Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG. Ở VIỆT NAM NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VAI TRÒ I U TI T V MÔ C A NGÂN HÀNG TRUNG NG. Đ Ề Ế Ĩ Ủ ƯƠ
Ở Ệ ƯƠ VI T NAM NGÂN HÀNG TRUNG NG
TH C HI N VAI TRÒ NH TH NÀO? Ự Ệ Ư Ế
MỤC LỤC
Môc lôc................................................................................................................................1
Phần I: Tổng quan về vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương.................2
1.1. Ngân hàng trung ương......................................................................................2
1.1.1. Sơ lược sự ra đời của ngân hàng trung ương................................................2
1.1.2. Vị trí và hoạt động của ngân hàng trung ương..............................................2
1.2. Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương............................................3
1.2.1. Chính sách tiền tệ và các công cụ.................................................................3
1.2.2. Thanh tra ngân hàng.....................................................................................10
Phần II: Vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam...13
2.1. Giới thiệu chung về Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam...................................13
2.2. Những thành tựu đạt được của NHNN Việt Nam .........................................14
2.2.1. Hiệu qủa của chính sách tiền tệ....................................................................14
2.2.2. Đổi mới các công cụ quản lý........................................................................15
2.2.3. Hoạt động quản lý các ngân hàng thương mại............................................17
2.3. Một số mặt còn yếu trong hoạt động của NHNN Việt Nam..........................18
2.3.1. Hiệu quả của chính sách tiền tệ đôi khi còn hạn chế...................................18
2.3.2. Quản lý và thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại..................20
2.4. Một số biện pháp hoàn thiện vai trò điều tiết vĩ mô của NHNN Việt Nam...20
2.4.1. Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ...................................................20
1
2.4.2. Nâng cao khả năng hoạch định chính sách tiền tệ.......................................22
2.4.3. Đổi mới hoạt động thanh tra ngân hàng.......................................................23
Phần I
Tổng quan về vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương
1.1. Ngân hàng trung ương
1.1.1. Sơ lược sự ra đời của ngân hàng trung ương
Từ những năm đầu của thế kỷ XV các ngân hàng thương mại ra đời, hoạt động
kinh doanh đa năng nên gọi là ngân hàng thương mại đa năng. Trong thời kỳ này, các
ngân hàng đều có chức năng hoạt động như nhau bao gồm phát hàng giấy bạc ngân
hàng, kinh doanh, nhận tiền gửi của khách hàng, chiết khấu, cho vay, thực hiện các dịch
vụ thanh toán khác... và đương nhiên mục tiêu là lợi nhuận. Để tìm kiếm lợi nhuận, các
ngân hàng bắt đầu cạnh tranh nhau. Trong quá trình cạnh tranh đó, có nhiều ngân hàng
bị phá sản, và tất yếu có nhiều ngân hàng lớn dần lên.
Đến cuối thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô và phạm
vi. Hoạt động của các ngân hàng được chuyên môn hóa ngày càng cao và tách thành hai
nhóm:
+ Một số ngân hàng lớn, uy tín tách ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại,
không kinh doanh tiền tệ nữa, chỉ đảm nhận lệnh phát hành giấy bạc vào lưu thông, mục
tiêu vẫn là lợi nhuận.
+ Các ngân hàng còn lại không phát hành giấy bạc nữa mà chỉ kinh doanh tiền tệ
để kiếm tìm lợi nhuận.
Như vậy thực tế khách quan đã của nền kinh tế xã hội đã hình thành nên hai
nhóm ngân hàng: Nhóm ngân hàng phát hành và các ngân hàng kinh doanh tiền tệ.
Chính hoạt động của các ngân hàng phát hành chính là cơ sở để hình thành nên NHTW
sau này.
1.1.2. Vị trí và hoạt động của ngân hàng trung ương
Cho đến nay, trên thế giới có ba mô hình tổ chức và quản lý của Ngân hàng trung
ương:
+ Ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội (Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa
Kỳ, Ngân hàng dự trữ của Cộng hoà liên bang Đức...)
2