách cơ cấu kinh tế phủ hợp, thì không thể thiết lập được các

mối quan hệ xã hội và sự đoàn kết đồng thuận trong nhân dân, và cũng không

thể chuyền cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, sang cơ chế tự chủ

trong sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nội dung cơ bản của chính

sách cơ cấu kinh tế, là chuyền cơ cấu kinh tế tự nhiên sang kinh tế sản xuất

hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng cơ cấu kinh tế nông –

lâm nghiêp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó lấy nông – lâm nghiêp làm cơ

10

sở; Phát triển các thành phần kinh tế và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Đây là tư tưởng chỉ đạo rất thiết tực, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là sự

vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới của VI Lênin vào điều kiện cụ thể

của Lào. Trong tập 3 còn đề cập đến nội dung kinh tế - xã hội của chế độ dân

chủ nhân dân Lào. Trong đó, về kinh tế Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nhẫn

mạnh: quan điểm cơ bản của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng

nền kinh tế, là tiếp tục cải cách cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý để

hình thành kinh tế thị trường và từng bước phát triển, bảo đảm cho chế độ xã

hội – chính trị dân chủ nhân dân phát triển trên cơ sở một nền kinh tế phủ

hợp. Về xã hội Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nhẫn mạnh: vấn đề xã hội là vấn

đề gắn trực tiếp với lợi ích của con người. Đối với chúng ta, việc giải quyết

những vấn đề xã hội càng có ý nghĩa quan trọng, vì nó thuộc về bản chất của

chế độ dân chủ nhân dân: tất cả đều vì con người, vì sự ấm no hạnh phúc của

con người.Chủ tịch KaySỏn Phômvihản nói rõ thêm về vấn đề chính sách xã

hội rằng: 1) sự phát triển kinh tế phải phục vụ giải quyết các vấn đề xã hội,

trước hết phải nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản của nhân dân, như: ăn ở, mặc, đi

lại, học tập, chữa bệnh, nâng cao đời sống văn hóa, giải quyết việc làm....; 2)

mục tiêu của chế độ dân chủ nhân dân là vì sự ấm no hạnh phúc của con

người, nhưng sự ấm no hạnh phúc đó không phải chở đợi người khác mang

cho, mà mối người phải tự phấn đấu vươn lên. Trên cơ sở quan điểm đó, để

giải quyết tốt vấn đề xã hội phải thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và

nhân dân cùng làm”: 3) ở nước Lào hiện nây có nhiều vấn đề xã hội phải

giải quyết, nhưng do khả năng có hạn, nên phải lựa chọn ưu tiên giải quyết

những vấn đề cấp bách, trong đó trước hết phải ưu tiên phát triển giáo dục,

nâng cao dân trí; 4) thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo; 5) thực

hiện công bằng xã hội.

Trong tập 4, đi sâu phân tích, lý giải những vấn đề cần nắm vững và

phải tập trung giải quyết trong phát triển chế độ dân chủ nhân dân, như:

Cần nắm vững đặc điểm của đất nước trong giai đoạn đầu xây dựng và phát

triển chế độ dân chủ nhân dân; vấn đề tăng cường hiệu lực của Nhà nước

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!