Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn    chi nhánh thanh trì
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
298.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
910

Vấn đề huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thanh trì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Báo cáo thực tập giữa khóa 2011

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng

Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng

định mình là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế. Bằng lượng vốn huy động

được trong xã hội thông qua nghiệp vụ huy động vốn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn đã cung cấp một lượng vốn lớn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng các

nhu cầu vốn một cách nhanh chóng, kịp thời cho quá trình tái sản xuất. Nhờ đó mà hoạt

động sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế được diễn ra một cách

thuận lợi. Do vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đồng thời

đáp ứng cho sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống

Ngân hàng thì việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc chắn sẽ được đặt

lên hàng đầu đối với các tổ chức tài chính, các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân

hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường,

cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian kiến tập, tìm hiểu tình hình thực

tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thanh Trì, em đã

mạnh dạn chọn đề tài “Vấn đề huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn - chi nhánh Thanh Trì” làm báo cáo thực tập giữa khóa cho mình.

Ngoài lời mở đầu, kết luận, kết cấu của bài báo cáo gồm ba phần như sau:

Chương I: Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của

ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển

nông thôn - chi nhánh Thanh Trì.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng huy động

vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Thanh Trì

Để hoàn thành bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của

tập thể cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ và các phòng ban có liên quan tại Ngân hàng

1

Báo cáo thực tập giữa khóa 2011

Nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Thanh Trì, đặc biệt em xin cảm ơn ThS

Nguyễn Ngọc Lan đã dành thời gian hướng dẫn em trong quá trình viết báo cáo. Do thời

gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế không nhiều, bài viết của em còn những thiếu

sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

2

Báo cáo thực tập giữa khóa 2011

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG

VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. Tìm hiểu chung về Ngân hàng thương mại

1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại Ngân hàng trung gian, ở mỗi nước có một cách

định nghĩa riêng về Ngân hàng thương mại.

Luật Ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Những nhà băng thiết yếu

gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa

ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra

bảo hiểm...”. Ở Pháp, năm 1941 các nhà kinh tế cho rằng: “Ngân hàng là những xí

nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký

thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng

khoán tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như ở Ấn Độ, luật Ngân hàng năm 1950 và

được bổ sung năm 1959 đã nêu: "Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho

vay, tài trợ, đầu tư"

Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật tổ chức tín dụng (số 07/1997/QHX) được Quốc

hội thông qua tháng 12 năm 1997 có nêu: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức

tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Trong đó “Hoạt

động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung

thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch

vụ thanh toán”.

Mỗi khái niệm có sự khác nhau nhưng đều khẳng định rằng Ngân hàng là một

doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nhiệm vụ thường

xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng và cam kết hoàn trả lại đúng số tiền đó

cộng thêm một khoản tiền lãi, sử dụng số tiền này cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh

toán cùng một số nghiệp vụ khác.

3

Báo cáo thực tập giữa khóa 2011

Hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội,

chính trị, tâm lý…, đồng thời đến lượt mình, Ngân hàng có khả năng tác động trở lại

những yếu tố này. Không thể phủ nhận rằng, nền kinh tế của một nước chỉ phát triển ổn

định và bền vững khi có chính sách tài chính - tiền tệ đúng đắn và hệ thống Ngân hàng

hoạt động đủ mạnh, có khả năng thu hút tập trung các nguồn vốn và phân bổ hợp lý

nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất kinh doanh.

2. Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế

Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng, hiện nay hệ

thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm hai cấp: Ngân hàng thương mại và Ngân hàng

Trung ương, Ngân hàng thương mại ra đời với tính chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào

nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các dịch vụ khác của ngân hàng, ngày càng thể hiện

rõ vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế. Với chức năng của mình, Ngân hàng

thương mại giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiện qua các nội dung sau:

2.1 Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có một lượng

vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Với vai trò cầu

nối, Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ

chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế rồi cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp

ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ

thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp, cá

nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao

động, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm cho xã hội.

2.2 Ngân hàng thương mại hỗ trợ Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh

tế.

Các Ngân hàng thương mại thực hiện đúng chức năng của mình để hướng tới mục

tiêu lợi nhuận cho chính Ngân hàng đồng thời đã góp phần thực hiện các mục tiêu của

chính sách tiền tệ quốc gia như ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tạo việc làm và tăng

trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại ngày càng phát huy được vai trò công cụ đòn bẩy

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!