Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề sử dụng tác phẩm báo in cho báo mạng điện tử (khảo sát báo đà nẵng và báo công an thành phố đà nẵng)
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Vấn đề sử dụng tác phẩm báo in cho báo mạng điện tử (khảo sát báo đà nẵng và báo công an thành phố đà nẵng)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÁC PHẨM BÁO IN

CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

(KHẢO SÁT BÁO ĐÀ NẴNG VÀ BÁO CÔNG AN THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Giảng viên hướng dẫn

Ths. Phạm Thị Hương

Sinh viên thực hiện

Giang Thị Minh Trung

(Khóa 2011-2015)

ĐÀ NẴNG, THÁNG 5, NĂM 2015

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ

giáo viên hướng dẫn là Th.S Phạm Thị Hương. Những nội dung và kết quả nghiên

cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công

trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu cùng với các nhận xét, đánh giá của

các cá nhân, tổ chức khác dùng để phục vụ cho đề tài được thể hiện trong phần tài

liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kì điểm không trung thực nào tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Giang Thị Minh Trung

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Cô

Phạm Thị Hương, người đã tận tụy hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu

thực hiện đề tài khóa luận.

Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, Trường

Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tập

tại trường. Vốn kiến thức thầy cô truyền thụ không chỉ là nền tảng cho em thực hiện

đề tài khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em có thể tự tin ra xã hội.

Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em

mong quý thầy cô đóng góp và cho ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn thiện

hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Giang Thị Minh Trung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CATP Đà Nẵng: Công an thành phố Đà Nẵng

2. CAĐN điện tử: Công an Đà Nẵng điện tử

3. NXB: Nhà xuất bản

4. BI: báo in

5. BMĐT: báo mạng điện tử

6. Web: Website

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ảnh 1.1 Maket trang bìa báo CATP Đà Nẵng

Ảnh 1.2 Trang chủ báo Đà Nẵng điện tử

Ảnh 2.1 Sa pô không ăn khớp với nội dung tít

Ảnh 2.2 Chú thích không phù hợp với ảnh

Ảnh 2.3 Chú thích không phù hợp với ảnh

Ảnh 2.4 Ảnh không phù hợp với nội dung bài báo

Ảnh 2.5 Ảnh chưa phù hợp với nội dung bài báo

Ảnh 2.6 Ảnh không có chú thích

Ảnh 2.7 Ảnh không có chú thích

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát việc sử dụng tin/ bài của BI cho BMĐT của báo Đà

Nẵng và CATP Đà Nẵng trong vòng 3 tháng

Bảng 2.2: Số lượng tít mắc lỗi của báo Đà Nẵng điện tử và CAĐN điện tử trong

vòng 3 tháng

Bảng 2.3: Số lượng sa pô mắc lỗi của báo Đà Nẵng điện tử và CAĐN điện tử

trong vòng 3 tháng

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ tin/ bài không được biên tập lại trên báo Đà Nẵng điện tử

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ tin/ bài không được biên tập lại trên báo CAĐN điện tử

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................5

4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................5

5. Kết cấu ................................................................................................................5

NỘI DUNG ............................................................................................................6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH BÁO IN VÀ

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ .........................................................................................6

1.1. Lý luận chung về loại hình báo in..................................................................6

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kênh truyền ................................................................6

1.1.1.1 Khái niệm....................................................................................................6

1.1.1.2 Đặc điểm kênh truyền ..................................................................................6

1.1.2 Đặc điểm thông tin và tiếp nhận thông tin.......................................................6

1.1.3 Tính thời sự và tính định kỳ ............................................................................7

1.1.4 Đặc điểm tổ chức, trình bày trang mục............................................................8

1.1.5 Đặc điểm ngôn ngữ.........................................................................................9

1.2. Lý luận chung về loại hình báo mạng điện tử .............................................10

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm kênh ........................................................................10

1.2.1.1 Khái niệm..................................................................................................10

1.2.1.2 Đặc điểm kênh truyền ................................................................................10

