Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề con người trong tác phẩm buồn nôn của jean-paul sartre
PREMIUM
Số trang
94
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1836

Vấn đề con người trong tác phẩm buồn nôn của jean-paul sartre

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BUỒN

NÔN” CỦA JEAN-PAUL SARTRE

Sinh viên thực hiện: Bùi Trần Huyền Trâm

Lớp :15SGC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Đình Tùng

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Trong mỗi giai đoạn lịch sử của triết học, con người luôn là

đối tượng được nghiên cứu đầy đủ và trên nhiều phương diện

nhất. Con người luôn gắn liền với thời đại, không có con người

trừu tượng, mà luôn tồn tại trong một xã hội nhất định, một giai

cấp, một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Trong sự tồn tại, với

những tác động mang tính xã hội – lịch sử, đặc biệt từ vấn đề

giai cấp và vấn đề kinh tế, đã làm cho bản chất con người ngày

càng bị tha hóa, và trong sứ mệnh của mình, triết học đi tì lại cái

bản nguyên của con người, cái con người trong tính toàn vẹn của

nó. Theo Husserl: “Hình thức tha hóa chiếm ưu thế trong xã hội

phương Tây chính là sự tha hóa về tinh thần”.

Xã hội càng giàu có về vật chất, con người càng bị cuốn vào

lối sống thực dụng, thì những giá trị tinh thần ngày bị xem nhẹ,

đặc biệt mặt trái của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã

làm cho tư duy con người ngày càng khô cứng hơn, sự riêng biệt,

tính cá nhân ngày càng bị lãng quên. Triết học hiện sinh ra đời

với mục đích đi tìm sự hiện tồn của con người, tìm lại những giá

trị nhân bản mà thời đại công nghiệp con người đã bỏ qua. Triết

học hiện sinh tìm về đời sống nội tâm, ý thức tự quy và cách thức

phản ứng của con người không phải theo bản năng hay theo một

cách thức nhất định mà phản ứng một cách tự do. Người có tự

do hiện sinh là người hành động vì cảm thấy phải hành động,

hành động để thể hiện sự hiện sinh của chính mình, hành động

để làm sự hiện sinh của mình thêm phong phú và sâu sắc chứ

không phải hành động vì chiều theo số động hay vì truyền thống

hay vì cưỡng ép hay vì một bất kỳ một lý do nào khác mà không

vì sự hiện sinh của chính mình.

2

Jean-Paul Sartre là nhà triết học người Pháp, là một trong

những đại diện hàng đầu của triết học hiên sinh. Ông được biết

đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Buồn nôn (1938), Bức

tường (1938), Tồn tại và hư vô (1943), Những con đường của tự

do (1945-1949), Những người bị cầm tù ở Altona (1960),…

Trong số các tác phẩm để lại tên tuổi của ông với hậu thế chúng

ta phải bàn đến cuốn tiểu thuyết “Buồn Nôn”. Bởi lẽ tác phẩm

đã làm nổi bật được cảm xúc nội tâm của con người, đồng thời

cho chúng ta thấy cảm xúc con người được lột tả thông qua nhân

vật Roquentin. Ông đã mổ xẻ đến kiệt cùng sự nhận thức của

Roquentin về chính mình, về từng động tác, từng cảm giác, từng

tri giác của chính mình để dẫn dắt chúng ta đi đến nhận thức sâu

sắc hơn về con người hiện sinh. Để làm rõ được con người hiện

sinh trong tác phẩm này tôi quyết định chọn đề tài: “Vấn đề con

người trong tác phẩm Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre”góp phần

nghiên cứu giúp chúng ta nhận thức đúng về con người dưới góc

nhìn hiện sinh.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Từ việc phân tích vấn đề con người trong tác phẩm, đề tài

chỉ ra những giá trị những vấn đề về con người đối với tính lịch

sử và xã hội.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát về Jean-Paul Sartre, triết học của ông và tác phẩm

“Buồn Nôn”.

- Phân tích vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn”.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul

Sartre.

3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử là cơ sở nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng những phương pháp

nghiên cứu chủ đạo sau: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử,

đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa.

5. Bố cục của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bố cục đề

tài gồm 2 chương

- Chương I: Khái lược về Triết học của Jean Paul Sartre và tác

phẩm “Buồn Nôn”.

- Chương II: Vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của

Jean Paul Sartre.

