Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

vai trò công nghiệp hoá hiện đại hoá trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
A- Lời nói đầu.
Sau khi giành được thắng lợi mùa xuân 1975, hai miền Bắc-Nam thống
nhất, cả nước ta cùng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước
phải chịu những đảo lộn kinh tế và xã hội với qui mô lớn sau cuộc chiến tranh
ác liệt, lâu dài và tình hình thế giới cũng có những diễn biến không thuận lợi.
Trong thời kỳ 1976-1985 dù có nhiều khó khăn trở ngại nhưng nước ta cũng
đã đạt được một số thành tựu quan trọng.Tuy nhiên đây là vẫn là thời kỳ nền
kinh tế gặp nhiều khó khăn và mẫu thuẫn gay gắt, phát triển chậm chạp thậm
chí giảm sút (năm 79-80: thu nhập quốc dân năm 79 giảm 2%, năm 80 giảm
1,4%); giai đoạn 1981-1985 nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn nhưng tình
hình lại khó khăn hơn do lạm phát nghiêm trọng. Kinh tế đất nước bắt đầu rơi
vào tình trạng khủng hoảng trong khi nguồn viện trợ không còn, nguồn vốn
vay từ các nước Liên Xô và Đông Âu giảm sút; Mỹ vẫn tếp tục bao vây cấm
vận kinh tế, ngăn cản Việt Nam bình thường hoá quan hệ và các tổ chức quốc
tế. Từ thực tiễn đó, Đảng và nhà nước đã có một số chủ trương dần tháo gỡ
những vướng mắc trong cơ chế quản lý. Đến Đại hội Đảng VI đã đưa ra
những quyết sách lớn về đường lối đổi mới nhằm xoay chuyển tình hình và
tạo ra bước ngoặt lớn cho sự phát triển của đất nước ta. Đại hội VII (năm
1991) chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng “từng bước xây dựng
cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hoá” mà yêu cầu với công nghiệp
hoá được đặt ra trong thời kỳ này là “không chỉ đơn giản tăng thêm tốc độ và
tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng
nhanh, hiệu quả cao và lâu bền cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân” cho nên
công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá là nhu cầu tất yếu khách quan trong quá
trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Từ giữa thập niên 90, trên cơ sở những
tiền đề đã đạt được, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh Công nghiệp hoá Hiện đại
hoá phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
1
nghiệp. Đai hội VIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến
lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá”.Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định đường lối công nghiệp hoá
nêu trên.Từ cuối thập kỷ 90,cơ cấu kinh tế nước ta đã được điều chỉnh theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với con đường vừa có những bước đi
tuần tự, vừa nhảy vọt, vừa tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức
cao hơn những thành tựu mới về khoa học công nghệ của các nước đi
trước,từng bước phát triển kinh tế trí thức.
Ngày nay, sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã, đang và sẽ có những
bước phát triển rõ rệt, gặt hái được nhiều thành công, thay đổi bộ mặt đất
nước.Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng, đạt mức
tăng trưởng khá cao;chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số lĩnh
vực và sản phẩm có chuyển biến.Thực hiện có kết quả chủ trương giữ vững
độc lập, tự chủ về kinh tế; có tiến bộ đáng kể trong việc phát huy các nguồn
nội lực của đất nước, của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển; đồng
thời tiếp tụ mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.Cơ cấu của nền kinh tế tiếp tục
có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá và từng bước hiện đại hoá,
phát huy các lợi thế so sánh.nước ta đang từng bước tiến tới những mục tiêu
mà Đảng và nhà nước đã đề ra,rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế
giới.Tình hình hiện nay thế giới có những biến động phức tạp về cả chính trị
và kinh tế. Đảng ta đã nhận định:đối với đất nước ta, các thế lực phản động đế
quốc sẽ vẫn tiếp tục kích động các vấn đề “dân chủ”,“nhân quyền”, dân tộc
tôn giáo, tăng cường hỗ trợ các thế lực phản động và cực đoan trong nước
hòng gây mất ổn định chính trị-xã hội và tạo cớ can thiệp tuy nhiên chúng ta
có thể và cần phải phát huy mọi điều kiện, giữ vững môi trường hoà bình ổn
định để tập trung xây dựng và phát triển đất nước.Mặt khác về kinh tế,kinh tế
thế giới và khu vực có khả năng từng bước phục hồi đà phát triển. Xu thế toàn
cầu hoá sẽ tiếp tục mở rộng.Với việc Trung Quốc và Campuchia đã gia nhập
2