Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội việt nam hiện nay.
PREMIUM
Số trang
81
Kích thước
960.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1778

Vấn đề con người trong triết học nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội việt nam hiện nay.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐAI Ḥ OC Đ ̣ À NẴNG

TRƯỜNG ĐAI Ḥ OC SƯ PH ̣ AṂ

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

========

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC NHO GIÁO

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM

HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Ngọc Ánh

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hằng

Lớp : 09SGC

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

2

***

Sau bốn năm học tập, việc thực hiện khoá luận tốt nghiệp là

khâu quan trọng đặc biệt. Có được kết quả như ngày hôm nay,

ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình từ nhiều phía.

Trước hết tôi xin ghi lại đây lòng tri ân sâu sắc, chân thành

đối với thầy giáo Trần Ngọc Ánh - người đã khuyến khích, động

viên và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.

Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo

trong khoa Giáo Dục Chính Trị, trường Đại học Sư phạm - Đại học

Đà Nẵng, cảm ơn những người bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình nghiên cứu.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

Trần Thị Thu Hằng- Lớp 09SGC

LỜI CẢM ƠN

3

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU ................................................... Error! Bookmark not defined.

1. Lý do chọn đề tài......................................... Error! Bookmark not defined.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................... Error! Bookmark not defined.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.... Error! Bookmark not defined.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài..... Error! Bookmark not defined.

5. Cơ sơ lí luận và phương pháp nghiên cứu đề tàiError! Bookmark not defined.

6.Đóng góp của luận văn................................. Error! Bookmark not defined.

7. Ý nghĩa của luận văn..................................................................................... 5

8. Kết cấu của đề tài…………………………………………………………..5

B. NỘI DUNG.................................................................................................. 6

Chương 1: NHO GIÁO - LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ NỘI

DUNG CƠ BẢN………………………………………………………………6

1.1. Khát quát về Nho giáo và nội dung cơ bản của Nho giáo…………..........6

1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội hình thành và phát triển của Nho giáo............ 6

1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội hình thành Nho giáo .................................... 6

1.1.1.2. Khái lược quá trình phát triển của Nho giáo........................................ 7

1.1.2. Nội dung cơ bản của Nho giáo ............................................................... 9

1.1.2.1.Quan niệm về vũ trụ.............................................................................. 9

1.1.2.2. Quan niệm về xã hội và chính trị - đạo đức....................................... 10

1.1.2.3. Quan niệm về giáo dục……………………………………………...12

1.2. Vấn đề con người trong triết học Nho giáo ............................................. 13

1.2.1.Quan niệm về con người........................................................................ 13

1.2.1.1. Quan niệm của Nho giáo về bản tính con người và các mối quan hệ xã

hội…………………………………………………………………………...13

4

1.2.1.2. Quan niệm của Nho giáo về chuẩn mực nhân, nghĩa, lễ, trí, tín……23

1.2.2. Quan niệm của Nho giáo về giáo dục, đào tào con người…………….26

1.2.2.1. Đối tượng đào tạo……………………………………………… … . 26

1.2.2.2. Mục tiêu và nội dung đào tạo con người của Nho giáo……………..28

1.2.2.3. Quan niệm về phương pháp và chuẩn mực xây dựng con người……32

1.2.3. Một số mặt tích cực và hạn chế trong quan điểm về con người của Nho

giáo............................................................................................……………..39

Chương 2: ẢNH HƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIÁO VỀ VẤN ĐỀ CON

NGƯỜI ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM..................................................... 42

2.1. Ảnh hưởng của triết học Nho giáo về con người trong xã hội truyền thống

Việt Nam………………................................................................................. 42

2.1.1.Qúa trình Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam ....................................... 42

2.1.2.Ảnh hưởng của Nho giáo đối với con người xã hội Việt Nam thời kì xã

hội phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến .................................................. 43

2.2. Ảnh hưởng của quan niệm về con người trong triết học Nho giáo ở xã hội

Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 48

2.2.1. Về mặt tư tưởng chính trị...................................................................... 49

2.2.2. Về mặt tư tưởng đạo đức, lối sống và văn hóa, giáo dục……………..52

2.2.3. Ảnh hưởng các mối quan hệ trong xã hội............................................. 63

C. KẾT LUẬN……………………………………………………………....77

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………… 79

5

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề con người là một trong những vấn đề luôn luôn được quan tâm dù trong bất

cứ một thời kỳ nào của lịch sử, hay tại bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Trung Hoa

là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới với hơn 4000 năm phát

triển liên tục, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có

thể nói, văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Tại đây,

vấn đề con người là trung tâm của mọi nghiên cứu là đề tài sản sinh ra nhiều học thuyết

triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới. Trong số

các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo.

Nho gia, Nho giáo là những thuật ngữ bắt nguồn từ chữ “nhân” (người), đứng

cạnh chữ “nhu” (cần, chờ, đợi). Nho gia còn được gọi là nhà nho, người đã đọc thấu sách

thánh hiền được thiên hạ trọng dụng dạy bảo cho mọi người sống hợp với luân thường

đạo lý. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên

học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng tử đã hệ thống hoá

những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là nho học hay “Khổng học” -

gắn với tên người sáng lập ra nó.

Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán, Nho

giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn của chế độ phong kiến, nó chuyên đi sâu

giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là

vấn đề con người. Nho giáo là một học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất trong

lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại. Mặc dù ra đời rất sớm nhưng học thuyết Nho giáo đã

sớm phát hiện ra vấn đề con người, bàn về vấn đề con người, đặc biệt là đề cập khá sâu

đến quan niệm con người và đào tạo con người. Đây là một trong những nội dung chủ

yếu của học thuyết Nho giáo.

Nho giáo đã trở thành tư tưởng, văn hoá, in đậm dấu ấn của mình lên lịch sử của

một nửa châu Á trong suốt hai nghìn năm trăm năm qua, và cho đến tận hôm nay, dù tự

giác hay không tự giác, dù đậm hay nhạt, có khoảng một tỷ rưỡi con người đang chịu ảnh

6

hưởng học thuyết Nho gia, học thuyết này đã trở thành cốt lõi của cái mà ta gọi là văn

hóa phương Đông.

Nho giáo cũng đã du nhập và tồn tại ở Việt Nam gần 2000 năm, đã có tác dụng to

lớn đối với xã hội và con người nước ta trong lịch sử, đồng thời cũng để lại những ảnh

hưởng khác sâu đậm đến xã hội và con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu về

vấn đề con người của Nho giáo có ý nghĩa cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo

con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu ảnh hưởng

của vấn đề con người trong triết học Nho giáo đối với xã hội Việt Nam, tôi đã chọn đề tài:

“ Vấn đề con người trong triết học Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt

Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong lịch sử của sự phát triển văn minh, văn hóa nhân loại, vấn đề con người và

tương lai con người luôn giữ vị trí trung tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều

ngành khoa học - xã hội khác mà đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn nhưng chỉ có

triết học mới nhận thức con người một cách toàn diện trong chỉnh thể của nó. Có thể nói

việc nghiên cứu con người không phải là một đề tài mới song nó vẫn là vấn đề luôn luôn

mới.

Vấn đề con người trong triết học Nho gia và ảnh hưởng của nó đến xã hội Việt Nam

là một vấn đề rộng, phong phú đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều nhà nghiên

cứu. Thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến những

nhà nghiên cứu quan trọng ở những phương diện, góc độ khác nhau như:

Trước hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về Nho giáo thông qua các tác

phẩm kinh điển, tiêu biểu như: Khổng học đăng của Phan Bội Châu, Nho giáo của Trần

Trọng Kim… Trong hai cuốn sách này, thông qua việc trình bày, phân tích một số phạm

trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình phát triển của nó, các tác giả đã giới

thiệu cho người đọc những quan niệm của các nhà nho về thế giới, đặc biệt những quan

niệm về con người và xã hội.

7

Cuốn Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm đã phân tích khá kĩ những yếu tố trong

vấn đề con người của Nho giáo cũng như những mặt hạn chế, tích cực của nó, những ảnh

hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam.

Nhìn chung, những cuốn sách trên đều là kết quả của quá trình nghiên cứu

nghiêm túc của những học giả vừa có cả trí tuệ lẫn niềm say mê. Giá trị học thuật của

chúng đã được công nhận và có thể nói, chúng khá bổ ích đối với những người quan tâm,

nghiên cứu về vấn đề con người trong triết học của Nho giáo.

Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về sự thể hiện của Nho giáo trong đời

sống tinh thần của xã hội và con người Việt Nam cũng vô cùng phong phú gắn liền với

tên tuổi của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Tài Thư, Trần Đình Hượu, Trần

Văn Giàu, Vũ Khiêu… Trong một số công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã bắt

đầu từ những phạm trù cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của nó

trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội, mà trong đó vấn đề con người trong triết

học Nho giáo cũng được quan tâm với nhiều ý kiến đánh giá khác nhau.

Công trình Nho học và Nho học ở Việt Nam của GS. Nguyễn Tài Thư đã có nhiều

kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt

Nam trong lịch sử. Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng

Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế

giới quan và nhân sinh quan.

Cuốn sách Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con

người của TS Nguyễn Thị Tuyết Mai do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm

2009 đã viết về vấn đề con người, giáo dục và đào tạo con người trong kho tàng lịch sử

văn minh nhân loại. Trong quan niệm của Nho giáo về con người, tác giả không chỉ dừng

lại ở việc trình bày trên cơ sở Triết học và Giá trị học những mặt tích cực về con người,

về mục đích giáo dục của Nho giáo; nhiệm vụ của người thầy; nguyên tắc, nội dung và

phương pháp giáo dục của Nho giáo, ... mà tác giả cũng chỉ ra những mặt tiêu cực của

Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người. Trên cơ sở đánh giá một cách

khoa học về các quan niệm của Nho giáo, tác giả chỉ ra vai trò và ý nghĩa trong quan

niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người, cơ sở để đề xuất

8

quan điểm về nhân sinh, giá trị nhân sinh và xây dựng nhân cách sống lý tưởng. Bên cạnh

đó, tác giả cũng trình bày quan điểm của cá nhân về sự ảnh hưởng của Nho giáo tới con

người, tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người ở Việt Nam trong lịch sử và hiện tại về

sự nhìn nhận và đánh giá con người.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các bài báo nghiên cứu về đề tài trên được đăng trên các

tạp chí: Nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Triết học…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên rất phong phú và đa dạng có ý

nghĩa to lớn trong việc cung cấp tài liệu cũng như giới thiệu với bạn đọc khi nghiên cứu

về vấn đề con người trong triết học Nho giáo. Tuy nhiên các tài liệu, bài viết đó chưa

nghiên cứu cụ thể, toàn diện mà chỉ đưa ra một cách khái quát, chung chung. Trên cơ sở

tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước và theo yêu cầu của đề tài, ở bài viết

này chúng tôi hy vọng nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề con người trong triết học

Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

 Mục đích của luận văn : Làm rõ những nội dung chủ yếu trong quan niệm của Nho

giáo về vấn đề con người để chỉ ra những giá trị, hạn chế chủ yếu của nó và từ đó rút ra

ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam.

 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, Luận văn tập trung làm rõ những nhiệm vụ

chủ yếu sau:

- Những điều kiện, tiền đề chủ yếu cho sự hình thành và phát triển quan điểm của

Nho giáo về vấn đề con người.

- Trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho

giáo về vấn đề con người.

- Làm rõ một số giá trị và hạn chế chủ yếu trong quan niệm trên của Nho giáo và ảnh

hưởng của vấn đề con người trong triết học Nho giáo đối với xã hội Việt Nam trong lịch

sử.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu vấn đề con người trong triết học Nho giáo và ảnh

hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!