Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề pháp lí về quan hệ hợp đồng phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
C¸c lo¹i hîp ®ång th−¬ng m¹i
24 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2008
TS. NguyÔn ThÞ V©n Anh *
rong kinh doanh, việc mua bán, tiêu thụ
hàng hoá, dịch vụ là khâu quan trọng
ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của thương
nhân. Khi quy mô kinh doanh đạt tới mức độ
nhất định, các thương nhân khó có thể tự
mình quan hệ với tất cả các khách hàng, vì
vậy, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, họ cần
phải có sự trợ giúp của các nhà trung gian
chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, hoạt động
thương mại qua thương nhân trung gian
thực sự phát triển trong vài năm gần đây.
Dưới giác độ pháp lí, khái niệm hoạt
động trung gian thương mại được định
nghĩa trong Luật thương mại được Quốc hội
thông qua ngày 14/6/2005.(1) Khoản 11 Điều
3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Các
hoạt động trung gian thương mại là hoạt
động của thương nhân để thực hiện các giao
dịch thương mại cho một hoặc một số
thương nhân được xác định, bao gồm các
hoạt động đại diện cho thương nhân, môi
giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá
và đại lí thương mại”. Theo khái niệm này,
hoạt động trung gian thương mại là loại hoạt
động cung ứng dịch vụ thương mại trong đó
bên thuê dịch vụ - bên giao đại diện, bên
được môi giới, bên uỷ thác, bên giao đại lí sẽ
trao cho bên trung gian - bên đại diện, bên
môi giới, bên nhận uỷ thác, bên đại lí quyền
tham gia thiết lập, thực hiện các giao dịch
thương mại. Do đó, hoạt động trung gian
thương mại chỉ phát sinh khi bên có nhu cầu
sử dụng dịch vụ của người trung gian và bên
cung ứng dịch vụ trung gian thiết lập được
quan hệ hợp đồng với nhau.
Mặt khác, hoạt động trung gian thương
mại sẽ không thể thực hiện được nếu chỉ tồn
tại quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên
trung gian. Để thực hiện hoạt động này, bên
trung gian phải tham gia giao dịch với bên
thứ ba để hoàn thành yêu cầu mà bên thuê
dịch vụ giao cho. Quan hệ giữa bên thứ ba
với bên thuê dịch vụ hoặc bên trung gian
thực hiện dịch vụ cũng được phát sinh trên
cơ sở hợp đồng. Tuỳ thuộc vào đối tượng
của hợp đồng giao kết với bên thứ ba mà các
hợp đồng đó có thể là hợp đồng mua bán
hàng hoá hoặc hợp đồng dịch vụ.
Tuy nhiên, bài viết tập trung nghiên cứu
quan hệ hợp đồng phát sinh giữa bên thuê
dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ.
Đó là các loại: hợp đồng đại diện cho
thương nhân; hợp đồng môi giới thương
mại; hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá;
hợp đồng đại lí.
Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành điều
T
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội