Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề giáo dục nguồn nhân lực với sự phát triển.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu của mọi quốc
gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết (trong nước và từ
nước ngoài), bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực
công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế (về điều kiện địa
lý, thể chế chính trị, …). Trong các nguồn này thì nguồn nhân lực là quan
trọng , quyết định các nguồn lực khác. Lịch sử phát triển của thế giới
cũng chứng minh rằng, quốc gia nào có chính sách tạo nguồn nhân lực và
biết sử dụng nguồn nhân lực đó thì quốc gia đó phát triển.
Trên thực tế, trong những năm qua và hiện nay mặc dù GD NNL đã
tăng cả về số lượng, chất lượng và sự thay đổi về cơ cấu…Tuy nhiên với
yêu cầu cao của phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đang đặt ra thì
NNL trong GD - ĐT đặc biệt là NNL trong GD còn nhiều bất cập: dân số
đông, có đội ngũ lao động trẻ tuổi khá lớn và luôn được bổ sung, có trình
độ phổ cập về văn hóa vào loại khá trên thế giới, nhưng nguồn nhân lực
đáp ứng cho đòi hỏi của sự phát triển lại không được như mong muốn,
chất lượng GD NNL còn chưa cao so với đòi hỏi của phát triển kinh tế –
xã hội, cơ cấu GD NNL còn thiếu cân đối giữa các bậc học giữa các
vùng/miền; cơ chế, chính sách sử dụng, sắp xếp, bố trí NNL (nhất là sử
dụng nhân tài trong lĩnh vực này) còn chưa phù hợp, chưa thoả đáng, việc
đầu tư cho GD NNL còn thấp, chưa xứng đáng với vai trò và vị thế của
đội ngũ. Chính vì vậy việc GD NNL trong GD – ĐT với sự phát triển
đang đặt ra là hết sức quan trọng, và cần thiết. Nghị quyết đại hội Đảng
lần thứ IX đã định hướng cho GD NNL Việt Nam “Người lao động có trí
tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi
dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa
học- công nghệ và hiện đại’’.
Như vậy, việc GD NNL với sự phát triển phải đặt trong chiến lược
phát triển, kinh tế - xã hội, phải đặt ở vị trí trung tâm, chiến lược của mọi
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược phát triển GD NNL của
nước ta phải đặt trên cơ sở phân tích thế mạnh và những yếu điểm của nó,
để từ đó có chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh ấy, đồng thời
cần có những giải pháp tích cực, hạn chế những mặt yếu kém trong việc
GD NNL với sự phát triển. Có như vậy chúng ta mới có được nguồn nhân
lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trên cơ sở đó,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:”Vấn đề giáo
dục nguồn nhân lực với sự phát triển”
1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của đề tài: Phân tích thực trạng GD NNL trong lĩnh vực
GD-ĐT với sự phát triển, chỉ ra những thành công, hạn chế rút ra cơ hội
và thách thức chủ yếu trong lĩnh vực này, từ đó đưa ra những quan điểm
và một số giải pháp cơ bản nhằm GD NNL trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
- Để hoàn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về GD NNL trong
lĩnh vực GD – ĐT với sự phát triển.
+ Phân tích thực trạng của việc GD NNL với sự phát triển hiện nay trên
thế giới và Việt Nam; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các
nguyên nhân của nó→cơ hội và thách thức.
+ Đưa ra những quan điểm và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
vai trò của GD NNL với sự phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay .
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài : sự phát triển NNL trong lĩnh vực
GD với tư cách là nhân tố quan trọng nhất để phát triển nguồn nhân lực..
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: lĩnh vực GD trong GD-ĐT trên thế
giới và ở nước ta. (Bao gồm: đội ngũ những người làm công tác giảng
dạy, cán bộ quản lý GD. Không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất
lượng).
NỘI DUNG
1.Lí luận:
1.1.Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định
theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động.Nguồn nhân
2