1.2.2 Đặc điểm thông tin và tiếp nhận thông tin.....................................................10

1.2.3 Tính thời sự và cập nhật phi định kỳ .............................................................11

1.2.4 Đặc trưng trình bày.......................................................................................12

1.2.5 Tính đa phương tiện......................................................................................13

1.2.6 Đặc điểm ngôn ngữ.......................................................................................14

1.2.7 Tính tương tác ..............................................................................................15

1.3. Những khác biệt cơ bản trong tiếp nhận thông tin giữa báo in và báo mạng

điện tử ..................................................................................................................16

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÁC PHẨM BÁO IN

CHO BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ CỦA BÁO ĐÀ NẴNG VÀ BÁO CÔNG AN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG....................................................................................19

2.1. Việc sử dụng tít của tác phẩm báo in cho báo mạng điện tử ......................20

2.2. Việc sử dụng sa pô của tác phẩm báo in cho cho báo mạng điện tử...........32

2.3. Việc sử dụng kết cấu chính văn của tác phẩm báo in cho báo mạng điện tử....44

2.4. Việc sử dụng ảnh và chú thích ảnh của tác phẩm báo in cho báo mạng điện tử...50

CHƯƠNG 3: VÀI KINH NGHIỆM VÀ KỸ THUẬT BIÊN TẬP TÁC PHẨM

TỪ BÁO IN SANG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ ......................................................57

3.1. Thực tiễn và kinh nghiệm biên tập báo mạng điện tử của báo Đà Nẵng và

báo CATP Đà Nẵng .............................................................................................57

3.1.1. Thực tiễn và kinh nghiệm biên tập báo mạng điện tử của báo Đà Nẵng.......57

3.1.2. Thực tiễn và kinh nghiệm biên tập báo mạng điện tử của báo CATP Đà Nẵng......59

3.1.3. Điểm chung trong việc biên tập tác phẩm cho báo mạng điện tử của hai tờ báo .......61

3.2. Đề xuất vài kỹ thuật biên tập tác phẩm từ báo in sang báo mạng điện tử.62

3.2.1. Kỹ thuật chuyển tít.......................................................................................62

3.2.2. Kĩ thuật chuyển sa pô...................................................................................65

3.2.3. Kỹ thuật chuyển phần kết cấu chính văn ......................................................67

3.2.3.1 Kỹ thuật chuyển kết cấu.............................................................................67

3.2.3.2 Kỹ thuật chuyển phần nội dung chính văn.................................................69

3.2.4. Kỹ thuật sử dụng ảnh và chú thích ảnh.........................................................73

3.2.4.1 Kỹ thuật sử dụng ảnh cho báo mạng điện tử...............................................73

3.2.4.2 Kỹ thuật viết chú thích cho ảnh của báo mạng điện tử................................76

PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................81

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Xã hội ngày càng văn minh, khoa học công nghệ phát triển, nhu cầu về thông

tin của con người cũng ngày càng cao hơn. Bên cạnh những thông tin chính xác,

công chúng còn cần những thông tin nhanh, mới, nóng, cập nhật tại mọi thời điểm.

Số lượng người thường xuyên truy cập internet để làm việc và tìm kiếm thông tin

ngày càng nhiều và tăng theo từng năm. Điều này buộc các tờ BI bên cạnh kênh

thông tin truyền thống phải xây dựng thêm kênh thông tin mới đó là BMĐT.

BMĐT Việt Nam có tuổi đời rất trẻ, xuất hiện từ năm 1997 với cách thức hoạt

động ban đầu là đăng tải toàn bộ các tác phẩm BI lên các trang báo mạng [9]. So với

các phương tiện truyền thông đại chúng khác BMĐT có nhiều ưu thế hơn về khả

năng đa phương tiện; tính thời sự; tính tương tác cao; cập nhật thông tin nhanh, đáp

ứng được mong muốn tiếp nhận thông tin tối đa trong khoảng thời gian tối thiểu của

công chúng báo chí hiện đại.

Từ những ưu điểm của mình BMĐT đã nhanh chóng hòa nhập và phát triển

mạnh mẽ trong cuộc chạy đua với các loại hình báo chí truyền thông khác. Theo

thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cuối năm 2013, nước ta có 70 BMĐT,

19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí

[11].

Tính từ thời điểm ra đời cho đến nay, BMĐT đã tồn tại một thời gian khá dài

nhưng lại chưa có nhiều sự biến chuyển trong cách thức hoạt động, đặc biệt là trong

khâu biên tập các tác phẩm BI cho BMĐT. Đa số các tờ BI đều có trang BMĐT

riêng và đã lôi kéo được một lượng độc giả nhất định cho mình, tuy nhiên số lượng

BMĐT là một “phiên bản” của BI lại chiếm đa số, trừ một số tờ đã hoàn toàn độc

lập như một tờ báo mạng, còn lại đa số vẫn phải gắn với tờ báo mẹ và nguồn tin/ bài

vẫn được lấy từ BI.

Có nhiều tác phẩm báo chí lấy từ BI để sử dụng cho BMĐT được biên tập lại

một cách chưa hợp lý, thậm chí có nhiều tin/ bài được sử dùng lại mà không qua

công tác biên tập. Việc sao chép như thế này được tiến hành với toàn bộ bài BI từ

2

tít, sa pô, chính văn, kết cấu, ảnh,… khiến cho người đọc BMĐT có suy nghĩ cho

đến thời điểm hiện tại BMĐT vẫn chỉ là một phiên bản khác của BI.

Trên thực tế BMĐT có những đặc điểm và đòi hỏi hoàn toàn khác so với BI

do những đặc tính riêng biệt của nó, từ cấu trúc tin/ bài, cách lấy tít, các đề mục

nhỏ, cách sử dụng hình ảnh âm thanh, cho đến cách đưa lên mạng cùng những thủ

thuật khác để thu hút độc giả .Từ đó có thể thấy việc sử dụng nguyên bài BI cho

BMĐT sẽ là không phù hợp và chưa mang lại hiệu quả cao nhất trong việc truyền

tải thông tin đến công chúng.

Nhắc đến báo chí tại khu vực miền Trung nói chung và thành phố Đà Nẵng

nói riêng thì không thể không nhắc đến hai tờ BI đó là báo Đà Nẵng và báo CATP

Đà Nẵng. Hai tờ báo này cũng có phiên bản điện tử đó là báo Đà Nẵng điện tử

(2008) và báo Công an Đà Nẵng điện tử (2007). Với lượng phát hành hơn 11.000

tờ/ số của báo Đà Nẵng [15] và khoảng 12.000 tờ/ số của báo CATP Đà Nẵng [16].

Hai tờ báo này đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền kịp thời chủ trương,

đường lối của Đảng, thông tin định hướng xã hội; được đông đảo bạn đọc ghi nhận

và đánh giá cao. Tuy nhiên, việc chuyển thể thông tin trên hai tờ báo này sang phiên

bản điện tử lại còn nhiều điểm chưa hợp lí. Đó là việc sao chép nguyên bản các tin/

bài của BI lên các trang báo mạng. Điều này làm cho công chúng không cảm thấy

thích thú trang BMĐT hơn so với tờ BI. Đối với tờ BMĐT, công chúng muốn được

đáp ứng nhiều hơn không chỉ đơn thuần là tin/ bài và ảnh mà còn cả âm thanh, sự

tương tác,….

Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề sử dụng tác phẩm

báo in cho báo mạng điện tử (khảo sát báo Đà Nẵng và báo Công an thành phố

Đà Nẵng)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành cử nhân báo chí của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Song song với thực tiễn phát triển sôi động của ngành báo chí truyền thông,

những năm qua, hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này cũng rất được coi trọng.

Những phương diện khác nhau của các loại hình báo chí, trong đó BI và BMĐT

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!