6. Tổng quan tài liệu:

Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre là một tác phẩm mang lại giá

trị tinh thần rất lớn cho nhân loại. Chính vì thế, nó luôn được

quan tâm và được nhiều học giả đi sâu vào nghiên cứu trên nhiều

khía cạnh, đặc biệt là về góc độ con người, chủ nghĩa hiện

sinh,… Bởi Buồn Nôn chính là một làn sóng của chủ nghĩa hiện

sinh nên nó đã khơi lên rất nhiều dư luận trái chiều đối với các

học giả. Họ quyết tâm đi nghiên cứu tác phẩm để có thể hiểu rõ

hơn về nội dung của nó, đồng thời họ cũng dành nhiều thời gian

đi nghiên cứu về tác giả Jean Paul Sartre. Trên thế giới cũng như

ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm

Buồn Nôn và tác giả Jean-Paul Sartre, bên cạnh đó, có một số

công trình được viết thành sách.

Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam,

có nhiều tác giả viết về chủ nghĩa hiện sinh như: “Chủ nghĩa hiện

4

sinh và thuyết cấu trúc” của Trần Thiện Đạo; “Triết học hiện

sinh” của Trần Thái Đỉnh; “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam

Việt Nam 1954-1975” (trên bình diện lí thuyết) của Huỳnh Như

Phương… Các tác giả này đã viết nhiều về Sartre nhưng tiểu

thuyết Buồn Nôn chỉ được trình bày một cách ngắn gọn, chưa

tác giả nào dành hẳn một mục nói về tác phẩm quan trọng này.

Mới đây, ở những trang tạp chí văn học, báo,… nhiều bài

viết nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh, bài viết về Jean-Paul

Sartre với Buồn Nôn được nghiên cứu và bàn luận sôi nổi. Các

công trình này đã trình bày một cách khái quát và có hệ thống

quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh cũng như tư tưởng của Sartre.

Đó là những tri thức gợi mở cho những người nghiên cứu chủ

nghĩa hiện sinh.

Francis Jeanson viết cuốn “Sartre” vào năm 1947, do chính

Sartre tái bản dưới tựa “Vấn đề luân lí và tư tưởng của Sartre”,

cuốn sách đi giới thiệu, trình bày lại chính xác, mạch lạc, dễ hiểu

triết lí của Sartre và những vấn đề luân lí nó đặt ra. J.P. Sartre

đặc biệt nhấn mạnh yếu tố xã hội trong khi nghiên cứu một nhà

văn. Điều đó thể hiện trước hết qua sự nghiệp sáng tác của chính

bản thân ông: “Tôi nghĩ rằng trong tôi đã có sự phát triển liên

tục từ tác phẩm Buồn Nôn đến Phê bình lí trí biện chứng. Sự

phát hiện lớn của tôi, đó là các vấn đề xã hội, trong chiến tranh,

tôi đã là người lính trên chiến trận, đó thực sự là nạn nhân của

một xã hội mà anh thuộc về nó, nơi ấy anh không muốn có mặt

và là xã hội đem lại cho anh những luật lệ mà anh không muốn.

Các vấn đề xã hội không có trong tác phẩm Buồn Nôn, nhưng

người ta có thể thấy thoáng qua”. Sartre quan tâm đến việc hòa

nhập con người và thời đại, thống nhất một cách hữu cơ việc

nghiên cứu lịch sử và phân tích tác phẩm của nhà văn.

5

Bài viết “Jean-Paul Sartre - Nỗi đam mê làm người trong thế

kỉ XX” của tác giả Phan Huy Đường. Nó đi vào nghiên cứu về

hiện sinh của Jean-Paul Sartre cùng những tác phẩm của ông.

Với những nội dung như: Một con người quái đản; Một kiếp

sống, tư duy, hành động và sáng tác nghệ thuật phi thường. Cùng

với đó là quan điểm của các nhà hiện sinh lớn như Descartes,

Kant, Hegel khi trả lời 3 câu hỏi: Thực-thể có thực hay không có

thực. Nếu có, bản chất của nó là gì?, Tinh-thần có thực hay

không có thực. Nếu có, bản chất của nó là gì?, Tinh-thần có thể

hiểu thực-thể hay không? Vì sao? để từ đó tác giả có thể đi sâu

nghiên cứu vào tư tưởng và hành động của Sartre.

Các nhà nghiên cứu dành nhiều đánh giá cho chủ nghĩa hiện

sinh của Jean-Paul Sartre như: “Từ hiện tượng học đến triết học

hiện sinh là con đường tất yếu của tư tưởng thế kỉ 20, mà lịch sử

đã chọn Jean-Paul Sartre là người phát ngôn của thời đại”. Tất

cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm

người, cụ thể là: “Hữu thể là một thảm kịch, là phi lí, là hư vô;

con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện. Nhưng con

người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử

của mình bằng những dự phóng”. Những tác phẩm văn học của

Sartre đều bộc lộ tư tưởng triết học của Sartre trong Tồn tại và

Hư vô, đó là: Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người

trong thế giới, một thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi

ở ta một ý nghĩa.

Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu như: Jean￾Paul Sartre là nhà văn dấn thân và nhập cuộc trong cuốn “Sứ

mệnh của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta” của Svetlana viết

năm 2005; “Cửa sổ văn chương thế giới” (Ngô Tự Lập sưu tầm,

tuyển chọn) của Trần Thiện Đạo viết năm 2003; “Về tư tưởng

6

và văn học hiện đại phương Tây” của Phạm Văn Sĩ viết năm

1986.

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC CỦA JEAN￾PAUL SARTRE VÀ TÁC PHẨM “BUỒN NÔN”

1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Jean-Paul Sartre

7

Jean-Paul Sartre là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà

biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người

Pháp. Tác phẩm của ông cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý

thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình văn học, và

vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này.

Ông sinh ngày 21 tháng 05 năm 1905 tại Paris, trong một gia

đình gia giáo và giàu có. Ông là người con duy nhất của Jean￾Baptiste Sartre, một sĩ quan của Hải quân Pháp, và Anne-Marie

Schweitzer. Năm 1907, khi Satre mới có 2 tuổi thì cha của ông

mất vì bị sốt. Bà Anne và đã đưa ông về ở với ông bà ngoại ở

Meudon. Vào năm 1917, khi Sartre 12 tuổi bà Anne Marie tái

giá với ông Joseph Mancy, một kỹ sư và về sau được cử làm

giám đốc xưởng hải quân tại La Rochelle. Cậu Jean-Paul Sartre

đã lớn lên trong một khung cảnh tư sản thành thị, không hề cảm

thấy hạnh phúc khi theo học tại trường trung học La Rochelle và

luôn cảm thấy cô độc.

Vào những năm 1920, khi còn là một thiếu niên, Satre đã bị

triết học thu hút khi ông đọc bài khảo luận “Các dữ liệu trực cảm

của ý thức” của Henri Bergson. Năm 1924, ông đã theo học và

đạt được văn bằng triết học tại Trường Sư Phạm nổi tiếng ở Paris

(École normale supérieure), một trường alma mater của nhiều

nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp. Trong thời gian này

Sartre đã gặp một cô bạn cùng lớp: Simone de Beauvoir – là

người phụ nữ đầu tiên đậu thạc sĩ ở Pháp.

Vào những năm đầu học tại École Normale, Sartre là một

trong những sinh viên quậy nhất trường. Năm 1927, ông cùng

Georges Canguilhem vẽ 1 bức biếm họa về chủ nghĩa chống

quân phiệt trên bản tin của trường, bức tranh này đặc biệt gây

khó chịu cho hiệu trưởng Gustave Lanson. Năm 1933-1934 J.P.

Sartre sang Đức dạy học, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều từ triết

8

học Đức, nhất là Hiện tượng học và những tư tưởng của

Heiddeger.

Cuối thập niên 1930 Sartre bắt đầu viết những tác phẩm lớn

của đời mình, trong đó có La Nausée (Buồn Nôn, 1938), Le Mur

(Bức Tường, 1938), là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn

học phi lý. Năm 1945, sáng lập và chủ trương tạp chí Les Temp

Modernes (Thời mới). Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, ông

thôi dạy học và chuyên tâm vào sáng tác văn học.

Năm 1964, ông lại càng nổi tiếng cùng với việc ông từ chối

giải Nobel văn học. Ông cho rằng giải Nobel không thật sự vô

tư và ông không muốn gắn tên tuổi mình với sự không vô tư ấy.

Vào năm 1970, J.P. Sartre đã bị nhà cầm quyền Pháp bắt giữ vì

bán trên đường phố một tài liệu Mao-ít bị cấm đoán, có tên là

“Lý Do của dân tộc” (La cause du people).. Tuy nhiên, vào đầu

thập niên 1960, cuộc cách mạng kinh tế và xã hội tại xứ Cuba đã

ám ảnh ông J.P. Sartre nhiều hơn.

Chủ nghĩa Hiện sinh của J.P. Sartre mang tính chất vô thần.

Từ việc xác nhận tính chất vô thần trong hệ thống tư tưởng của

mình, J.P. Sartre nhấn mạnh trách nhiệm của con người trong

cuộc đời. Trách nhiệm đó thể hiện ở sự tự lựa chọn của con người

trong từng tình huống cụ thể. Cũng từ đây xuất hiện những quan

niệm tích cực của J.P. Sartre liên quan đến vấn đề người viết.

J.P. Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết

kịch phi lí.

Ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm như Đề cương lí

thuyết tình cảm (Esquisse d’une théorie des émotions, 1939),

khảo cứu [Outline of a theory of the emotions]; Cái tưởng tượng

(L’Imaginaire, 1940), nghiên cứu tâm lí [Psychology of

imagination]; Buồn nôn (La nausée, 1938), tiểu thuyết [Nausea];

Bức tường (Le mur, 1938), truyện [Intimacy]; Tồn tại và hư vô

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!