Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề xã hội hoá giáo dục đại học trong dự thảo luật giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
321.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1303

Vấn đề xã hội hoá giáo dục đại học trong dự thảo luật giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

t¹p chÝ luËt häc sè 10/2011 15

PGS.TS. NguyÔn V¨n §éng *

1. Quan niệm về xã hội hoá giáo dục ở

nước ta

Xã hội hoá giáo dục là chủ trương, chính

sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là

trong bối cảnh hiện nay, khi sự nghiệp giáo

dục nước ta đang trên đà phát triển mạnh cả

về quy mô, mạng lưới, các loại hình trường

lẫn các hình thức giáo dục, còn Nhà nước,

dù đã cố gắng nhiều nhưng vẫn không thể

một mình xoay sở được cho nên rất cần sự

hỗ trợ của toàn xã hội về nhân, tài, vật, lực

để phát triển giáo dục. Từ góc độ chung, xã

hội hoá giáo dục là chính sách huy động mọi

nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp phát

triển giáo dục nhằm xây dựng thành công xã

hội học tập ở nước ta. Từ nhiều năm nay,

vấn đề xã hội hoá giáo dục đã được đề cập

trong các văn kiện của Đảng và một số văn

bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Báo

cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương

Đảng (khoá X) tại Đại hội XI của Đảng yêu

cầu phải: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã

hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương

diện: động viên các nguồn lực trong xã hội;

phát huy vai trò giám sát của cộng đồng;

khuyến khích các hoạt động khuyến học,

khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều

kiện để người dân được học tập suốt đời.

Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong

giáo dục, đào tạo".

(1) Như vậy, theo quan

điểm của Đảng ta, xã hội hoá giáo dục có 6

nội dung cơ bản cần được pháp luật hoá: 1)

Huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội

để phát triển giáo dục; 2) Sự giám sát của xã

hội đối với hoạt động giáo dục; 3) Hoạt động

của cả xã hội nhằm khuyến học, khuyến tài;

4) Xây dựng xã hội học tập; 5) Tạo điều kiện

để người dân học tập suốt đời; 6) Hợp tác

quốc tế về giáo dục. Chính phủ đã ra Nghị

quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 về phương

hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt

động giáo dục, y tế, văn hoá; Nghị định số

73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính

sách khuyến khích xã hội hoá đối với các

hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn

hoá, thể thao. Đặc biệt, Luật giáo dục năm

2005 quy định phải gắn giáo dục với xã hội

hoá giáo dục (Điều 9) và dành một điều

riêng - Điều 12, quy định khái quát nội dung

cơ bản của vấn đề xã hội hoá sự nghiệp giáo

dục ở nước ta hiện nay. Theo đó, việc phát

triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập

được xác định là sự nghiệp của cả Nhà nước

và toàn dân theo phương châm "Nhà nước và

nhân dân cùng làm"; Nhà nước phải luôn

luôn giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát

triển giáo dục đồng thời cần khuyến khích,

huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá

nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục,

* Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!