Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn Đề Chống Thông Tin Xấu Độc Trên Internet Tại Việt Nam Từ Tháng 01 2021 05 2021
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ CHỐNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN INTERNET
TẠI VIỆT NAM TỪ THÁNG 01/2021 - 05/2021
Người hướng dẫn : TS. TRẦN ĐỨC LAI
Sinh viên thực hiện : NGÔ THỊ THU HẰNG
Lớp : D17CQTT02-B
Hệ : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
HÀ NỘI - 2021
Khóa luận tốt nghiệp đại học Lời cảm ơn
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B i
LỜI CẢM ƠN
Qua thời học tập và nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
sinh viên Ngô Thị Thu Hằng đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Vấn đề chống thông
tin xấu độc trên Internet tại Việt Nam từ tháng 01/2021 - 05/202” hiện nay.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Trần Đức Lai – người đã
rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
tại học viện và quá trình thực hiện khóa luận này. Trong thời gian làm việc với thầy, em
không chỉ được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm
việc, thái độ nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết
cho em trong quá trình học tập và công tác sau này.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Đa Phương Tiện đã giúp
đỡ em để có thể hoàn thành trọn vẹn khóa luận này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên, đóng
góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Hằng
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mục lục
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN
INTERNET ...............................................................................................................................5
1.1 Tổng quan về thông tin trên Internet ....................................................................................5
1.1.1 Các đặc điểm của thông tin báo chí và thông tin trên mạng xã hội...................................5
1.1.2 Tình hình cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet hiện nay...........................................9
1.2 Định nghĩa về thông tin xấu độc.........................................................................................12
1.3 Nhận diện thông tin xấu độc trên Internet ..........................................................................14
1.4 Thủ đoạn phát tán thông tin xấu độc trên Internet..............................................................19
1.5 Sự ảnh hưởng của thông tin xấu độc trên Internet..............................................................23
1.5.1 Sự ảnh hưởng của Internet tới đời sống...........................................................................23
Tiểu kết chương 1.....................................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN INTERNET VIỆT NAM
TỪ THÁNG 01/2021 - 05/2021 ..............................................................................................28
2.1 Thực trạng của thông tin xấu độc tại Việt Nam .................................................................28
2.2 Mức độ ảnh hưởng của thông tin xấu độc với công chúng Việt Nam................................30
2.2.1 Xu hướng mới trong thói quen tiếp cận thông tin báo chí của thế hệ trẻ Việt Nam........30
2.2.2 Phân tích case study thông tin xấu độc ảnh hưởng đến công chúng Việt Nam...............32
Tiểu kết chương 2.....................................................................................................................37
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỐNG THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN INTERNET TỪ
THÁNG 01/2021 - 05/2021.....................................................................................................38
3.1 Phân tích một số case study chống thông tin xấu độc trên Internet ...................................38
3.2 Đề xuất giải pháp chống thông tin xấu độc trên Internet ...................................................56
3.2.1 Vấn đề về nhận thức ........................................................................................................56
3.2.2 Vấn đề về pháp luật .........................................................................................................57
3.2.3 Vấn đề về đạo đức ...........................................................................................................59
3.2.4 Vấn đề về giáo dục ..........................................................................................................59
3.2.5 Các biện pháp kỹ thuật ....................................................................................................60
KẾT LUẬN .............................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................63
PHỤ LỤC ................................................................................................................................65
Khóa luận tốt nghiệp đại học Danh mục bảng
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng kênh tiêu biểu thường xuyên phát tán, chia sẻ các thông tin xấu
độc trên internet ra cộng đồng ...................................................................................... 20
Bảng 2.1: Bảng các bài xấu độc tiêu biểu trên mạng xã hội Facebook về sự kiện
Bầu cử................................................................................................................................ 65
Bảng 2.2: Bảng các bài xấu độc tiêu biểu trên các trang tin thiếu thiện chí về sự
kiện Bầu cử....................................................................................................................... 74
Bảng 3.1: Bảng danh sách bài báo phân tích sâu, thiết kế ấn tượng theo hình thức
Longform, Infographic, Mega Story, Special… về các thành tựu xây dựng Đảng
............................................................................................................................................ 39
Bảng 3.2: Bảng danh sách tin bài nổi bật chống thông tin xấu độc trước thềm sự
kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII trên Báo chí............................................................... 42
Khóa luận tốt nghiệp đại học Danh mục hình ảnh
