Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long :Báo cáo Khoa học Tổng kết đề tài cấp trường
MIỄN PHÍ
Số trang
63
Kích thước
643.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1729

Vấn đề chống bán phá giá trong hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long :Báo cáo Khoa học Tổng kết đề tài cấp trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG

VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI

TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐỐI VỚI LĨNH VỰC

THỦY SẢN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Công Tráng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG

VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI

TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐỐI VỚI LĨNH VỰC

THỦY SẢN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Công Tráng

Thành viên:

- ThS. Bùi Thị Hải Đăng

- ThS. Trần Thị Tâm Hảo

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT

AB Appellate Body Cơ quan phúc thẩm

ACWL Advisory Centre on WTO Law Trung tâm Tư vấn Luật WTO

ADA Anti-Dumping Agreement Hiệp định chống bán phá giá

(thực thi Điều VI của GATT)

DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh

chấp của WTO

DSU

Understanding on Rules and

Procedures Governing the

Settlement of Disputes

Thỏa thuận về các Quy tắc và

Thủ tục giải quyết tranh chấp

EU European Union Liên minh Châu Âu

FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GATT The General Agreement on

Tariffs and Trade

Hiệp định chung về thuế

quan và mậu dịch

MFN Most Favoured Nations Đối xử tối huệ quốc

NME Non – Market Economy Nền kinh tế phi thị trường

Panel Panel Ban hội thẩm

POR The period of review Rà soát hành chính

SCM Agreement on Subsidies and

Countervailing Measures

Hiệp định về trợ cấp và các

biện pháp đối kháng

TPP

The Trans-Pacific Partnership

(TPPA - The Trans-Pacific

Partnership Agreement)

(Hiệp định) Đối tác xuyên

Thái Bình Dương

USTR United States Trade

Representative Đại diện thương mại Hoa Kỳ

VASEP

Vietnam Association of

Seafood Exporters and

Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất

khẩu Thủy sản Việt Nam

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

MỤC LỤC

Phần mở đầu .........................................................................................................1

Chương 1. Cơ sở pháp lý về hành vi bán phá giá và biện pháp chống bán

phá giá ............................................................................................. 10

1.1 Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ........................... 10

1.1.1 Hành vi bán phá giá .............................................................................. 10

1.1.2 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và hậu quả ................ 14

1.1.3 Quy định của WTO về chống bán phá giá ............................................ 17

1.2 Quy định của TPP .................................................................................. 22

1.2.1 Hành vi bán phá giá .............................................................................. 22

1.2.2 Biện pháp chống bán phá giá ................................................................ 23

1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá

giá ............................................................................................................. 27

1.3.1 So sánh pháp luật Việt Nam và TPP, WTO về vấn đề chống bán

phá giá .................................................................................................. 27

1.3.2 Sự cần thiết phải thay đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề chống bán

phá giá .................................................................................................. 31

Kết luận chương 1 .......................................................................................... 36

Chương 2. Thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá của doanh nghiệp

Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản ................................................ 38

2.1 Tình hình tham gia các vụ kiện chống bán phá giá ............................ 38

2.1.1 Bối cảnh chung ..................................................................................... 38

2.1.2 Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba ........................................... 39

2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu liên quan đến thủy sản của

doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................ 45

2.2.1 Vụ kiện DS404: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối với

sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam ................................................. 45

2.2.2 Vụ kiện DS429: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối với

sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam .................................................. 52

Kết luận chương 2 .......................................................................................... 57

Chương 3. Giải pháp nâng cao khả năng kháng kiện bán phá giá theo TPP

trong lĩnh vực thủy sản cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long .................................................................... 58

3.1 Giải pháp về vấn đề quản lý .................................................................. 58

3.1.1 Bộ máy quản lý và công tác quản lý ..................................................... 58

3.1.2 Sự phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan ..................................... 65

3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp ........................................................... 67

3.2.1 Vấn đề nhận thức quy định pháp luật về chống bán phá giá ................ 67

3.2.2 Vấn đề hoạt động thương mại quốc tế .................................................. 71

Kết luận chương 3 .......................................................................................... 74

Kết luận .............................................................................................................. 75

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục 3

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết bởi Bộ trưởng

phụ trách thương mại của 12 quốc gia (chiếm 40% nền kinh tế thế giới), bao gồm:

Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore,

Brunei, Malaysia và Việt Nam1

vào ngày 04/02/2016. Đây là thành quả sau hơn 5

năm đàm phán với hơn 40 phiên làm việc. Mặc dù vào ngày 23/01/2017, Tổng thống

Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh về việc Hoa Kỳ rời khỏi TPP nhưng điều đó cũng

không làm các quốc gia còn lại thôi quyết tâm thực hiện các cam kết trong TPP2

. Với

những nội dung được quy định trong TPP sẽ giúp không chỉ các lĩnh vực truyền thống

như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo

thuận lợi cho dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong

nước nói chung.

Tự do hóa thương mại là một quy luật tất yếu của thị trường, tạo nhiều cơ hội

phát triển kinh tế cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại giúp

những quốc gia kém phát triển như Việt Nam có cơ hội được hợp tác toàn diện, đón

nhận những dự án đầu tư mới, được hỗ trợ tài chính và khoa học công nghệ…, đặc

biệt là việc xóa bỏ dần dần các rào cản thuế quan. Tuy nhiên, vì phải đối mặt với việc

cắt giảm thuế quan nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trở

nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, pháp luật WTO trước đây và TPP hiện nay đều

sớm ban hành các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong

nước. Pháp luật về chống bán phá giá là một trong những công cụ hiệu quả để các

nước thực hiện mục tiêu trên.

Trong WTO, vấn đề chống bán phá giá được quy định trong Hiệp định chung

về thuế quan và mậu dịch – GATT và được cụ thể trong Hiệp định chống bán phá giá

– ADA. Các quy định này của WTO đã và đang trở thành chuẩn mực chung cho pháp

luật của các quốc gia thành viên. Đối với TPP, nội dung về chống bán phá giá được

ghi nhận tại Mục B, Chương VI – Các biện pháp phòng vệ thương mại. Về cơ bản,

TPP tiếp thu hầu hết tinh thần của WTO trong quá trình xây dựng pháp luật về chống

1 https://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Partnership (truy cập lần cuối ngày 25/3/2017).

2 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38706646 (truy cập ngày 27/01/2017).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!