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B 1
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Các đối tượng xấu thường xuyên đăng tải những nội dung bóp méo,
xuyên tạc gây thu hút và kích động công chúng......................................................... 15
Hình 1.2: Khi Bí thư Đinh Tiến Dũng mới nhậm chức, trang tin RFA đã đăng tải
và phân tích một sự việc cũ của ông với những luận điệu xuyên tạc gây nhiễu loạn
lòng tin của người dân .................................................................................................... 16
Hình 1.3: Trang tin Việt Nam Thời Báo với tên miền vietnamthoibao.org thường
xuyên đăng tải các nội dung thật giả lẫn lộn gây hoang mang dư luận.................. 17
Hình 1.4: Bài viết về đối tượng Phạm Thị Đoan Trang với nội dung bóp méo được
đăng tải trên wikipedia - một trang tin được đông đảo người dùng tin tưởng ..... 18
Hình 1.5: Hình ảnh các đối tượng xuyên tạc về hình ảnh lực lượng công an giao
thông Việt Nam................................................................................................................ 21
Hình 1.6: Bắt giữ đối tượng Phạm Thị Đoan Trang tuyên truyền thông tin xấu
độc chống phá Nhà nước ................................................................................................ 22
Hình ảnh 1.7: Tốc độ chia sẻ chóng mặt sau khi clip được lan truyền................... 24
Hình 1.8: Bắt giữ đối tượng Nguyễn Duy Hướng là bác sĩ nhưng có hành vi tuyên
truyền, phát tán thông tin xấu độc ............................................................................... 25
Hình 1.9: Bài viết trên Fanpage lớn, nhiều người theo dõi với nội dung bôi nhọ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.................................................................................... 26
Hình 2.1: Nội dung xấu độc gây kích động, bức xúc lòng dân trước khi Bầu cử
ĐBQH và HĐND diễn ra được đăng tải trên Fanpage với hơn 3 triệu lượt theo
dõi....................................................................................................................................... 29
Hình 2.2: Độ tuổi và thô2ng tin của các ứng viên được nghiên cứu để thực hiện
khảo sát ............................................................................................................................. 31
Hình 2.3: mạng xã hội trở thành kênh tiếp nhận thông tin chủ yếu của giới trẻ .. 31
Case study: Thông tin xấu độc về Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ............................................................................. 32
Hình 2.4: Luận điệu xuyên tạc về tự ứng cử trong Bầu cử Việt Nam được đăng tải
trên trang tin của BBC News Tiếng Việt..................................................................... 34
Hình 2.5: Hành động kêu gọi “tẩy chay bầu cử’ của các đối tượng xấu được đăng
tải trên trang tin RFA Tiếng Việt ................................................................................. 35
Hình 2.6: Lợi dụng dịch covid bùng phát để đăng tải những nội dung gây kích
động, cản trở khi Bầu cử diễn ra .................................................................................. 36
Hình 3.1: Báo chí chính thống liên tục truyền tải nhiều bài viết phân tích sâu,
thiết kế ấn tượng về các thành tựu xây dựng Đảng ................................................... 40
Case study 2: “Xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin xấu độc trên
Internet”............................................................................................................................ 52
Khóa luận tốt nghiệp đại học Danh mục hình ảnh
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B 2
Hình 3.2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mạnh tay xử phát các đối tượng
đăng tin xấu độc về dịch Covid-19 trên mạng xã hội Facebook .............................. 53
Hình 3.3: Xử phạt nghiêm Youtuber Thơ Nguyễn khi đăng tải video có nội dung
mê tí, dị đoan.................................................................................................................... 55
Hình 3.4: Quảng cáo trị đau nhức xương khớp gây ám ảnh trên Youtube ........... 56
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mở đầu
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B 1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Bối cảnh nghiên cứu đề tài:
Tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề chống thông tin xấu độc tại Việt Nam trong
bối cảnh phát triển mạnh mẽ về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin,
cùng với đó là những khó khăn thách thức do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh
tế - tài chính toàn cầu, những vấn đề phức tạp về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các
quốc gia, đặc biệt là trên biển Đông và tình hình COVID-19 diễn biến ngày càng phức
tạp, có thể còn kéo dài; trước những vấn đề khó khăn và phức tạp đó, các thế lực thù
địch, những kẻ xấu lợi dụng vấn đề “dân chủ, “nhân quyền”, “tự do ngôn luận, báo chí...”
tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, thông qua việc đưa lên mạng internet những thông tin sai sự thật, bịa đặt, vu
khống, xấu, độc hại hòng làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước ta.
Lý do chọn đề tài:
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2018, Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc
gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới. Bên cạnh những tiện ích hữu dụng
và những thông tin tích cực, hàng ngày, người dùng Internet Việt Nam, nhất là giới trẻ
thanh niên, học sinh và thậm chí trẻ em bị tác động tiêu cực bởi hàng ngàn thông tin xấu
độc như những hình ảnh bạo lực, kích động, xuyên tạc, vu khống được phát tán tự do
trên không gian mạng gây băng hoại giá trị đạo đức xã hội trong giới trẻ.
Thông tin xấu độc trở thành vấn nạn gây nhức nhối gây ảnh hưởng xấu tới dư
luận xã hội, hoang mang tâm lý và gây bất lợi cho Đảng - Nhà nước Việt Nam. Đáng
chú ý, trong thời gian qua từ tháng 01/2021 - 05/2021 hàng loạt thông tin xấu độc liên
quan đến các sự kiện lớn như Đại hội Đảng XIII, Bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND các cấp, Covid-19… tràn lan trên Internet đã tiếp cận với hàng triệu người đọc.
Lợi dụng điều này các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tiếp tục tăng cường
các hoạt động chống phá cách mạng trên tất cả các lĩnh vực, trong đó chống phá trên
lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là “mũi đột phá”, xuyên tạc về lý luận, gây hoang mang
trong tư tưởng, gây hoài nghi về mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm giảm
sút lòng tin của các tầng lớp nhân dân Việt Nam vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, đến thời điểm này trên thế giới và ngay tại Việt Nam vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu về vấn đề chống thông tin xấu độc trên Internet. Nhận thức được tính
cấp thiết của vấn đề, sinh viên đã nghiên cứu đề tài “Vấn đề chống thông tin xấu độc
trên Internet tại Việt Nam từ tháng 01/2021 - 05/2021”. Nội dung đề tài tập trung nghiên
cứu đến các vấn đề liên quan đến cuộc Bầu cử Quốc Hội khóa XV, Đại hội Đảng XIII…
nhằm làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hiệu quả tác động của thông tin xấu độc đến nhận
thức của công chúng Việt Nam và để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng chống
thông tin xấu độc trên Internet.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mở đầu
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B 2
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận dựa trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đề tài, phân tích mức độ ảnh hưởng của thông tin xấu độc trên Internet đến
công chúng Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 01/2021 - 05/2021 từ đó đề xuất
ra các giải pháp giúp giảm thiểu và ngăn chặn sức lan tỏa của thông tin xấu độc trên
Internet trong thời gian đó và tương lai.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích trên, tác giả khóa luận phải thực hiện một số
nhiệm vụ chính sau:
● Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thông tin xấu độc
và mức độ ảnh hưởng của chúng trên Internet: Khái niệm thông tin xấu độc; đặc
điểm của thông tin xấu độc; thủ đoạn phát tán thông tin xấu độc và mức độ ảnh
hưởng của thông tin xấu độc trên Internet trong giai đoạn nghiên cứu đề tài.
● Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin xấu độc đối với công chúng trên
Internet trong giai đoạn từ tháng 01/2021 - 05/2021.
● Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn sự lan tỏa của thông tin xấu
độc trên Internet.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận có đối tượng nghiên cứu là công chúng Việt Nam những người sử
dụng Internet đặc biệt là giới trẻ, từ đó rút ra giải pháp phòng chống thông tin xấu độc
trên Internet:
● Dữ liệu thứ cấp (facebook, trang tin): nghiên cứu dữ liệu không chỉ đóng khung
trong việc xác định độ lan tỏa của thông tin xấu độc mà còn là sự nhìn nhận toàn
diện về tác động, ảnh hưởng của thông tin xấu độc tới công chúng Việt Nam
● Độ lan tỏa , mức độ ảnh hưởng của thông tin xấu độc
● Đề xuất giải pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận khảo sát, nghiên cứu 3 case study tin cụ thể ở Việt Nam:
● Case 1: Thông tin xấu độc về Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nhằm phân tích, chứng minh tác động của
thông tin xấu độc tới công chúng Việt Nam
● Case 2 + 3: “Chống thông tin xấu độc trước thềm sự kiện Đại hội Đảng lần thứ
XIII diễn ra tại Hà Nội từ ngày 25/01 - 01/02 trên các trang báo chí chính thống”
và “Xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin xấu độc trên Internet” nhằm
đánh giá và đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp.
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mở đầu
Ngô Thị Thu Hằng – Lớp: D17CQTT02-B 3
4.Giả thuyết nghiên cứu
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình thực hiện khóa luận là: Thông tin xấu độc là
gì? Ảnh hưởng của thông tin xấu độc trên nền tảng Internet tới Việt Nam như nào, cụ
thể trong đề tài là với công chúng Việt Nam?
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, khóa luận đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu sau:
● Mức độ lan tỏa của thông tin xấu độc nhanh như thế nào?
● Tác động của thông tin xấu độc đối với mọi người ra sao?
● Giải pháp nào để phòng chống thông tin xấu độc trên Internet?
5.Phương pháp luận
Khóa luận dự kiến sử dụng một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, kết
hợp những chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu về tin giả.
Khóa luận vận dụng phép biện chứng duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch
sử; đường lối của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam về Luật an ninh
mạng trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
5.1 Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận thực tiễn: Khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận thực
tiễn thông tin xấu độc trên Internet. Trên cơ sở thực tiễn, luận án rút ra các số liệu, căn
cứ để quay về làm giàu thêm lý luận về thông tin xấu độc.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp case study
Phương pháp case study là phương pháp nhằm thu thập thông tin toàn diện, có
hệ thống và sâu về các trường hợp đang quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là
một cá nhân, một sự kiện, một giai đoạn bệnh, một chương trình hay một cộng đồng.
Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu về
một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông
tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiện tượng đang quan tâm.
5.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi
là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý.
Ví dụ về các nguồn dữ liệu thứ cấp:
● Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân
cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình,...
● Các bài báo khoa học, báo cáo khóa học tài liệu.
6.Kết cấu đề tài
Bố cục của khóa luận tốt nghiệp đề tài “Vấn đề chống thông tin xấu độc trên
Internet tại Việt Nam từ tháng 01/2021 - 05/2021” gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề về thông tin xấu độc trên internet